Câu Lạc Bộ Bóng đá Bà Rịa – Vũng Tàu – Wikipedia Tiếng Việt

Bà Rịa – Vũng Tàu
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Bà Rịa – Vũng Tàu
Biệt danhÓ Biển
Tên ngắn gọnBRVT
Thành lập19912017 (tái lập)
Giải thể2012
Sân vận độngBà Rịa
Sức chứa10.000
Huấn luyện viênNguyễn Minh Phương
Giải đấuV.League 2
V.League 2 - 2023Thứ 9
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Màu áo sân nhà Màu áo sân khách
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ bóng đá Bà Rịa – Vũng Tàu là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Câu lạc bộ hiện đang thi đấu tại V.League 2.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội bóng Bà Rịa – Vũng Tàu hình thành vào năm 1991 và thi đấu ở giải A2 toàn quốc, nhưng sau đó phong trào bóng đá tỉnh đi xuống và gián đoạn trong khoảng thời gian 1997–2006.

Những năm 2000 và giải tán

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006, Đề án bóng đá 2006–2009 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và thực hiện với mục tiêu đào tạo tuyến trẻ, tạo lực lượng và đội dự bị cho tuyến trên. Khi ấy, đội bóng đá tỉnh được thành lập và chơi ở giải hạng Ba quốc gia. Qua tổ chức thi tuyển, đội bóng đá U-15 được hình thành, đi vào đào tạo và huấn luyện theo chương trình 4 năm (2006–2009). Đội được tập trung rèn luyện chuyên môn và học tập văn hóa tại thị xã Bà Rịa. Do chưa được bảo đảm về nguồn nhân lực, công tác tuyển chọn vận động viên từ các phong trào mang tính tự phát, chưa có hệ thống nên trong quá trình tập luyện, cọ xát, Ban huấn luyện tiếp tục sàng lọc ra những vận động vie tiêu biểu cho tuyến trẻ, tuyến tuyển để tập luyện, thi đấu.

Năm 2007, đội bóng đá Bà Rịa – Vũng Tàu xếp thứ nhất bảng D vòng loại, bước vào thi đấu hạng Nhì quốc gia tại Đà Nẵng nhưng thất bại. Năm 2008, đội được Tổng công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng (DIC Group) tài trợ chính và đổi tên thành đội bóng đá DIC Bà Rịa – Vũng Tàu, tuy nhiên, năm này đội cũng không đạt mục tiêu. Năm 2009, DIC Bà Rịa – Vũng Tàu thi đấu xuất sắc ở vòng loại, thắng cả 5 trận, đứng đầu bảng C và tham dự vòng chung kết. Với kết quả thắng đội trẻ Tập đoàn Cao su Đồng Tháp, đội đã hoàn thành mục tiêu của Đề án là thăng hạng Nhì quốc gia.

Năm 2010, lần đầu tiên DIC Bà Rịa – Vũng Tàu tham gia giải bóng đá hạng nhì quốc gia. Tuy gặp nhiều khó khăn, có lúc tưởng như không thể trụ hạng, nhưng cuối cùng DIC Bà Rịa – Vũng Tàu đã trụ hạng thành công.

Ngày 14 tháng 11 năm 2012, huấn luyện viên Nguyễn Trung Hậu của Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên bố đội giải tán và không tham dự Giải hạng nhất 2013.[1]

Tái lập và hướng đến những mục tiêu cao hơn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 9 năm 2017, Câu lạc bộ Bà Rịa – Vũng Tàu chính thức ra mắt để bắt đầu thi đấu ở giải hạng Ba quốc gia 2017. Nhân dịp này, Công ty Cổ phần bóng đá Bà Rịa – Vũng Tàu cũng được thành lập nhờ vốn điều lệ 200 tỷ đồng với mục tiêu phát triển dài hạn, đưa bóng đá thành phố biển từng bước lên chuyên nghiệp.[2]

Câu lạc bộ bắt đầu từ giải Hạng Ba Quốc gia 2017 và nhanh chóng giành quyền thăng hạng lên Hạng Nhì Quốc gia 2018 với chức vô địch bảng B.

Tại giải Hạng Nhì Quốc gia sau đó, câu lạc bộ kết thúc vòng bảng với vị trí nhất bảng B, đủ điều kiện tham dự vòng play-off thăng hạng. Tại vòng bán kết, đội bất ngờ bị Phù Đổng FC loại với tỷ số 2-3 trên chấm phạt đền (hòa 0-0 sau thời gian thi đấu chính thức). Tại trận tranh hạng ba (đội thắng sẽ được thăng hạng lên Giải Hạng Nhất Quốc gia 2019) gặp Phố Hiến, cuối trận đã xảy ra ẩu đả giữa cầu thủ Bà Rịa – Vũng Tàu và tổ trọng tài. Một cầu thủ của đội đã bị phạt 25 triệu đồng và bị cấm vĩnh viễn tham gia các hoạt động bóng đá do VFF quản lý, đồng thời trợ lý trọng tài Huỳnh Quốc Long cũng bị cấm tham gia các hoạt động do VFF quản lý, tổ chức trong 18 tháng, bị phạt 17,5 triệu đồng. Vũng Tàu tiếp tục ở lại Giải Hạng Nhì Quốc gia.

Giải hạng nhất quốc gia 2020

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 16 tháng 8 năm 2019, Bà Rịa – Vũng Tàu bước vào trận chung kết giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia với tư cách là đội chiến thắng trận bán kết (3-1 trước Lâm Đồng). Tại trận đấu này, đội đã đánh bại Trẻ Hà Nội 1-0 và chính thức giành vé trực tiếp tham dự giải hạng Nhất Quốc gia 2020.[3] Lần đầu tiên trong lịch sử đội bóng, Bà Rịa – Vũng Tàu tham dự một giải đấu chuyên nghiệp quốc nội.[4]

Trang phục thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn Hãng áo đấu Nhà tài trợ in lên áo
1 2 3 4
2017–2018 không có SCG không có không có không có
2019 Hàn Quốc Zaicro
2020–2022 Việt Nam Masu
2023 Việt Nam VNS LSP SCGC SCG
2023-2024 Việt Nam Mira
2024- nay Việt Nam Wika LPBank
Áo đấu sân nhà
2017-2018 2021-2022
Áo đấu sân khách
2021-2022

Sân vận động

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Sân vận động Bà Rịa
SVĐ Bà Rịa, Thành phố Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Phòng thay đồ

Sân vận động Bà Rịa được khởi công xây dựng từ năm 2001, ban đầu có sức chứa 8.000 chỗ ngồi. Sau khi giành quyền chơi tại Giải bóng đá hạng Nhì quốc gia 2018, câu lạc bộ Bà Rịa – Vũng Tàu đã quyết định nâng cấp các hạng mục quan trọng tại sân vận động Bà Rịa, và đạt tiêu chuẩn của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC). So với mặt bằng chung của các sân bóng ở Việt Nam hiện tại, sân Bà Rịa nằm trong số những sân bóng hiện đại và chuyên nghiệp.

Năm 2021, đội bóng có sự thay đổi lớn về cơ sở vật chất. Mặt cỏ kim Bermuda được thay thế bằng mặt cỏ Zeon Zoysia cùng hệ thống thoát nước mới, trang bị hệ thống các phòng chức năng: phòng họp báo, phòng thay đồ, phòng VIP, phòng xông hơi,... hiện đại, tiện nghi. Câu lạc bộ cũng tiên phong trong việc ứng dụng hệ thống soát vé điện tử thay cho hình thức bán vé truyền thống.[5]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích của câu lạc bộ
Giải Xếp hạng Năm
Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia Việt Nam Vô địch 2009, 2017
Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia Việt Nam Vô địch 2012, 2019
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia Việt Nam Á quân 2020

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn] Tính đến đầu mùa giải V.League 2 - 2024/25

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Nguyễn Tân
2 HV Việt Nam Nguyễn Thế Dũng
3 HV Việt Nam Nguyễn Toàn Thắng
4 HV Việt Nam Trương Trí Thiện
5 HV Việt Nam Kim Nhật Linh
6 HV Việt Nam Lê Khả Đức
7 Việt Nam Nguyễn Hoàng Chiến
8 TV Việt Nam Nguyễn Quang Thế
9 TV Việt Nam Nguyễn Thanh Xuân
10 Việt Nam Nguyễn Hà Anh Tuấn (Mượn từ Hà Nội)
11 TV Việt Nam Phan Văn Thành Đạt
12 HV Việt Nam Phạm Anh Quân
Số VT Quốc gia Cầu thủ
14 TV Việt Nam Lê Cảnh Gia Huy
15 TV Việt Nam Tô Phương Thịnh
16 TV Việt Nam Trần Trung Dũng
17 Việt Nam Bùi Văn Bình
18 HV Việt Nam Nguyễn Hoàng Minh Nhật
19 TV Việt Nam Nguyễn Quốc Hoàng
20 TV Việt Nam Trần Đình Bảo
21 HV Việt Nam Vi Văn Dũng (Mượn từ Hà Nội)
23 TV Việt Nam Võ Tuấn Phong
24 HV Việt Nam Trương Nhạc Minh
26 TM Việt Nam Nguyễn Nhật Nguyên
28 TM Việt Nam Trần Lâm Hào

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Đến lượt Bà Rịa Vũng Tàu bỏ giải hạng Nhất?”. Báo Dân Trí. 15 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ “Công Vinh giúp bóng đá Bà Rịa-Vũng Tàu lên chuyên”. Báo điện tử VTC News. 9 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ “HLV Trần Minh Chiến đưa Bà Rịa – Vũng Tàu lên hạng Nhất”.
  4. ^ “HLV Trần Minh Chiến đưa Vũng Tàu lên hạng Nhất”.
  5. ^ Hải Đăng (29 tháng 8 năm 2021). “Sở hữu bóng sân bóng 'xịn sò', đội hạng Nhất khiến cả V.League... phát thèm”. bongdaplus.vn. Báo Bóng Đá.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Bóng đá Việt Nam
  • Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF)
  • Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF)
Đội tuyển quốc gia
Nam
  • Đội tuyển
  • U-23
  • U-22
  • U-21
  • U-19
  • U-17
  • U-14
  • Trong nhà
  • Trong nhà U-20
  • Bãi biển
Nữ
  • Đội tuyển
  • U-19
  • U-16
  • U-14
  • Trong nhà
Giải đấu quốc gia
Nam
  • Vô địch
  • Hạng Nhất
  • Hạng Nhì
  • Hạng Ba
  • U-21
  • U-19
  • U-17
  • U-15
  • U-13
  • U-11
  • U-9
  • Trong nhà
  • Trong nhà U-20
  • Bãi biển
Nữ
  • Vô địch
  • U-19
  • U-16
  • Trong nhà
Cúp quốc gia
Nam
  • Cúp Quốc gia
  • Siêu cúp Quốc gia
  • Trong nhà Cúp Quốc gia
Nữ
  • Cúp Quốc gia
Giải đấu giao hữu
  • U-21 Báo Thanh Niên
  • U-19 Báo Thanh Niên
  • Cúp BTV
  • Cúp VFF
  • Cúp VTV–T&T
  • Cúp Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cúp Độc lập
Giải đấu khác
  • Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam
Giải thưởng
  • Quả bóng vàng Việt Nam
  • Fair Play Việt Nam
  • Chiếc giày vàng Việt Nam
Kình địch
Câu lạc bộ
  • Đồng Tháp – Long An (derby miền Tây)
  • Hà Nội – Hải Phòng (derby miền Bắc)
  • Hà Nội – Sông Lam Nghệ An
  • Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (derby Bắc – Nam)
  • Hải Phòng – Quảng Ninh (derby Đông Bắc Bộ)
  • Hoàng Anh Gia Lai – Sông Lam Nghệ An
  • Hồng Lĩnh Hà Tĩnh – Sông Lam Nghệ An (derby Nghệ Tĩnh)
  • Huế – Đà Nẵng (derby đèo Hải Vân)
  • Quảng Nam – Đà Nẵng (derby Quảng Đà)
  • Thanh Hóa – Sông Lam Nghệ An (derby Bắc Trung Bộ)
  • Thể Công – Công an Hà Nội (derby Thủ đô)
Đội tuyển quốc gia
  • Việt Nam – Thái Lan
Lịch sử
  • Tổng quát
  • Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    • các trận đấu
  • Việt Nam Cộng hòa
  • Trận cầu đoàn tụ
Danh sách câu lạc bộ
  • x
  • t
  • s
Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia Việt Nam
Các câu lạc bộmùa giải 2024–25
  • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Hòa Bình
  • Huế
  • Khánh Hòa
  • Long An
  • Phù Đổng Ninh Bình
  • PVF–CAND
  • Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đồng Tháp
  • Trường Tươi Bình Phước
Mùa giải
  • 2000–01
  • 2001–02
  • 2003
  • 2004
  • 2005
  • 2006
  • 2007
  • 2008
  • 2009
  • 2010
  • 2011
  • 2012
  • 2013
  • 2014
  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018
  • 2019
  • 2020
  • 2021
  • 2022
  • 2023
  • 2023–24
  • 2024–25
Giải đấu
  • Câu lạc bộ
  • Cầu thủ
  • Huấn luyện viên
  • Sân vận động
Số liệu thống kêvà giải thưởng
  • Kỉ lục
  • Vua phá lưới
  • Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải
  • HLV xuất sắc nhất mùa giải
  • HLV xuất sắc nhất tháng
  • Cầu thủ xuất sắc nhất tháng
Giải đấu liên kết
  • Cúp Quốc gia
  • Siêu cúp Quốc gia
Nhạc hiệu
  • Những bước chân của rồng
  • Thể loại Thể loại
  • Trang web chính thức
  • x
  • t
  • s
Giải bóng đá Cúp Quốc gia
Các câu lạc bộmùa giải 2024–25
V.League 1
  • Becamex Bình Dương
  • Công an Hà Nội
  • Đông Á Thanh Hóa
  • Hà Nội
  • Hải Phòng
  • Hoàng Anh Gia Lai
  • Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
  • Quy Nhơn Bình Định
  • SHB Đà Nẵng
  • Sông Lam Nghệ An
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thể Công – Viettel
  • Thép Xanh Nam Định
V.League 2
  • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Hòa Bình
  • Huế
  • Khánh Hòa
  • Long An
  • Phù Đổng Ninh Bình
  • PVF–CAND
  • Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Tươi Bình Phước
Mùa giải
  • 1992
  • 1993
  • 1994
  • 1995
  • 1996
  • 1997
  • 1998
  • 1999–00
  • 2000–01
  • 2001–02
  • 2003
  • 2004
  • 2005
  • 2006
  • 2007
  • 2008
  • 2009
  • 2010
  • 2011
  • 2012
  • 2013
  • 2014
  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018
  • 2019
  • 2020
  • 2021
  • 2022
  • 2023
  • 2023–24
  • 2024–25
Nhạc hiệu
  • Những bước chân của rồng
  • Trang web chính thức
  • x
  • t
  • s
Câu lạc bộ bóng đá Bà Rịa – Vũng Tàu – đội hình hiện tại
  • Thanh Tuấn
  • Thế Dũng
  • Thạch Tùng
  • Hoàng Phúc
  • Viết Phú
  • Thanh Hậu
  • Quỳnh Anh
  • Tuấn Em
  • Tấn Thành
  • 10 Hoài Nam
  • 11 Duy Khánh
  • 12 Hoàng Hưng
  • 14 Hoàng Thống
  • 15 Phương Thịnh
  • 16 Ngọc Hùng
  • 17 Văn Thạnh
  • 18 Văn Huy
  • 19 Văn Quang
  • 21 Trung Thành
  • 22 Văn Tám
  • 23 Trung Hiếu
  • 25 Anh Tuấn
  • 26 Anh Tuấn
  • 27 Văn Thái
  • 28 Văn Giang
  • 29 Tiến Phong
  • 30 Văn Chiến
  • 37 Ngọc Đức
  • 39 Hữu Trường
  • 79 Huy Tín
  • Huấn luyện viên: Nguyễn Minh Phương

Từ khóa » Svđ Vũng Tàu