Những Rủi Ro Mà Doanh Nghiệp Gặp Phải Khi Không đóng Bảo Hiểm

Phần 2: Không đóng bảo hiểm, những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải:

 Ở phần trước, chúng tôi đã giúp các bạn có cái nhìn chi tiết về việc không đóng bảo hiểm, chi phí lương của doanh nghiệp vẫn không bị loại khỏi chi phí hợp lý. Tuy vậy đóng bảo hiểm là bắt buộc, vậy doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro gì., hãy cùng chúng tôi hiểu sâu hơn qua bài viết này

  1. Đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội

Tại điểm 1, điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH-13 có quy định:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Tại điều 124, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 có quy định:

“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.”

=> Căn cứ vào các quy định trên:

+ Trước thời điểm ngày 01/01/2018, người lao động không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng không phải đóng bảo hiểm xã hội

+ Sau thời điểm ngày 01/01/2018, người lao động chỉ cần có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên thì được đưa vào đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.

       2. Quy định thời hạn hợp đồng lao động

Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động năm 2012 Các loại hình hợp đồng theo quy định của pháp luật như sau: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Đối với hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng:

Tại khoản 3 Điều 22 BLLĐ năm 2012 có quy định “Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác”.

Do đó, hiện nay nhiều DN đang ký liên tục hợp đồng lao động dưới 3 tháng với người lao động – Người làm việc là công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên – là trái với quy định của pháp luật.

numerals and finance

Hợp đồng thời vụ có thể trở thành Hợp đồng không xác định thời hạn

 Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2012 thì “Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng”.

Điều này có nghĩa là với hợp đồng trước đó của bạn là hợp đồng với công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì sau 30 ngày kể từ ngày hợp đồng đó chấm dứt thì hợp đồng của bạn trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn 24 tháng.

  1. Căn cứ xác định số tiền đóng Bảo hiểm bắt buộc

Điều 17, Nghị định 115/2015 quy định, từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

  1. Những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật

Tại điều 26, nghị định 95/2013/NĐ-CP có quy định về mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định đóng BHXH, BHTN

“ 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụnglao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a). Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b). Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xãhội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

=> KL: Với mức phạt nêu trên, việc trốn đóng BHXH tuy đem lại lợi ích trước mắt- chưa phải đóng tiền bảo hiểm, tuy vậy việc nộp phạt là không tránh khỏi. vậy những thủ tục để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là gì. Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu tại phần 3 bài viết này.

Các bài viết khác:

  • Làm sao điều hành, quản trị doanh nghiệp hiệu quả?Làm sao điều hành, quản trị doanh nghiệp hiệu quả? Những lý do khiến hoạt động SXKD chưa hiệu quả, và giải pháp tận gốc cho các vấn đề
  • Hướng dẫn bảo hiểm, thuế TNCN đối với cá nhân ký hợp đồng lao động nhiều nơiHướng dẫn bảo hiểm, thuế TNCN đối với cá nhân ký hợp đồng lao động nhiều nơi NLĐ đang ký HĐLĐ dài hạn và đóng bảo hiểm bên công ty khác, EDUBELIFE trao đổi về hướng giải quyết tình huống trên cho các DN
  • Hướng dẫn kết chuyển lỗ, giảm thuế TNDN năm 2020 do dịch bệnh CoVidHướng dẫn kết chuyển lỗ, giảm thuế TNDN năm 2020 do dịch bệnh CoVid Chia sẻ, giải đáp các vướng mắc liên quan để công tác kết chuyển lỗ & xác định thuế TNDN phải nộp năm 2020 dễ dàng, thuận lợi hơn
  • Quy trình, thủ tục & kế toán thanh lý TSCĐQuy trình, thủ tục & kế toán thanh lý TSCĐ TSCĐ có giá trị lớn đối với doanh nghiệp. Việc thanh lý TSCĐ cần thực hiện theo 01 quy trình chặt chẽ theo các quy định pháp lý
  • Ms Hồng Trang – EDUBELIFE – Thành viên Ban giám khảo cuộc thi “khởi nghiệp Du lịch thông minh Việt Nam 2019”Ms Hồng Trang – EDUBELIFE – Thành viên Ban giám khảo cuộc thi “khởi nghiệp Du lịch thông minh Việt Nam 2019” Ngày 07/05 vừa qua, Ms Hồng Trang – CEO EDUBELIFE tham dự chấm thi các dự án cuộc thi “Khởi nghiệp Du lịch thông minh Việt Nam 2019”.
  • Những quy định mới của chính sách Thuế tháng 04/2019Những quy định mới của chính sách Thuế tháng 04/2019 EDUBELIFE xin gửi tới các Doanh nghiệp nội dung điểm mới trong chính sách Thuế tháng 04/2019.

Từ khóa » Các Loại Rủi Ro Trong Bảo Hiểm Xã Hội