Mệnh đề Switch-case Trong Java - GP Coder (Lập Trình Java)
Có thể bạn quan tâm
Mệnh đề switch-case trong java được sử dụng để thực thi 1 hoặc nhiều khối lệnh từ nhiều điều kiện.
switch sẽ kiểm tra giá trị của một biến (variable), và so sánh biến với từng giá trị khác nhau từ trên xuống dưới, mỗi giá trị cần so sánh được gọi là một trường hợp (case). Khi một trường hợp đúng, khối lệnh của trường hợp đó sẽ được thực thi (execute).
Nếu tất cả các trường hợp đều sai, khối lệnh default sẽ được thực thi. Chú ý, trong cấu trúc của câu lệnh switch, có thể có hoặc không có khối lệnh default.
Khi tìm thấy một trường hợp đúng, khối lệnh của trường hợp đó sẽ được thực thi. Nếu không bắt gặp lệnh break trong khối lệnh này, chương trình sẽ thực hiện tiếp các khối lệnh bên dưới cho tới khi nó bắt gặp lệnh break, hoặc không còn khối lệnh nào để thực thi.
Lệnh break làm chương trình thoát ra khỏi switch.
Chú ý rằng với câu lệnh case phải là một giá trị cụ thể, không thể thực hiện phép tính so sánh hay tính toán trong case. Ví dụ: case (age < 18)
Nội dung
- 1 Trường hợp sử dụng
- 2 Ví dụ về mệnh đề switch-case
- 3 Ví dụ mệnh đề Switch-case nhiều hơn 1 case
- 4 Ví dụ mệnh đề Switch-case khi không sử dụng lệnh break
- 5 Giá trị được chấp nhận trong câu lệnh case
- 6 Vài điểm cần lưu ý khi sử dụng switch
- 7 So sánh giữa if và switch trong lập trình Java
Trường hợp sử dụng
Trong một vài trường hợp, bạn dùng quá nhiều cấu trúc rẽ nhánh dạng if-else, và điều kiện của các mã xử lý này có điểm tương đồng. Bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng cấu trúc switch-case.
Ví dụ: bạn cần xét các tháng trong 1 năm. Chúng ta sẽ cần khá nhiều cấu trúc rẽ nhánh dạng if, if-else hoặc các dạng mở rộng hơn để xét tất cả 12 tháng. Tôi sẽ trình bày cụ thể ví dụ này ở trong phần Ví dụ mệnh đề Switch-case nhiều hơn 1 case.
Ví dụ về mệnh đề switch-case
package com.gpcoder; public class Switchtatement { public static void main(String[] args) { int month = 10; switch (month) { case 1: System.out.println("January"); break; case 2: System.out.println("February"); break; case 3: System.out.println("March"); break; case 4: System.out.println("April"); break; case 5: System.out.println("May"); break; case 6: System.out.println("June"); break; case 7: System.out.println("July"); break; case 8: System.out.println("August"); break; case 9: System.out.println("September"); break; case 10: System.out.println("October"); break; case 11: System.out.println("November"); break; case 12: System.out.println("December"); break; default: System.out.println("Error"); break; } } }Kết quả chương trình trên: October
Ví dụ mệnh đề Switch-case nhiều hơn 1 case
package com.gpcoder; public class Switchtatement { public static void main(String[] args) { int month = 10; switch (month) { case 1: case 3: case 5: case 7: case 8: case 10: case 12: System.out.println("This month has 31 days"); break; case 2: System.out.println("This month has 28 or 29 days"); break; case 4: case 6: case 9: case 11: System.out.println("This month has 31 days"); break; default: System.out.println("Error"); break; } } }Kết quả chương trình trên: This month has 31 days
Ví dụ mệnh đề Switch-case khi không sử dụng lệnh break
Khi không sử dụng từ khóa break trong mệnh đề switch-case. Điều này có nghĩa là các khối lệnh sau case có giá trị phù hợp sẽ được thực thi.
package com.gpcoder; public class Switchtatement { public static void main(String[] args) { int month = 10; switch (month) { case 1: case 3: case 5: case 7: case 8: case 10: case 12: System.out.println("This month has 31 days"); case 2: System.out.println("This month has 28 or 29 days"); case 4: case 6: case 9: case 11: System.out.println("This month has 31 days"); } } }Kết quả chương trình trên:
This month has 31 days This month has 28 or 29 days This month has 31 daysGiá trị được chấp nhận trong câu lệnh case
Các giá trị trong mỗi câu lệnh case phải là các giá trị hằng số tại thời điểm biên dịch (compile-time constant) và có cùng kiểu dữ liệu với giá trị trong switch.
Ví dụ 1
- Line 11: bannanas được đánh dấu final, giá trị nó được biết tại thời điểm compile time, nên case này hợp lệ.
- Line 12: Do apples không được đánh dấu final, mặc dù giá trị nó được biết tại thời điểm compile time, nhưng case này cũng không được chấp nhận.
- Line 13 và 14: hai case này không được chấp nhận, do giá trị của nó chỉ có được tại thời điểm run-time.
- Line 15: case này hợp lệ, giá trị biểu thức này được tính toán tại thời điểm compile-time.
Ví dụ 2
- Line 10: hợp lệ, giá trị này không bị thay đổi và được biết tại thời điểm compile time.
- Line 12: không hợp lệ, do middleName không được đánh dấu là final.
- Line 15: hợp lệ, được đánh dấu final và được biết tại thời điểm compile time.
- Line 18: không hợp lệ, mặc dù được đánh dấu là final nhưng giá trị được truyền từ method nên không biết được giá trị tại thời điểm compile time.
- Line 21, 24, 27: không hộp lệ, do không cùng kiểu dữ liệu với câu lệnh switch (String).
Vài điểm cần lưu ý khi sử dụng switch
- Cách mô tả các trường hợp có thể xảy ra, các bạn có thể mô tả từng trường hợp cụ thể, hoặc gom thành nhóm các trường hợp giống nhau. (case 1: case2: { })
- Luôn phải thông báo kết thúc phần lệnh cần thực thi của mỗi trường hợp hoặc nhóm trường hợp thông qua câu lệnh break.
- Luôn tận dụng câu lệnh default để thực thi những mệnh lệnh đối với trường hợp ngoại lệ (trường hợp khác).
- Switch chỉ hỗ trợ các kiểu dữ liệu:
- byte, short, char, int và các Wrapper class tương ứng.
- enum, String và var (tương ứng với các type trên).
- boolean, long, float, double và kiểu Wrapper tương ứng không được hỗ trợ bởi câu lệnh switch.
Các giá trị trong mỗi câu lệnh case phải là các giá trị hằng số tại thời điểm biên dịch (compile-time constant) và có cùng kiểu dữ liệu với giá trị trong switch.
So sánh giữa if và switch trong lập trình Java
if | switch |
Mỗi if có biểu thức logic bên trong nó để định giá trị là đúng hay sai | Mỗi case trong switch phải là một giá trị cụ thể, không có biểu thức logic bên trong. |
Các biến trong biểu thức có thể định giá trị của bất kỳ kiểu giá trị nào | Biểu thức phải xác định giá trị là byte (Byte), short (Short), char (Character), int (Integer), enum, String, var (tương ứng với các type trên). |
Chỉ một khối lệnh được thực thi | Nếu câu lệnh break bị bỏ qua, thì các câu lệnh từ case đúng trở về sau sẽ được thực hiện. |
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu được các câu điều khiển: if và switch-case được sử dụng rất phổ biến trong quá trình lập trình trên Java.
Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo.
4.504 Nếu bạn thấy hay thì hãy chia sẻ bài viết cho mọi người nhé! Và Donate tác giảSharesChuyên mục: Basic Java Được gắn thẻ: Basic Java, Cấu trúc điều khiển
Mệnh đề if-else trong javaVòng lặp for, while, do-while trong JavaCó thể bạn muốn xem:
- Tránh lỗi NullPointerException trong Java như thế nào? (06/08/2018)
- Mệnh đề if-else trong java (26/10/2017)
- Sao chép các phần tử của một mảng sang mảng khác như thế nào? (27/11/2017)
- Tạo chương trình Java đầu tiên sử dụng Eclipse IDE (19/10/2017)
- Biến trong java (20/10/2017)
Bình luận
bình luận
Từ khóa » Hàm Switch Trong Java
-
Cấu Trúc SWITCH CASE Trong Java Qua VÍ DỤ
-
Mệnh đề Switch-case Trong Java - VietTuts
-
Câu Lệnh Rẽ Nhánh Switch Trong Java - Openplanning
-
Lệnh Switch Trong Java
-
[Tự Học Java] Câu Lệnh Switch Trong Java »
-
[Bài 5] Switch - Case Trong Java (Câu Lệnh điều ...
-
Bài 9 Cách Dùng Switch Case Trong Java - IT For Student
-
Câu Lệnh Switch Case Và Toán Tử điều Kiện Trong Java - Góc Học IT
-
Lệnh IF/ELSE, Lệnh SWITCH/CASE Trong Java - Hoclaptrinh
-
Switch Trong Java | How Kteam
-
VÍ DỤ Switch Trong JAVA
-
Switch Statement Trong Java - Hướng Dẫn Java - Huong Dan Java
-
Cấu Trúc Rẽ Nhánh Switch - Case Trong Java. - Freetuts
-
Cấu Trúc Switch Case Trong Java - KungFu Tech