Cầu Phước Khánh - Thông Tin Tổng Quan & Cập Nhật Tiến độ

Cầu Phước Khánh nằm trong dự án Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc Bắc Nam, là một trong 2 cầu tĩnh không thông thuyền lớn nhất Việt Nam. Cầu này bắc qua sông Lòng Tàu, kết nối Huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Huyện Cần Giờ (TPHCM).  Đây là cầu dây văng đường bộ cao nhất Việt Nam, với trụ chính cao 135m. Cầu Phước Khánh có chiều dài 3.186km, chiều rộng 21,75m, 4 làn xe, vận tốc cao nhất 100km/h. Trụ chính cao 135m, các trụ còn lại cũng rất cao, có thể ngang với các nhà cao tầng. Cầu có 46 trụ, 1 mố, 24 nhịp đúc hẫng, 1 nhịp phải thi công. Tổng phí xây dựng Cầu Phước Khánh lên đến 3.500 tỷ đồng. Gói thầu J3 đường cao tốc Bến Lức – Long Thành do nhà thầu Cienco 4 (Nhật Bản) thi công và tiến độ đang được đẩy nhanh. Trong bài viết này, Thiện Bình xin cung cấp đầy đủ thông tin về Cầu Phước Khanh, hi vọng sẽ hữu ích cho quý độc giả.

Thiết kế Cầu Phước Khánh

Tổng quan Cầu Phước Khánh

  • Tên dự án: Cầu Phước Khánh.
  • Thuộc dự án: Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
  • Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
  • Nhà thầu: thuộc gói thầu J2, J3 do Cienco 4 (Nhật Bản).
  • Tổng vốn: 3.500 tỷ đồng.
  • Tổng chiều dài: 3.186 m.
  • Khẩu độ nhịp chính: 300 m.
    • Sơ đồ nhịp toàn cầu: 149,5 + 300 + 149,5 m = 599 m.
    • Cầu dẫn phía Đồng Nai: 41 + 11 × 70 + 41 = 852 m.
    • Cầu dẫn phía Thành phố Hồ Chí Minh: 41 + 11 × 70 + 41 = 852 m.
  • Mặt cắt ngang cầu: 21,75 m.
  • Điểm đầu: Huyện Cần Giờ (TPHCM).
  • Điểm cuối: Huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).
  • Kiểu cầu: cầu dây văng.
  • Chiều cao trụ chính: 135m.
  • Số làn xe: 4.
  • Vận tốc xe lưu thông: 80km/h khi hoàn thành giai đoạn 1, 100km/h khi hoàn thành.
  • Tĩnh không lưu thông thuyền: 55 m.
  • Thời điểm khởi công: ngày 18/7/2015.

Cầu-Bình-Khánh-Cầu-Phước-Khánh-Cao-tốc-Bến-Lức-Long-Thành

Ý nghĩa Cầu Phước Khánh & Lợi ích khi Cầu Phước Khánh hoàn thành

Kết nối giao thông giữa Cần Giờ và Nhơn Trạch

Huyện đảo Cần Giờ có nhiều tiềm năng nhưng như nàng công chúa ngủ trong rừng bởi hạn chế về giao thông. Cầu Phước Khánh giúp đánh thức những gì còn ẩn giấu bên trong Cần Giờ. Tương tự như vậy đối với Nhơn Trạch – Đồng Nai. Cây cầu là yếu tố quan trọng trong việc giao thương, vận chuyển hàng hóa, đi lại giữa Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Cần Giờ, Nhà Bè (TPHCM).

Hệ thống hạ tầng giao thông liên vùng miền Tây Nam Bộ – Nam Sài Gòn – Đông Nam Bộ được hoàn thiện

Cầu Phước Khánh và Cao tốc Bến Lức – Long Thành là mảnh ghép hoàn hảo cho hạ tầng giao thông giúp cho giao thông từ miền Tây Nam Bộ lên Đông Nam Bộ không đi qua trung tâm TPHCM mà lại đi với tốc độ cao.

Tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành kết nối với Quốc lộ 51, Cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải, Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Sân bay quốc tế Long Thành.

Kinh tế và bất động sản khu Nam cũng hưởng lợi rất nhiều từ công trình cao tốc Bến Lức – Long Thành. Một số dự án khu đô thị ở khu Nam đang có sức hút với khách hàng có thể kể đến như Zeitgeist Nhà Bè (GS Metrocity Nhà Bè cũ) rộng 350ha của ông lớn Hàn Quốc GS E&C, Celesta Rise Nhà Bè từ Keppel Land và Phú Long.

Đọc chi tiết về các dự án HOT khu Nam Sài Gòn:

  • Zeitgeist Xii GS Metrocity Nhà Bè
  • Celesta Rise Nhà Bè, Celesta Heights Nhà Bè.
  • Hiệp Phước Habour View
  • Khu đô thị Mizuki Park

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về dự án ở khu Nam TPHCM, Cần Giờ, xem thông tin hình ảnh, tham quan thực tế dự án, xem bảng giá, chỉ cần liên lạc với chúng tôi theo khung chat nhanh trên trang web này hoặc điện thoại/Zalo 0909190247 – Thiện Bình để được tư vấn nhiệt tình 24/24.

Zeitgeist XII River County 1 GS Metrocity Nhà Bè

Tiến độ Cầu Phước Khánh

Tiến độ năm 2021

Tính đến giữa năm 2021, đã hoàn thành toàn bộ phần móng cọc SPSP và trụ tháp cầu của cầu và trụ tháp cầu. Khối đỉnh trụ K0 có phần dầm đã thi công xong. Các thiết bị vận thăng và cẩu tháp ở hai trụ tháp P15 và P16 đã có. Nhà thầu đã thiết lập hệ thống phao tiêu bảo đảm an toàn hàng hải trong suốt thời gian thi công. Các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, đảm bảo an toàn hàng hải.

Từ tháng 1/2019 đến nay, do vướng quy định tại Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018, trong đó quy định “chưa phân bổ nguồn vốn nước ngoài cho Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam” nên chưa bố trí kế hoạch vốn cho toàn bộ đường cao tốc Bến Lức – Long Thành. Việc thi công cầu Phước Khánh và các gói thầu khác tại Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành buộc phải giãn tiến độ nên việc thi công chậm lại so với dự kiến.

Hàng loạt hạng mục công trình thi công dang dở có giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng gây lãng phí lớn. Việc chậm đưa vào khai thác đường gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế. Một nỗi lo khác chính là công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho dự án.

Vừa qua, vào sáng ngày 21/2/2021, tàu container Phúc Khánh đã đâm gãy cẩu thi công cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ, TPHCM. May mắn là không có thương vong về người, kết cấu cầu không bị ảnh hưởng. Vụ đâm tàu ở cầu Phước Khánh ước tính thiệt hại ban đầu 20 tỷ đồng – là chi phi phí mua mới, lắp đặt cẩu thi công trụ P16 trong vụ va chạm đã bị đổ sập và chìm xuống sông Lòng Tàu. Chủ tàu chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoàn toàn.

Đọc thêm chi tiết Đâm tàu ở cầu Phước Khánh – Thiệt hại 20 tỷ đồng

Tiến độ năm 2020

Trong báo cáo khó khăn, vướng mắc của dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành gửi Thủ tướng, UB QLVNN cho biết cầu Phước Khánh và Bình Khánh có vấn đề về kỹ thuật. Việc lựa chọn thông số gió thiết kế và một số hệ số dùng để thiết kế cho hai cầu này chưa phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.

2 cầu được thiết kế với vận tốc gió là 40 m/giây so với yêu cầu tối thiểu là 45 m/giây tại Việt Nam thì tiềm ẩn nguy cơ kết cấu không đảm bảo an toàn chịu lực khi đưa vào vận hành.

Ngoài ra, xuất hiện hiện tượng nứt xà mũ của hơn 100 trụ cầu trong quá trình thi công. Việc này sẽ ảnh hưởng đến an toàn và tuổi thọ công trình.

Hồ sơ thiết kế còn nhiều điểm bất cập trong bản tính kết cấu như quan điểm thiết kế, việc sử dụng hệ số an toàn thấp trong tính toán kết cấu nên đã xảy ra hiện tượng nứt có tính phổ biến xà mũ trụ.

Tiến độ năm 2019

Thực tế, từ giữa năm 2019 các nhà thầu gói J1 và J3 đã có nhiều thư khiếu kiện của các nhà thầu về việc chủ đầu tư chậm thanh toán, song song với yêu cầu chi trả bổ sung các chi phí có liên quan.

Đặc biệt là nhà thầu gói J3 xây cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu đã dừng thi công từ ngày 20/9/2019. Ngoài ra, những khó khăn về vốn đã dẫn đến chi phí phát sinh của gói thầu J3 khoảng 38 triệu USD (ước tính tổng là 70 triệu USD).

Tiến độ năm 2018

2 trụ dây văng của Cầu Phước Khánh là P15 và P16 vượt tiến độ khoảng 2 tháng so với kế hoạch ban đầu. Cầu Phước Khánh đã hoàn thiện 80%, vượt tiến độ đề ra.

Tiến độ Cầu Phước Khánh

Tháng 7/2018, Gói thầu J3 – Cầu Phước Khánh đã tạm dừng thi công các hạng mục thuộc cầu chính.

Tiến độ cuối năm 2016

Tiến độ Cầu Phước Khánh tháng 11 năm 2016

Lễ động thổ cầu Phước Khánh năm 2015

Ngày 18/7/2015, tại TPHCM, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã tổ chức động thổ gói thầu J3 xây dựng cầu Phước Khánh và cầu cạn nối huyện Cần Giờ, TPHCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Tổng giá trị gói thầu J3 là hơn 2.844 tỷ đồng và gần 4 tỷ Yên Nhật, do liên danh Sumimoto Mitsui và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) thực hiện. Dự án sẽ được hoàn thành sau 42 tháng.

Lễ động thổ cầu Phước Khánh Đọc thêm về Cầu Bình Khánh – Tất cả thông tin cần thiết và tiến độ

Đánh giá post

Từ khóa » Cầu Phước Khánh