Câu Lệnh Switch Case Và Toán Tử điều Kiện Trong Java - Góc Học IT

Câu lệnh switch case trong Java có ý tưởng giống với C++. Các bạn có thể đọc lại bài Cấu trúc rẽ nhánh switch case và minh họa với C++ để nắm rõ ý tưởng về switch case. Bài này chủ yếu đưa ra các ví dụ sử dụng switch case trong Java để các bạn biết về các trường hợp có thể sử dụng switch case. Ngoài ra, toán tử điều kiện cũng sẽ được nhắc lại trong bài này.

1. Câu lệnh switch case

Câu lệnh switch case cho phép lựa chọn một trong nhiều khối lệnh để thực hiện tùy vào biểu thức được lựa chọn.class Main { public static void main(String[] args) { int number = 44; String size; // switch statement to check size switch (number) { case 29: size = "Small"; break; case 42: size = "Medium"; break; // match the value of week case 44: size = "Large"; break; case 48: size = "Extra Large"; break; default: size = "Unknown"; break; } System.out.println("Size: " + size); } }

Kết quả
Size: Large

Lệnh break trong switch case

Cần sử dụng lệnh break trong mỗi khối lệnh case.... case 29: size = "Small"; break; ...

Nếu không sử dụng lệnh break thì tất cả những trường hợp sau case thỏa điều kiện sẽ được thực thi.class Main { public static void main(String[] args) { int expression = 2; // switch statement to check size switch (expression) { case 1: System.out.println("Case 1"); // matching case case 2: System.out.println("Case 2"); case 3: System.out.println("Case 3"); default: System.out.println("Default case"); } } }

Kết quả
Case 2 Case 3 Default case

Trường hợp default trong switch case

Câu lệnh switch cũng có thêm một trường hợp mặc định (default). Nếu không có case nào thỏa điều kiện thì trường hợp default sẽ được thực thi.class Main { public static void main(String[] args) { int expression = 9; switch(expression) { case 2: System.out.println("Small Size"); break; case 3: System.out.println("Large Size"); break; // default case default: System.out.println("Unknown Size"); } } }

Kết quả
Unknown Size

2. Toán tử điều kiện

Cú pháp:

(bt_logic) ? bt1 : bt2;

Thực hiện bt1 khi bt_logic đúng, thực hiện bt2 khi bt_logic sai.

Ví dụ:

int abs = (a > 0) ? a : -a;

Thay vì sử dụng ifif (x > 0){ y = 1; }else{ y = -1; }

Có thể sử dụng toán tử điều kiện: y = (x > 0) ? 1 : -1;

Ví dụ sử dụng if:if (so % 2 == 0){ System.out.println(so + " la so chan!"); }else{ System.out.println(so + " la so le!"); }

Tương đương với:System.out.println((so % 2 == 0) ? so + " la so chan!" : so + " la so le!");

Toán tử điều kiện giúp làm ngắn gọn code hơn.

  • Lập trình giao tiếp cảm biến DHT với board mạch Arduino
  • Một chương trình Python được thực thi như thế nào?
  • Kỹ thuật cấp phát bộ nhớ động và minh họa với C++
  • Lịch sử ra đời và đặc điểm của ngôn ngữ lập trình Java
  • Mở (open) và đọc (read) tập tin (file) với Python
5/5 - (1 bình chọn)Bài trước và bài sau trong môn học<< Các cấu trúc điều khiển rẽ nhánh if else trong JavaCác cấu trúc điều khiển vòng lặp for và for-each trong Java >>

Từ khóa » Hàm Switch Trong Java