Đặt 8 Câu đơn Mở Rộng Thành Phần Câu - Hoc24

1) Cái áo mẹ mới mua là đồ hiệu. Ở câu này, "Cái áo mẹ mới mua" là CHỦ NGỮ, "Là đồ hiệu" là VỊ NGỮ. CHỦ NGỮ "Cái áo mẹ mới mua" là 1 cụm DT có "Mẹ mới mua" bổ nghĩa cho DT "Cái áo". Do đó "Mẹ mới mua" là cụm C - V làm mở rộng thành phần CHỦ NGỮ. Trong cụm C - V, chủ ngữ là "mẹ", vị ngữ là "mới mua". => Đây là câu mở rộng chủ ngữ. 2) Cậu ấy làm tôi thất vọng. Ở câu này, "Cậu ấy" là CHỦ NGỮ, "Làm tôi thất vọng" là VỊ NGỮ. VỊ NGỮ "Làm tôi thất vọng" là 1 cụm ĐT có "Tôi thất vọng" bổ nghĩa cho ĐT "Làm". Do đó "Tôi thất vọng" là cụm C - V làm mở rộng thành phần VỊ NGỮ. Trong cụm C - V, chủ ngữ là "tôi", vị ngữ là "thất vọng". => Đây là câu mở rộng vị ngữ.

3)- Lan học giỏi làm cho bố mẹ rất vui. ( dùng cụm C - V để mở rộng cả chủ ngữ và vị ngữ )

4_ Cái bàn này chân bị gãy. ( dùng cụm C - V để mở rộng vị ngữ )

5_ Nó cười khiến cả nhà cười theo. ( dùng cụm C - V để mở rộng cụm động từ )

6)

– Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Trong đó:

– Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám thành công (chủ ngữ có kết cấu cụm C — V), trong đó:

+ Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám.

+ Vị ngữ: Thành công.

– Vị ngữ: Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Ở ví dụ này, ta thấy: Đây là câu có chủ ngữ là cụm C -V.

7)

Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

(Hồ Chí Minh)

Trong đó:

– Trạng ngữ: Khi bắt đầu kháng chiến.

– Chủ ngữ: Nhân dân ta.

– Vị ngữ: Tinh thần rất hăng hái (vị ngữ có kết cấu cụm C – V), trong đó:

+ Chủ ngữ: Tinh thần.

+ Vị ngữ: Rất hăng hái.

– Đây là câu có vị ngữ là cụm C – V.

8)

Từ khóa » đặt 1 Câu đơn Mở Rộng Thành Phần