Câu Phủ định Là Gì? – Khái Niệm Và Chức Năng - Giáo Viên Việt Nam

Ngoài các câu hỏi: “Câu nghi vấn là gì?”, “Câu trần thuật là gì?”, “Câu cảm thán là gì?” thì “Câu phủ định là gì?” cũng được tìm hiểu nhiều. Bởi đây là loại câu quan trọng và phổ biến trong chương trình học của các em học sinh.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Mục lục 1 Khái niệm câu phủ định là gì? 2 Chức năng của câu phủ định

Khái niệm câu phủ định là gì?

Câu phủ định là câu phủ nhận, phản bác, phản đối một ý kiến, sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.

Trong câu phủ định chứa các từ phủ định. Như: không, không phải, chẳng phải, đâu có,…

Ví dụ:

– Hôm qua Lan không đi học

– Tôi không phải là người đã làm chuyện đó

– Minh đâu có đi họp lớp vào tuần tới

=> Tham khảo thêm bài viết câu nghi vấn là gì? 

Chức năng của câu phủ định

Câu phủ định mang hai chức năng tiêu biểu:

– Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. Đây gọi là câu phủ định miêu tả.

Ví dụ: Trời không lạnh lắm!

– Phản bác một ý kiến, một nhận định hay còn gọi là câu phủ định bác bỏ.

Có thể bạn quan tâm: Câu nghi vấn - Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng hiệu quả nhất

Ví dụ: Không, Ông giáo ạ! (Lão hạc – Nam Cao)

Lưu ý: Câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng xuất hiện sau một ý kiến. Hoặc một nhận xét được đưa ra từ trước. Do vậy, câu phủ định không đứng ở vị trí mở đầu đoạn hoặc bài văn.

Hai loại câu phủ định trên nhiều khi không được thể hiện rõ ràng qua dấu hiệu về hình thức. Lúc đó, ta cần dựa vào hoàn cảnh để xác định. Ngoài hai loại câu phủ định trên còn một loại đó là câu phủ định của phủ định, sẽ cho ta ý nghĩa khẳng định.

Ví dụ: Không phải tôi không hiểu cô ấy!

Với tất cả những điểm kiến thức xoay quanh câu hỏi về câu phủ định nêu trên. Mong rằng các em sẽ nắm vững được loại câu này!

Hoài Thương ST

5 / 5 ( 3 bình chọn )

Từ khóa » Chức Năng Câu Phủ định Ví Dụ