Cấu Tạo Của Da Gồm Mấy Lớp - Blog Của Thư
Có thể bạn quan tâm
Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.
Nội dung chính Show- 2. Chức năng của da
- Chức năng của da
- 1. Bảo vệ
- 2. Điều hòa nhiệt độ
- 3. Tiếp nhận cảm giác
- 4. Chức năng bài tiết
- 5. Chức năng nội tiết
- 6. Các chức năng khác của da
- Cấu tạo của da
- Lớp thượng bì (Tầng biểu bì)
- Lớp trung bì (Lớp bì)
- Lớp hạ bì (Lớp mỡ)
- Các loại da
- 1. Da nhờn
- 3. Da nhạy cảm
- 4. Da hỗn hợp
- 5. Da thường
- Da bạn thuộc loại nào?
- Video liên quan
a. Lớp biểu bì
Gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.
* Tầng sừng.
- Đặc điểm:
+ Nằm ở ngoài cùng của da.
+ Gồm những tế bào chết đã hóa sừng xếp sít nhau và dễ bong ra.
Vì vậy, vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy nhỏ trắng bong ra như phấn trắng đó chính là tế bào lớp ngoài cùng của da đã chết và hóa sừng bong ra.
* Lớp tế bào sống.
- Đặc điểm:
+ Nằm dưới lớp sừng.
+ Lớp tế bào có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới thay thế lớp tế bào ở lớp sừng đã bong ra.
+ Có chứa sắc tố qui định màu sắc da. Tạo nên các màu da khác nhau.
- Các tế bào ở lớp tế bào sống dễ hấp thụ tia UV của ánh sáng mặt trời \(\rightarrow\) sạm da, đen da (hình thành sắc tố melalin) thậm chí có thể gây ung thư da \(\rightarrow\) cần phải bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu.
- Biện pháp bảo vệ da:
+ Đội mũ, nón, đeo khẩu trang.
+ Mặc áo chống nắng, áo dài tay.
+ Bôi kem chống nắng, …
b. Lớp bì
- Đặc điểm:
+ Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt.
+ Gồm có thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu.
+ Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần khác. Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da.
- Lớp biều bì có vai trò:
+ Giúp da luôn mềm mại và không thấm nước vì các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn.
+ Trên da có các thụ cảm nằm dưới da, có dây thần kinh nên ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc.
+ Phản ứng khi trời quá nóng hoặc quá lạnh:
Khi trời nóng: mao mạch dưới da dãn \(\rightarrow\) tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi.
Khi trời lạnh: mao mạch dưới da co \(\rightarrow\) cơ chân lông co lại.
c. Lớp mỡ dưới da
- Đặc điểm: chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.
- Một số sản phẩm của da:
+ Tóc tạo nên lớp đệm không khí để chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ.
+ Lông mày ngăn mồ hôi và nước.
* Lưu ý: ta không nên lạm dụng kem, phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì:
+ Khi lạm dụng kem, phấn sẽ gây bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển gây bệnh da cho.
+ Không nên nhổ bỏ lông màu vì lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt nếu nhổ bỏ lông mày thì nước và mồ hôi chảy xuống mắt có thể gây đau mắt và các bệnh về mắt.
@69688@@69689@
2. Chức năng của da
Da là lớp màng sinh học, không chỉ là vỏ bọc ngoài cơ thể mà còn có nhiều chức năng khác nhau như:
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ cho cơ thể luôn ở mức 37oC
- Bài tiết chất độc cơ thể (ure, ammonia, acid uric, ...)
- Tạo vitamin D, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương.
- Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách tránh sự bốc hơi nước làm khô da.
- Thu nhận cảm giác nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…
@69694@
I. Cấu tạo da
Hình 41. Cấu tạo da
Tầng sừng (1) Tầng tế bào sống (2)
Tuyến mồ hôi (3) Dây thần kinh (4)
Cơ co chân lông (5) Lông và bao lông (6)
Tuyến nhờn (7) Thụ quan (8)
Mạch máu (9) Lớp mỡ (10)
Cấu tạo da gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mở dự trữ, có vai trò cách nhiệt.
Lông, móng là sản phẩm của da. Lòng bàn tay và gan bàn chân không có lông. Lông, móng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống.
Loigiaihay.com
Không đơn thuần là vỏ bọc ngoài của cơ thể, da còn giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng như điều hòa nhiệt độ, phản ánh tình trạng sức khỏe, tạo vẻ đẹp của con người… Muốn hiểu rõ hơn về làn da, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Da bao phủ toàn bộ cơ thể con người. (Nguồn: Internet)Da là một trong những cơ quan tuyệt vời và đặc biệt nhất trên cơ thể con người. Tuy nhiên, nhắc đến cơ quan của cơ thể, chúng ta thường bỏ qua da và có khuynh hướng nghĩ về những cơ quan nội tạng với hình thù rõ ràng hơn như tim, gan, thận…
Da còn rất nhiều điều thú vị, bạn cùng BlogAnChoi tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Chức năng của da
1. Bảo vệ
Da là một “hàng rào” giúp chống lại các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài để bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể như hệ thống thần kinh, mạch máu, xương, phủ tạng… Ngoài ra, da còn giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, da còn đóng vai trò chống thấm nhằm tránh sự xâm nhập của nước và các chất lạ khác vào cơ thể.
Các sắc tố melanin cũng giúp bảo vệ chúng ta khỏi tia cực tím nguy hiểm phát ra từ mặt trời. Tuy nhiên, da không thể ngăn chặn hoàn toàn loại tổn thương này. Vì vậy, việc bảo vệ bản thân bằng kem chống nắng, quần áo vẫn rất cần thiết.
Bạn có thể mua kem chống nắng tại đây.
2. Điều hòa nhiệt độ
Thông qua tuyến mồ hôi và mạch máu trong lớp hạ bì, da còn đóng vai trò điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ bên ngoài cao, da sẽ tăng tiết mồ hôi để làm mát cơ thể. Ngược lại, nhiệt độ bên ngoài thấp, các mạch máu dưới da sẽ co lại và giảm tiết mồ hôi để giữ nhiệt cho cơ thể. Thêm vào đó, lớp mỡ dưới da còn giữ vai trò cách nhiệt, giúp giảm bớt ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh đến cơ thể và ngăn ngừa sự mất nhiệt từ cơ thể.
3. Tiếp nhận cảm giác
Chức năng tiếp nhận cảm giác của da giúp chúng ta ý thức được nhiệt độ nóng, lạnh, đau, áp lực, tiếp xúc. Cảm giác này được phát hiện bởi các dây thần kinh ở lớp hạ bì. Nhờ có chức năng cảm giác mà cơ thể có thể thích nghi được với ngoại cảnh và tránh được các tác nhân tiêu cực.
Tuy nhiên, những tổn thương quá mức trên da có thể ảnh hưởng tới chức năng cảm giác. Chẳng hạn như, khi bị bỏng nhẹ mức độ 1 và 2, chúng ta sẽ có cảm giác rất đau. Thế nhưng, bị bỏng nặng ở mức độ 3, chúng ta lại không còn cảm giác này nữa, vì các dây thần kinh trong da đã bị phá hủy.
4. Chức năng bài tiết
Da là hệ thống loại bỏ chất thải lớn nhất của cơ thể. Độc tố được giải phóng qua các tuyến mồ hôi và lỗ chân lông.
5. Chức năng nội tiết
Da là một trong những nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể, thông qua việc sản xuất Cholecalciferol (D3) ở hai lớp dưới cùng của thượng bì. Vitamin D được tổng hợp ở da khi da tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời rất cần thiết cho hệ xương.
6. Các chức năng khác của da
- Da tạo nên vẻ đẹp cho con người.
- Da chứa các tế bào miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật.
- Da phản ánh sâu sắc về tình trạng sức khỏe con người như mắc giun sán làm da xuất hiện sẩn ngứa, mắc bệnh gan có thể gây vàng da, bị bệnh lao lại khiến da sạm đi…
Cấu tạo của da
Cấu tạo của da người. (Nguồn: Internet)Dựa vào mặt cắt ngang, các chuyên gia chia da làm 3 phần chính:
- Lớp thượng bì (Biểu bì)
- Lớp trung bì (Nội biểu bì)
- Lớp hạ bì (Mô dưới da – Mỡ dưới da)
Lớp thượng bì (Tầng biểu bì)
Thượng bì chính là lớp da bên ngoài cùng mà bạn có thể chạm và quan sát với mắt thường. Nó có độ dày trung bình khoảng 0,2 mm tùy từng vùng. Thông thường, lớp thượng bì dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở quanh mắt.
Nhiệm vụ chính của lớp thượng bì là bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vật lạ, bao gồm khói bụi, hóa chất độc hại, nấm, vi khuẩn… Ngoài ra, lớp thượng bì còn có khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, đồng thời ngăn chặn tia cực tím và quyết định màu da nữa đấy.
Các bộ phận khác như nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi… cũng tồn tại ở lớp thượng bì. Từ ngoài vào trong, lớp thượng bì được phân thành 4 phần là lớp sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Ngoại trừ lòng bàn tay và bàn chân còn xuất hiện thêm lớp bóng giữa lớp sừng và lớp hạt.
Lớp sừng: Đây là lớp ngoài cùng của da, bị sừng hóa trở thành mô chết, không còn cấu trúc tế bào. Các mô này xếp chồng lên nhau tạo thành “bức tường” chống thấm, bảo vệ da cũng như ngăn cản sự mất nước.
Lớp hạt: bao gồm 2-3 lớp tế bào, trong bào tương tồn tại vô số hạt nhỏ. Các hạt này đi ra ngoài sẽ tạo thành chất sừng và các lipid thượng bì.
Lớp gai: là lớp dày nhất trong thượng bì. Các tế bào xếp chồng nhau và liên hệ mật thiết với nhau.
Lớp đáy: là lớp trong cùng của thượng bì, nơi sản sinh các lớp tế bào mới liên tục.
Lớp bóng: chỉ hình thành ở vùng da dày như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Lớp bóng thường trong suốt, ít thấm nước, ít cản tia, có vân nhưng không có lông và tuyến bã.
Lớp trung bì (Lớp bì)
Lớp trung bì nằm kế tiếp lớp thượng bì, bao gồm 2 phần cơ bản:
Lớp nhú: Lớp này vô cùng mỏng manh, tùy từng vùng da mà chúng có thể tồn tại hoặc không.
Lớp lưới: Lớp này được cấu tạo từ những bó sợi, sợi keo (elastin), sợi lưới và sợi đàn hồi (collagen). Ở người trẻ tuổi, các bó sợi này liên kết chặt chẽ giúp da săn chắc và đàn hồi. Càng lớn tuổi, collagen càng bị phá hủy nhiều. Lúc này, da sẽ mất đi độ đàn hồi và trở nên nhăn nheo, lão hóa. Ngoài ra, trong lớp lưới còn tồn tại tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông, dây thần kinh và mạch máu.
Lớp hạ bì (Lớp mỡ)
Do chứa nhiều mỡ nên hạ bì còn có tên gọi khác là lớp mỡ dưới da. Ngoài mô mỡ, hạ bì còn có các mô liên kết, mạch máu, thần kinh…
Hạ bì đóng vai trò như một tấm đệm che chở da khỏi những chấn động đột ngột và có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ cơ thể. Lớp hạ bì có độ dày mỏng khác nhau ở nam và nữ, cũng như trẻ em và người lớn hay tùy vào vùng da trên cơ thể.
Ngoài 3 phần chính trên đây, da cũng chứa các thành phần phụ khác như tuyến mồ hôi, tuyến bã, lông móng, mạch máu, mạch bạch huyết, thần kinh, niêm mạc…
Các loại da
Da được chia thành 5 loại cơ bản, bao gồm: da nhờn, da khô, da nhạy cảm, da hỗn hợp và da thường.
1. Da nhờn
Da nhờn khiến gương mặt luôn trong tình trạng bóng dầu. (Nguồn: Internet)Da nhờn là làn da tiết nhiều dầu và có mô nhờn dày. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của loại da này chính là da hay bị bóng dầu khắp mặt, đặc biệt là vùng chữ T (vùng trán, mũi và cằm). Ngoài ra, da còn bị lỗ chân lông to và dễ nổi mụn.
Da nhờn thường gặp ở lứa tuổi dậy thì, những người thường xuyên căng thẳng, stress hay sống trong khí hậu nóng ẩm.
Tham khảo thêm các bài viết về chăm sóc da nhờn qua của BlogAnChoi:
2. Da khô
Da khô rất dễ bị lão hóa. (Nguồn: Internet)Người sở hữu làn da khô thường có lỗ chân lông khá nhỏ, ít nổi mụn sưng, viêm nhưng đôi khi vẫn xuất hiện mụn thịt hoặc mụn đầu đen. Thêm vào đó, làn da còn luôn trong tình trạng khô ráp, hơi sần sùi, thậm chí có vảy nhỏ và bong tróc khi thời tiết hanh khô. Những người sở hữu làn da này cần cải thiện tình trạng càng sớm càng tốt, vì tình trạng da khô kéo dài có thể hình thành nếp nhăn và da lão hóa nhanh chóng hơn.
Bạn có thể xem thêm bài viết: 6 hướng dẫn chọn sản phẩm dưỡng da cho da khô để da luôn mịn mượt
3. Da nhạy cảm
Da nhạy cảm rất khó chăm sóc. (Nguồn: Internet)Da nhạy cảm có thể coi là làn da đặc biệt “khó chiều”. Da khá mỏng và dễ bị kích ứng nên việc chăm sóc da là điều vô cùng khó khăn.
Một số dấu hiệu nhận biết “cô nàng đỏng đảnh” này là:
- Da có thể rất dầu hoặc rất khô;
- Da dễ nổi mụn và mụn dễ viêm;
- Chủ nhân luôn cảm giác bị ngứa, châm chích, khó chịu;
- Da dễ ửng đỏ, rát bỏng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dù chỉ trong thời gian ngắn;
4. Da hỗn hợp
Da hỗn hợp: nơi thừa dầu, nơi thiếu nước. (Nguồn: Internet)Da hỗn hợp là làn da pha trộn của hai hay nhiều loại da khác nhau. Điển hình, da hỗn hợp thường có những vùng da khô và vùng da nhờn.
Loại da này cũng khá “khó tính”. Chúng có thể xem như một môi trường tốt để các nếp nhăn, mụn, các vảy bong tróc hay những vệt ửng đỏ “ghé thăm” vào cùng một thời điểm. Việc chăm sóc da không đúng cách cũng khiến làn da bị tổn thương và nhanh lão hóa.
Bạn có thể mua các sản phẩm chăm sóc da hỗn hợp tại đây.
5. Da thường
Da thường chính là làn da mà mọi cô gái đều ước ao. (Nguồn: Internet)Da thường là chỉ loại da có mức độ cân bằng tốt giữa dầu và nước. Đây là loại da mà bất kỳ ai cũng đều mơ ước.
Da thường căng mịn, lỗ chân lông hầu như không nhìn thấy được, màu da đều, hồng hào và ít nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Có thể nói đây là một làn da “không tì vết” nên chế độ chăm sóc cũng không quá cầu kỳ và phức tạp.
Da bạn thuộc loại nào?
Muốn xác định làn da của mình thuộc loại nào, cách đơn giản là bạn để ý da của mình trông như thế nào dựa trên cơ sở hàng ngày.
Thông thường, làn da dầu thường bóng và lỗ chân lông to. Với da khô, khi dùng tay sờ lên mặt sẽ cảm thấy cứng ráp, khó chịu. Trường hợp da bạn đổ dầu ở một vài vị trí, đặc biệt là vùng chữ T, nhưng vùng khác trên mặt lại khô thì có thể da bạn thuộc loại hỗn hợp. Còn làn da nhạy cảm thì luôn khiến bạn có cảm giác bỏng rát, châm chích hoặc sử dụng mỹ phẩm hay dị ứng.
Để xác định chính xác da mình thuộc loại nào, ngoài phương pháp soi da tại các trung tâm thẩm mỹ, bạn cũng có thể tự kiểm chứng tại nhà bằng 4 bước đơn giản như sau:
Bước 1 – Làm sạch: Trước khi kiểm tra, bạn cần tẩy trang (nếu trang điểm). Sau đó, bạn dùng thêm sữa rửa mặt dịu nhẹ và rửa sạch mặt, rồi thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm.
Bước 2 – Đợi: Bạn cần để da mặt tự nhiên trong 1 tiếng mà không dùng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào. Cách làm này sẽ giúp da tự cân bằng và quay về trạng thái bình thường.
Bước 3 – Thử nghiệm: Bạn sử dụng giấy thấm dầu hoặc tấm giấy mỏng, cắt thành những miếng nhỏ. Tiếp theo, bạn áp các miếng giấy này lên khu vực chữ T cùng hai bên má khoảng 5 phút. Mua giấy thấm dầu tại đây.
Bước 4 – Đánh giá kết quả:
- Da nhờn: Trên giấy thử có rất nhiều dầu.
- Da khô: Giấy thử khô ráo, thậm chí bạn còn cảm thấy rát nhẹ khi lỡ tay miết mạnh lên da.
- Da hỗn hợp: Các miếng giấy ở vùng chữ T (trán, mũi và cằm) có nhiều dầu. Các vùng còn lại trên mặt khô ráo.
- Da thường: Các miếng giấy thử sạch hoàn toàn, không xuất hiện vệt dầu.
Các bạn có thể xem thêm bài viết khác trong chủ đề Kiến thức cơ bản về da của BlogAnChoi: Tất tần tật những điều cần biết về kem chống nắng từ A-Z
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu sơ lược về cấu tạo da và cách nhận biết các loại da để có chế độ chăm sóc phù hợp. Chuyên mục Làm đẹp của BlogAnChoi còn có rất nhiều kiến thức bổ ích khác, đừng quên theo dõi thường xuyên nhé!
Từ khóa » Da Gồm Có *
-
Mô Học Da - Bệnh Viện Quân Y 103
-
CẤU TẠO CỦA DA - Công Ty TNHH Lavichem
-
Nhận Biết Ngay Chức Năng Và Cấu Tạo Của Da - Bệnh Học 4 Phương
-
Tìm Hiểu Kiến Thức Tổng Quan Về Cấu Trúc Da Người - Fonscare Baby
-
Cấu Tạo Của Da Gồm Có Những Bộ Phận Nào
-
Tìm Hiểu Cấu Tạo Quả Bóng đá Gồm Có Những Thành Phần Gì? 2022
-
Nguy Cơ Gây Ung Thư Hắc Tố, Bạn Cần Tránh - Bệnh Viện K
-
Viêm Da Cơ – Viêm đa Cơ: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Một Số Nguyên Nhân Khiến Chị Em Bị Ngứa Vùng Kín Và Biện Pháp Xử Trí
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Làn Da - Health Việt Nam
-
LEC 21 - Cấu Tạo Các Bộ Phận Của Da (mô Phôi) - StuDocu
-
Bột Mì đa Dụng Là Gì? Bột Mì đa Dụng Mua ở đâu Và Cách để Bảo ...
-
Chọn Sản Phẩm Tẩy Da Chết ở Nhật