Sân Vận động Bà Rịa – Wikipedia Tiếng Việt

Sân vận động Bà Rịa
Map
Vị trí308 Đường 27 tháng 4, Phước Hưng, Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam
Tọa độ10°30′28,8″B 107°10′23,9″Đ / 10,5°B 107,16667°Đ / 10.50000; 107.16667
Sức chứa10.000
Mặt sânZeon Zoysia
Công trình xây dựng
Được xây dựng2001
Khánh thành2004
Sửa chữa lại2018
Chi phí xây dựng18 tỷ đồng
Bên thuê sân
Câu lạc bộ bóng đá Bà Rịa – Vũng Tàu

Sân vận động Bà Rịa hay SCG Bà Rịa, là một sân vận động phục vụ chủ yếu cho bóng đá, có sức chứa 10.000 chỗ ngồi[1], vị trí tại số 308 đường 27 tháng 4, phường Phước Hưng, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.[2] Đây là sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Bà Rịa – Vũng Tàu và là trụ sở của Học viện Juventus Việt Nam do Câu lạc bộ Juventus nắm giữ.[3]

Năm 2018, dưới sự tài trợ của tập đoàn SCG (Thái Lan), sân bóng được nâng cấp nhiều hạng mục: lắp đặt ghế khán đài A, B, trang bị biển quảng cáo LED, cơ sở vật chất và thay mới mặt cỏ. Sân đạt tiêu chuẩn của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).

So với mặt bằng chung của các sân bóng ở Việt Nam hiện tại, sân Bà Rịa nằm trong số các sân hiện đại và chuyên nghiệp.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động Bà Rịa được khởi công xây dựng từ năm 2001, ban đầu có sức chứa 8.000 chỗ ngồi. Sau khi giành quyền chơi tại Giải bóng đá hạng Nhì quốc gia 2018, CLB Bà Rịa – Vũng Tàu đã quyết định nâng cấp các hạng mục quan trọng tại sân vận động Bà Rịa.

Năm 2019, Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng sân để thi đấu một số trận tại V.League 2019.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đức Đồng (9 tháng 10 năm 2017). “Công Vinh giúp bóng đá Bà Rịa-Vũng Tàu lên chuyên”. VNExpress. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Minh Tiến (16 tháng 7 năm 2004). “Tháng 8-2004: bàn giao đưa vào sử dụng sân vận động Bà Rịa”. Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Thành Huy (1 tháng 11 năm 2020). “Học viện bóng đá Juventus đầu tiên tại Đông Nam Á”. Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Hải Vân (11 tháng 9 năm 2019). “Hướng tới một "Trung tâm bóng đá" uy tín”. Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Thành Văn (11 tháng 7 năm 2019). “TP.HCM sử dụng sân Vũng Tàu”. Bóng Đá Plus. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  • x
  • t
  • s
Các công trình thể thao ở Việt Nam
Sân vận động
Đang hoạt động
  • 19 tháng 8
  • Bà Rịa
  • Bình Phước
  • Buôn Ma Thuột
  • Cao Lãnh
  • Cẩm Phả
  • Cần Thơ
  • Chi Lăng
  • Củ Chi
  • Cửa Ông
  • Đà Lạt
  • Đồng Nai
  • Gò Đậu
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hàng Đẫy
  • Hòa Bình
  • Hoa Lư
  • Hòa Xuân
  • Hoài Đức
  • Kon Tum
  • Lạch Tray
  • Long An
  • Mỹ Đình
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phan Thiết
  • Pleiku
  • Quân khu 7
  • Quy Nhơn
  • Rạch Giá
  • Tam Kỳ
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thanh Trì
  • Thiên Trường
  • Thống Nhất
  • Tiền Giang
  • Tự Do
  • Việt Trì
  • Vinh
  • Vĩnh Long
Ngừng hoạt động
  • An Giang
  • Cột Cờ
  • Tây Ninh
Nhà thi đấu
  • Nhà thi đấu Hà Nam
  • Cung điền kinh Mỹ Đình
  • Nhà thi đấu Phú Thọ
  • Cung thể thao Quần Ngựa
  • Nhà thi đấu Ninh Bình
  • Nhà thi đấu Tân Bình
  • Cung thể thao Tiên Sơn
Trường đua
  • Trường đua đường phố Hà Nội
Trang Commons Hình ảnh Thể loại Thể loại

Từ khóa » Svđ Vũng Tàu