Cấu Tạo Của động Cơ Xe Máy Rao Sao ?

Có một bộ phận quan trọng nhất của xe máy mà hầu hết người dùng nào cũng quan tâm đó là động cơ xe máy. Vì một chiếc xe máy có khả năng hoạt động mạnh mẽ hay không đều là nhờ vào mức công suất của động cơ. Xe máy có công suất càng lớn sẽ giúp xe di chuyển càng lâu và hiệu suất càng vượt trội. Nếu bạn còn nhiều vấn đề thắc mắc về động cơ xe máy vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Contents

  • 1 Các loại động cơ xe máy hiện nay
  • 2 Động cơ 2 thì xe máy sử dụng trên những loại xe nào ?
  • 3 Động cơ 4 thì xe máy sử dụng trên những loại xe nào ?
  • 4 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy
    • 4.1 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy 2 thì
    • 4.2 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy 4 thì

Các loại động cơ xe máy hiện nay

Khi đi mua bất kỳ một loại xe máy nào thì vấn đề mà nhiều người dùng quan tâm nhất đầu tiên đó là giá cả và thương hiệu sản phẩm hay các tính năng hiện đại của xe, sau đó người dùng sẽ xem xét đến các thông số kỹ thuật quan trọng của xe như động cơ xe máy, động cơ xe máy có vai trò quan trọng quyết định đến 90% sức mạnh của chiếc xe đó.

Những chiếc xe được trang bị động cơ mạnh mẽ sẽ cho người dùng có những trải nghiệm tuyệt vời. Xe sẽ có khả năng tăng tốc cũng như độ mượt khi vận hành trên đường hơn hẳn những loại xe khác. Chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt này ngay từ những tiếng kêu giòn tan phát ra từ pô xe.

động cơ xe máy
Động cơ xe máy là bộ phận vô cùng quan trọng đối với xe máy

Hiện nay các loại xe máy được trang bị 2 loại động cơ chính là động cơ 2 thì và động cơ 4 thì. Đây là 2 loại động cơ được sử dụng nhiều nhất. Vậy 2 loại động cơ này có gì khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Động cơ 2 thì xe máy sử dụng trên những loại xe nào ?

Động cơ 2 thì được sử dụng phổ biến cho các loại xe máy đời cũ và các loại xe phân khối lớn được bán trên thị trường hiện nay. Xe có động cơ 2 thì khi nổ máy sẽ phát ra tiếng kêu hơi ồn nhưng giòn, khi vận hành pô xe tạo ra một làn khói trắng mờ ảo. Nếu so sánh với động cơ 4 thì thì động cơ 2 thì có tiếng nổ êm hơn, xe có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ hơn, chưa có cơ cấu cam cò hay xúp áp.

Động cơ 4 thì xe máy sử dụng trên những loại xe nào ?

Loại động cơ 4 thì được sử dụng phổ biến cho các loại xe máy hiện đại như các dòng xe tay ga hiện nay. Các loại xe máy được trang bị động cơ 4 thì khi vận hành thì không phát khói trắng. Ngoài ra những loại xe này thường được trang bị thêm hệ thống cam cò, xúp áp. Điều này khiến những chiếc xe được trang bị động cơ 4 thì có thiết kế cồng kềnh hơn so với xe có động cơ 2 thì. Tuy nhiên những loại xe này lại được cải tiến nên khi vận hành tiết kiệm khá nhiều nhiên liệu giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng.

cấu tạo động cơ xe máy
Xe tay ga thường được trang bị động cơ 4 kì

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy

Để hiểu hơn về 2 loại động cơ này chúng ta cùng đi tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng nhé!

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy 2 thì

Trong 1 lần hoạt động động cơ xe máy 2 thì trải qua 2 chu kỳ đúng với tên gọi của nó.

Kỳ đầu tiên được gọi là kì sinh công và nén trước. Tại thời điểm pít tông đi tới một điểm nhất định trong khi vận hành. Bộ phận đánh lửa đốt hỗn hợp trong buồng đốt ở vị trí bên trên piston. Khi nhiệt độ tăng khiến áp suất trong bình cũng tăng và đẩy piston đi xuống, và tạo ra công cơ học cho quá trình hoạt động đầu tiên.

Khi pít tông được đưa lên sẽ tạo ra một phần không gian ở phía dưới và một lượng khí mới được hút vào. Tại giai đoạn pittông đi xuống hỗn hợp khí bị nén bởi áp suất, được tác động chuyển từ buồng nén dưới đến bộ phận xy lanh qua ống dẫn khí. Lúc này lỗ thải khí và ống dẫn được mở ra, khí thải được đẩy qua lỗ khí và thoát ra môi trường bên ngoài.

Sau khi kết thúc kỳ đầu chúng ta bước vào kỳ 2 của động cơ là kỳ nén và hút. Khi hỗn hợp khí được đẩy ngoài, lỗ thải và ống dẫn đóng lại ngay lập tức, khi đó pít tông bắt đầu chuyển động lên khi áp suất đang dần ổn định.

Quá trình nén khí tiếp tục xảy ra đến khi pít tông tiến đến một điểm gọi là điểm chết. Tại đây kỳ sinh công và kỳ nén tại tiếp tục xảy ra.

cau-tao-dong-co-xang-2-ky
Động cơ xăng 2 thì trải qua 2 chu kỳ trong 1 lần hoạt động

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy 4 thì

Động cơ xe 4 thì có cấu tạo phức tạp hơn so với động cơ 2 thì do chúng có thêm cơ cấu cam cò và xúp áp. Nếu như động cơ 2 thì chỉ có hai kỳ trong một lần hoạt động thì động cơ xe 4 kỳ có đến 4 chu kỳ trong 1 lần hoạt động. 4 chu kỳ đó gồm kỳ nạp, kỳ nén, kỳ nổ và kỳ xả. Động cơ 4 kỳ không chỉ có cấu tạo phức tạp hơn động cơ 2 thì mà nguyên lý hoạt động của nó cũng phức tạp hơn rất nhiều.

Các chu kỳ của động cơ 4 kỳ được thực hiện luân phiên nhau trong mỗi lần động cơ hoạt động từ đó đảm bảo cung cấp đủ lượng khí cũng như lượng nhiên liệu cần thiết cho quá trình hoạt động của xe.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại động cơ xe máy hiện nay. Hy vọng bài viết có nhiều hữu ích với bạn đọc.

Theo: https://vivubiz.com

Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

Từ khóa » Cấu Tạo Của Xe Máy Dream