Câu Mở Rộng Thành Phần - Top Lời Giải

Trong cấu trúc câu, ngoài những thành phần quan trọng như: Chủ ngữ, vị ngữ các em học sinh còn được tiếp xúc với các câu mở rộng thành phần. Vậy câu mở rộng thành phần là gì? Cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mục lục nội dung Câu mở rộng thành phầnVai trò câu mở rộng thành phầnMở rộng câu bằng cách dùng cụm chủ - vịCâu có chủ ngữ là cụm chủ – vị (C-V):Câu có thành phần vị ngữ là cụm C – V:Câu có thành phần phụ ngữ là cụm C -V:

Câu mở rộng thành phần

- Câu mở rộng thành phần là câu có thành phần chính như chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng hoặc thêm thành phần phụ cho câu nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt. 

- Các thành phần phụ mở rộng có thể có cấu trúc giống như một câu đơn được gọi là cụm chủ – vị (C-V).

Ví dụ: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

- Câu đơn mở rộng từng phần là thành phần cấu tạo của câu gồm một mệnh đề duy nhất (chủ ngữ vị ngữ), gọi là câu đơn mở rộng từng phần.  

Ví dụ:

Cái bàn này bị gãy chân

Mít nhà mình ra quả rất thơm

Câu mở rộng thành phần

Vai trò câu mở rộng thành phần

Câu mở rộng có vai trò:

+ Làm phong phú thêm tư duy và thu hút sự chú ý của người đọc đến từng chi tiết trong câu.

+ Nâng cao nhận thức của học sinh về sự đa dạng của cấu trúc câu

+ Cụ thể và chi tiết hóa sự diễn đạt

+ Đơn giản hơn chỉ để tạo độ dài cho câu

Mở rộng câu bằng cách dùng cụm chủ - vị

Trong một câu hoàn chỉnh, các thành phần: Chủ ngữ, vị ngữ, các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ đều có thể được cấu tạo nên từ các cụm chủ vị.

Kết cấu C – V: Cụm C – V tương đương với câu đơn bình thường (nghĩa là câu đơn có hai thành phần chủ ngữ – vị ngữ). Nhưng cụm C – V khác câu đơn bình thường ở một số đặc điểm:

- Không đứng độc lập mà nó chỉ là thành phần của câu hoặc của cụm từ trong câu.

- Cụm C – V có khả năng trở thành câu đơn bình thường, chứ không đồng nhất với câu đơn bình thường.

Câu có chủ ngữ là cụm chủ – vị (C-V):

+ Những chú bướm đầy màu sắc bay đi bay lại hút nhụy hoa.

+ Bà đi lễ ở đình về chia quà cho các cháu.

+ Cái xe anh ấy mới mua là một chiếc xe đắt tiền.

Câu có thành phần vị ngữ là cụm C – V:

+ Cô bán hoa kia làm việc không lúc nào ngơi.

+ Quyển truyện này được viết phối hợp với hình ảnh rất đẹp.

+ Ông nội có mái tóc đã bạc phơ.

+ Cái ghế bị hỏng chỗ để tay.

+ Em tôi có một cuốn sách rất hay và ý nghĩa.

Câu có thành phần phụ ngữ là cụm C -V:

+ Lớp đã làm xong bài tập khi thầy vừa kết thúc tiết dạy.

+ Câu chuyện cảm động ngày hôm ấy đã in sâu vào tâm trí của tôi.

+ Chúng tôi cũng không nhớ anh ấy đã từng gặp Lan hay không.

+ Bác mong các cháu mai sau lớn lên trở thành những công dân có ích cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

Từ khóa » đặt 1 Câu đơn Mở Rộng Thành Phần