Cầu Mã Đà Nối Bình Phước Và Đồng Nai Khi Nào Triển Khai?
Có thể bạn quan tâm
Dự án cầu Mã Đà có chủ trương xây dựng từ hơn 13 năm trước (Năm 2007). Tuy nhiên, hiện tại tỉnh Bình Phước muốn triển khai còn tỉnh Đồng Nai lại không khiến dự án "đứng hình". Cầu Mã Đà là ranh giới phân định hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. Vậy Cầu Mã Đà nối Bình Phước và Đồng Nai khi nào triển khai?
Khi mới đây UBND Bình Phước đã kiến nghị Chính phủ xem xét đồng ý việc xây cầu Mã Đà trong buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tuy vừa có thông tin dự kiến xây cầu Mã Đà nối Bình Phước - Đồng Nai nhưng 'Sốt đất' khu vực đường ĐT.753 và nườm nượp ‘cò’ đất kéo về Bình Phước mua bán đất.
I. Cập nhật thông tin mới dự án cầu Mã Đà năm 2022
1. 4 phương án xây cầu Mã Đà kết nối Bình Phước qua Đồng Nai
Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải nêu 04 phương án kết nối Bình Phước qua Đồng Nai sau khi đề xuất mở đường xuyên khu sinh quyển thế giới vấp phải phản đối. Cụ thể:
Phương án một theo đề xuất của UBND tỉnh Bình Phước, là mở rộng ĐT 753, xây cầu Mã Đà kết nối Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên với quốc lộ 1 đi sân bay Long Thành, cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải. Tuy nhiên, qua đánh giá sơ bộ, phương án này có 30 km đi qua vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, ảnh hưởng môi trường theo các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học, Luật Di sản văn hóa; các công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
Nếu làm theo phương án này, tuyến đường dài 86 km, chi phí đầu tư dự kiến gần 2.200 tỷ đồng, vì phải xây các công trình cầu cạn, hầm chui cho động vật qua lại, hàng rào, tường chống ồn, chưa kể khả năng UNESCO không đồng thuận, khu bảo tồn có thể bị thu hồi chứng nhận khu dự trữ sinh quyển. Ngoài ra, thủ tục thực hiện rất phức tạp, quy mô không thể mở quá lớn do ảnh hưởng đến rừng nên sẽ ảnh hưởng khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải.
Phương án 2 theo đề xuất của UBND tỉnh Đồng Nai, toàn tuyến dài 98 km, vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, chạy qua vùng đệm, vào đường vành đai 4, kết nối từ Bình Phước đến quốc lộ 1. Thời gian di chuyển của đường này nhanh do tận dụng tuyến vành đai 4, giảm tải cho các tuyến hiện hữu kết nối từ Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên về cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải.
Ở phương án này, chiều dài đoạn xây dựng mới khoảng 37 km, tận dụng được 30 km đường ĐT 753 đã được đầu tư, ít ảnh hưởng khu dự trữ sinh quyển, chi phí xây dựng thấp hơn. Tuy nhiên theo Viện chiến lược, tuyến này chỉ đi qua Bình Dương, không kết nối trực tiếp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước.
Phương án 3 được Viện chiến lược và phát triển đưa ra, làlàmđường qua vùng đệm, kết nối vào quốc lộ 1. Phương án toàn tuyến dài gần 100 km, phải xây mới 22 km, tận dụng được 30 km ĐT 753 đã đầu tư. Tuy nhiên, đường kết nối với quốc lộ 1 có dân cư đông, nên khó mở rộng hoặc kinh phí đầu tư rất lớn, dự kiến chi phí khoảng 2.230 tỷ đồng. Tuyến này ảnh hưởng môi trường thấp hơn, có thể đáp ứng được các yêu cầu về môi trường.
Phương án 4 là xây đường qua vùng đệm quốc lộ 56B và kết nối quốc lộ 20. Toàn tuyến dài hơn 100 km, chi phi đầu tư dự kiến khoảng 2.230 tỷ đồng, cũng tận dụng được 30 km ĐT 753 đã đầu tư, không ảnh hưởng nhiều đến môi trường và kết nối đến sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải.
2. Tỉnh Bình Phước kiến nghị xây cầu nối Đồng Nai
Mới đây ngày 20/3/2022, UBND Bình Phước đã kiến nghị Chính phủ xem xét đồng ý việc xây cầu Mã Đà với tổng thể quy hoạch giao thông vùng đi qua tỉnh này trong buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Trong buổi làm việc với Bình Phước hôm nay, Thủ tướng đã nghe lãnh đạo tỉnh này báo cáo về hướng tuyến dự án đường bộ từ TP Đồng Xoài qua Đồng Nai, kết nối với các công trình hạ tầng giao thông chiến lược tại khu vực Đông Nam Bộ như tuyến Vành đai 4 TP HCM, cảng Cái Mép - Thị Vải, sân bay Long Thành...
Sau khi thị sát khu vực sông Mã Đà nằm giữa Bình Phước và Đồng Nai, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần quy hoạch, triển khai các dự án ngắn nhất có thể, hiệu quả nhất, giải phóng mặt bằng ít nhất, ít ảnh hưởng tiêu cực nhất. Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương làm việc với UBND các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai và các cơ quan liên quan để thống nhất phương án đầu tư nâng cấp tuyến đường ĐT 753 và xây cầu Mã Đà.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tỉnh Bình Phước ưu tiên dành nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải, trước mắt là giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến cao tốc chiến lược như TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (Bình Phước); Dự án cao tốc đoạn Gia Nghĩa (Đăk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
3. Xây cầu Mã Đà: Từ Bình Phước về sân bay Long Thành chỉ còn 60 phút
Ngày 5/1 vừa qua, cảng hàng không quốc tế Long Thành đã chính thức được khởi công, đây là dự án quan trọng cấp quốc gia, nằm trong top 16 dự án được mong chờ nhất thế giới. Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) là dự án có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Trước diễn biến đó, UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT xem xét các dự án có tính liên kết vùng, trong đó nổi bật là dự án tái xây dựng cầu Mã Đà nối Bình Phước và Đồng Nai.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, với vị trí chiến lược, cầu Mã Đà khi đi vào hoạt động sẽ giúp Bình Phước rút ngắn khoảng cách tới sân bay Long Thành chỉ còn 60 km, mất khoảng 60 phút di chuyển. Bên cạnh đó, khi có cầu Mã Đà, tuyến đường từ Cảng Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) theo quốc lộ 51, tỉnh lộ 767, 761, 753, quốc lộ 14 đi Tây Nguyên, rẽ sang quốc lộ 13 qua Campuchia ra vịnh Thái Lan; Trung chuyển hàng hóa của khu vực Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên, phục vụ việc hội nhập, giao thương kinh tế quốc tế. Khi đó, tỉnh Bình Phước sẽ thuận lợi hơn trong xuất - nhập khẩu hàng hóa.
4. Tỉnh Bình Phước đề xuất táo bạo
Với hiện trạng giao thông đang có, từ Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên muốn về sân bay Long Thành đều phải đi vòng theo các tuyến đường bộ hiện hữu, phải "đi nhờ" qua địa bàn của tỉnh Bình Dương và một phần của TP.HCM, vừa phát sinh chi phí cao vừa giảm sức cạnh tranh.
Vì thế, UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT xem xét các dự án có tính kết nối vùng, trong đó nổi bật là kiến nghị xây dựng cầu Mã Đà (nối Bình Phước - Đồng Nai) và kiến nghị xây dựng tuyến cao tốc nối Chơn Thành (Bình Phước) - Thủ Dầu Một (Bình Dương) - TP.HCM.
Trong đó, với kiến nghị xây dựng cầu Mã Đà - nối giữa đường ĐT753 (Bình Phước) và đường ĐT761 (tỉnh Đồng Nai) - có thể xem là một đề xuất táo bạo. Vị trí đề xuất trước đây từng có một cây cầu nhưng đã bị đánh sập trong thời kỳ chiến tranh (hiện vẫn còn mố cầu).
Sở dĩ việc xây cầu nhiều năm nay không được thực hiện là do Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai (giáp Vườn quốc gia Cát Tiên và hồ Trị An) được hình thành. Đây là khu dự trữ sinh quyển đã được UNESCO công nhận, vì vậy phía cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai chưa đồng thuận làm cầu Mã Đà vì lo ngại ảnh hưởng tới khu bảo tồn.
Một cán bộ tỉnh Bình Phước cho rằng rất cần sự chia sẻ của tỉnh Đồng Nai vì phải có cầu Mã Đà thì mới thoát cảnh "đường chờ cầu" khi đường ĐT753 đã được trải nhựa từ trung tâm thành phố Đồng Xoài tới bờ sông Mã Đà.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Phước, nếu có cầu Mã Đà, khoảng cách từ trung tâm của Bình Phước về sân bay Long Thành sẽ rút ngắn khoảng 60km, từ đó tạo thuận lợi về giao thông không chỉ cho tỉnh mà các tỉnh Tây Nguyên cũng thêm thuận lợi.
Hiện Chính phủ đã nhận được kiến nghị của Bình Phước, nhưng việc triển khai các bước cụ thể tiếp theo còn chờ sự phối hợp, thống nhất của các địa phương và các bộ, ngành liên quan.
Thời tôi còn công tác, tỉnh Bình Phước muốn làm cầu Mã Đà qua Đồng Nai. Hai tỉnh họp bàn, lo ngại kết nối tuyến đường với 2 tỉnh sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng ở khu bảo tồn nên dừng lại không làm. Tỉnh Bình Phước cũng đình chỉ bến đò tự phát ngang sông Mã Đà. Nay lại có kiến nghị muốn làm cầu Mã Đà để kết nối với tuyến quốc lộ 13C đi xuyên qua khu bảo tồn. Làm đường có nhiều vị trí và phương án khác không đụng đến rừng sao không lựa chọn, lại muốn làm đường xuyên rừng thì liệu có động cơ khác không? Đồng Nai đã đổ bao mồ hôi, nước mắt để bảo vệ rừng mấy chục năm nay, không thể chỉ vì tuyến đường được rút ngắn hơn mà để rừng tự nhiên biến mất vĩnh viễn. Dứt khoát không đụng đến rừng và không nên làm đường qua khu bảo tồn. Nếu cho làm tức là chấp nhận phá bỏ khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bởi đường đi vào rừng sẽ chia cắt đa dạng sinh học, làm thú nhát, không sinh sản được, mất dần, tuyệt chủng và chúng ta sẽ trả giá rất đắt.. Ông Trần Văn Mùi, nguyên giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai5. 'Sốt đất' khu vực đường ĐT.753 sau thông tin đề xuất xây cầu Mã Đà
Khoảng 3-4 ngày nay, đất tại các xã Tân Hưng, Tân Lợi (huyện Đồng Phú) bắt đầu nóng lên khi "cò" đất và giới đầu cơ tụ về đây mua bán đất. Ô tô ngoại tỉnh nườm nượp đi lại trên tuyến đường ĐT 753 (tuyến đường được quy hoạch nối Bình Phước với Đồng Nai qua cầu Mã Đà).
Theo ghi nhận, đoạn từ cầu Cứ (xã Tân Hưng) đến ngã ba Thạch Màng (xã Tân Lợi) dài khoảng 10km nhưng có hàng chục điểm bán đất mọc lên dọc hai bên đường. Nhiều mảnh đất nông nghiệp vừa mới được sang phẳng, cắm cọc phân thành các lô nhỏ. Tuyến đường vốn yên ắng bỗng chốc nhộn nhịp bất thường.
Khu vực ngã ba Thạch Màng thu hút "cò" đất, nhà môi giới về nhiều nhất với hàng chục người, ô tô, xe máy đậu thành hàng dài. "Tuần trước đất ở đây chỉ hơn 100 triệu một mét ngang, nhưng hôm nay giá đất đã tăng gần gấp 3, lên gần 300 triệu một mét ngang" - một người dân nói.
Theo người dân địa phương, trong 3 ngày qua, có hàng ngàn lượt người từ khắp nơi đổ về tuyến đường này tìm mua đất. Giá đất vì thế cũng tăng lên chóng mặt. Nhiều khu vực giá đất tăng từ 30 - 50%, có những vị trí tăng lên gấp 2 lần. Thậm chí, trong ngày, một lô đất có thể "qua tay" đến 2, 3 chủ.
Qua tìm hiểu thực tế một số khu vực vừa được san, gạt mặt tiền đường ĐT.753, một lô đất lớn được "vẽ trên giấy" thành nhiều lô riêng lẻ có diện tích từ 10 - 15 m ngang với chiều dài, từ 50 - 100 m (đối với đất nông nghiệp) và từ 5 m trở lên (đối với đất thổ cư). Giá bán giao động từ 220 - 350 triệu đồng/mét ngang tùy vào vị trí, cao hơn nhiều so với cách đây chỉ vài ngày
5. Nhà đầu tư cần tỉnh táo, tìm hiểu rõ về pháp lý trước khi đầu tư mua bán đất để tránh những rủi ro
Theo một lãnh đạo xã Tân Lợi cho biết ngay khi phát hiện vụ việc đã chỉ đạo các lực lượng kiểm tra, nắm tình hình thực tế. Bước đầu xác định có sự việc mua bán đất qua lại nhiều lần, trong đó có người không nắm rõ thông tin, pháp lý về lô đất. Việc này có thể tạo ra rủi ro về tài chính, an ninh trật tự và bất ổn thị trường.
"Người dân cần tỉnh táo, tìm hiểu rõ về pháp lý trước khi đầu tư mua bán đất đai để tránh những rủi ro tiềm ẩn" - vị lãnh đạo này khuyến cáo.
UBND huyện Đồng Phú đã có văn bản tăng cường công tác quản lý đất đai, xây dựng, khai thác khoáng sản tại các xã, thị trấn.
Chủ tịch huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra sử dụng đất khai thác khoáng sản và hoạt động xây dựng trên địa bàn, các trường hợp tự ý mở đường, mua bán, sang nhượng, tách thửa trái phép, đặc biệt khu vực liên quan đến đề xuất dự án trọng điểm của tỉnh như khu vực đường ĐT 753. Lập hồ sơ xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với trường hợp vi phạm.
"Nơi nào để xảy ra vi phạm thì chủ tịch UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ tịch UBND huyện" - công văn nêu rõ.
II. Thiết kế cầu Mã Đà như thế nào?
Dự án cầu Mã Đà được quy hoạch rộng 11m, có chiều dài hơn 90m, bằng bê tông cốt thép kiên cố, kinh phí khoảng 10 tỷ đồng. Đây là dự án nằm trong tuyến đường dài 29,5km, được tỉnh Bình Phước triển khai từ ngã ba Cây Điệp (thị xã Đồng Xoài) đến sông Mã Đà (ĐT753) với tổng mức đầu tư ngân sách gần 174 tỷ đồng.
Trước đây, cầu Mã Đà nối liền tỉnh lộ 322 (tỉnh lộ 753) của tỉnh Bình Phước và tỉnh lộ 768 (tỉnh lộ 761) của Đồng Nai ra tới ngã ba Dầu Giây. Cây cầu đã bị bom đạn thời chống Mỹ đánh sập, chia cắt hai tỉnh mấy chục năm qua.
III. Hai tỉnh không tìm được tiếng nói chung
Tuy nhiên, Sau khi triển khai gần xong dự án dài 29,5km, tỉnh Bình Phước đề nghị tỉnh Đồng Nai đề nghị phối hợp, triển khai dự án xây cầu Mã Đà thì “ngã ngửa” khi phía Đồng Nai không đồng ý.
Nguyên nhân chính là tỉnh Đồng Nai đưa ra là "ngại" cầu này ảnh hưởng đến khu rừng bảo tồn. Bên cạnh đó, Đồng Nai có chủ trương đóng cửa tuyến đường ĐT761 đi xuyên qua khu bảo tồn.
Theo Sở GTVT tỉnh Đồng Nai, việc xây dựng dự án cầu Mã Đà nối tỉnh Đồng Nai và Bình Phước trong giai đoạn này là không phù hợp với quy hoạch tổng thể dự án đầu tư phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai trong giai đoạn 2013 – 2020 đã được phê duyệt.
Trong tương lai, tỉnh Đồng Nai dự kiến làm một con đường khác men theo hồ Trị An để thay thế con đường đi xuyên qua khu bảo tồn sẽ bị đóng cửa.
Trong một cuộc họp gần đây nhằm thảo gỡ vấn đề trên, tỉnh Đồng Nai cho rằng theo quy hoạch kết nối giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương… sẽ được kết nối qua dự án đường Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, tỉnh Đồng Nai đề nghị Bình Phước nghiên cứu phương án B. Đó là kết nối với quốc lộ 1, sân bay quốc tế Long Thành bằng cách đấu nối vào tuyến đường vành đai 4.
Xem lại: Tiến độ thi công dự án Vành Đai 4 TP HCM
Theo góc nhìn pháp lý, Đồng Nai hoàn toàn không có thẩm quyền chấp thuận hay không chấp thuận việc xây dự án này. Thẩm quyền quyết định, quy hoạch cầu, đường tuyến tỉnh lộ là thuộc Chính phủ, do Bộ Giao thông vận tải cùng tham mưu.
Dù hai tỉnh không có được “tiếng nói chung”, nhưng Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo định hướng về giao thông phục vụ phát triển, Bình Phước cần sớm tham mưu, đề xuất sức thuyết phục cao để tái lập cây cầu chiến lược này.
Về giải pháp kỹ thuật, để giảm thiểu ảnh hưởng đến khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa (Đồng Nai), có thể thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Xây cầu cạn (động vật có thể qua lại, đồng thời ngăn chặn phá rừng...); lắp đặt hệ thống camera giám sát; hệ thống rào chắn 2 bên đường.
Trước đó, khi vận hành đường Hồ Chí Minh đi xuyên Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đường Rừng Sác - Cần Giờ, rừng vẫn được bảo vệ tốt, dù trước đó có nhiều tranh luận về bảo tồn động - thực vật và môi trường.
Một phần cầu Mã Đà là một chứng tích, khẳng định sự tồn tại, phát huy công dụng trong lịch sử, nay cần phải được tái lập để phục vụ khát vọng phát triển. Hy vọng trong một ngày gần, cầu Mã Đà như một “chú ngựa kiêu hãnh” vươn mình nối nhịp đôi bờ, góp phần thúc đẩy tỉnh Bình Phước vươn đến tầm cao mới.
III. Lợi ích của cầu Mã Đà
Đầu tiên: Khi Cầu Mã Đà hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian từ Bình Phước về sân bay quốc tế Long Thành chỉ còn 60 phút.
Cầu Mã Đà có vị trí chiến lược, được kỳ vọng sẽ giúp các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước rút ngắn khoảng cách tới Quốc Lộ 1, sân bay Quốc tế Long Thành.
Khi Cầu Mã Đà được xây dựng xong thì góp phần bắc ngang con sông tiếp giáp giữa hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, đồng thời nối vào Vườn quốc gia Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên
Bên cạnh đó, xe máy, ô tô dễ dàng di chuyển qua cầu Mã Đà và đi theo tuyến đường Bà Hào - sân bay Rang Rang, nối ĐT761 rồi tới thẳng Quốc Lộ 1 nhanh chóng, thay vì phải đi vòng qua tỉnh Bình Dương như hiện nay.
Được biết, Khu bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai có tổng diện tích hơn 100ha, giáp Vườn quốc gia Cát Tiên và hồ Trị An, sông Đồng Nai. Đây là khu vực có ý nghĩa rất quan trọng. Năm 2011, UNESCO khu vực này được công nhận là khu dự trữ sinh quyển cần được bảo tồn. Việc xây dựng dự án cầu Mã Đà là đi ngược lại định hướng chung bảo vệ khu bảo tồn…
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024Nguồn: Invert.vn
Đăng ký theo dõi kênh Bất Động Sản Invert để nhận thông tin các dự án mới nhất.Từ khóa » Cầu Mã đà ở đâu
-
Toàn Cảnh Nơi đề Xuất Xây Cầu Mã Đà Và Tuyến đường "bổ Dọc Rừng ...
-
Làm Cầu Mã Đà Và đường Nối Đồng Nai – Bình Phước: 20 Năm Cân ...
-
Không Làm đường Kết Nối Bình Phước Với Đồng Nai Qua Cầu Mã Đà
-
Tuyến Quốc Lộ 13C Và Cầu Mã Đà Nối Bình Phước - Báo Đấu Thầu
-
Từ đề Xuất Xây Cầu Mã Đà Nghĩ Về Cam Kết Không đánh đổi Môi ...
-
Chọn Phương án Xây Cầu Mã Đà Kết Nối Bình Phước - VnEconomy
-
Xây Cầu Mã Đà, Kết Nối Bình Phước Với Đồng Nai ... - Báo Lao Động
-
Tin Tức Mở Rộng Tỉnh Lộ ĐT753 Và Cầu Mã Đà, Trục Xương Sống đô Thị ...
-
Xây Cầu Mã Đà, Kết Nối Bình Phước Với Đồng Nai: Cần Tính Toán Kỹ
-
Tại Sao Chưa Xây Cầu Mã Đà Kết Nối Bình Phước - Đồng Nai?
-
2 Tỉnh Tranh Cãi Vì 1 Cây Cầu - Tuổi Trẻ Online
-
Cầu Mã Đà Và Tuyến đường Kết Nối Bình Phước Với Đồng Nai Sẽ đi ...
-
Bình Phước Muốn Kết Nối Trực Tiếp Với Đồng Nai Qua Tuyến đường ...