Cấu Tạo Của Lò Vi Sóng - E-Mart

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu tạo của lò vi sóng – một trong những thiết bị ứng dụng vi sóng để làm nóng hoặc để sấy khô thực phẩm.

Sấy khô thực phẩm bằng tia vi sóng là một trong những ứng dụng công nghệ xuất hiện từ những năm 1945 bởi kỹ sư người Mỹ Percy Spencer. Đây là một công nghệ gây được tiếng vang mạnh mẽ lúc bấy giờ và sau hơn 20 sau khi được phát hiện và không ngừng được cải tiến, ngày nay những công dụng của lò vi sóng quan trọng đến mức nó đã trở thành loại máy gia dụng không thể thiếu trong mọi gia đình.

So với chiếc lò đầu tiên trên thế giới có kích thước rất lớn và cực kỳ đắt tiền, chiếc lò vi sóng hiện nay ngày nay đã trở nên nhỏ gọn hơn trước rất nhiều, và mức giá cho một chiếc lò đủ tiêu chuẩn hiện nay thấp hơn ngày xưa hàng trăm lần.

Vậy cấu tạo của lò vi sóng thời nay gồm những bộ phận nào và nguyên lý hoạt động của chúng ra sao, mời các bạn tham khảo sơ đồ khối của lò vi sóng dưới đây.

Cấu Tạo Của Lò Vi Sóng

(sơ đồ cấu tạo lò vi sóng mẫu)

Lò Vi Sóng

Tia vi sóng – được sinh ra từ nguồn magnetron, chuyển động trong ống dẫn sóng, đi vào buồng sấy, được phản xạ qua lại giữ các vách ngăn của buồng sấy và được hấp thụ bởi vật cần sấy. Tia vi sóng – còn có tên gọi khác là vi – ba, là các dao động của trường điện từ, có tần số khoảng 2450 MHz. Tác động của các tia vi sóng này rất mạnh mẽ đến mức chúng có thể nấu chín thức ăn, hâm nóng sản phẩm đông lạnh, hoặc sấy khô các loại nông sản chỉ trong vài phút hoặc thậm chí còn ít hơn.

Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp một chiếc lò sử dụng  tia vi sóng ở bất kỳ đâu. Người ta sử dụng nó để chuẩn bị các món ăn, món uống, hâm nóng và sấy khô các loại thực phẩm. Từ các căn – tin, các quán ăn, nhà hàng hoặc trong bất kỳ căn bếp nào của các gia đình trên thế giới, bạn đều có thể bắt gặp chúng.

Xét về khả năng hoạt động, công suất và mục đích sử dụng, hiện nay chúng ta có thể chia chúng ra làm 2 loại: lò gia dụng (chuyên sử dụng trong gia đình) và lò vi sóng công nghiệp (sử dụng cho mục đích sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp hoặc các hộ kinh doanh cá thể). Tùy vào mục đích sử dụng, mà cấu tạo lò vi sóng sẽ có những điểm khác biệt. Dưới đây là cấu tạo của một lò sử dụng vi sóng cơ bản và nguyên lý hoạt động của chúng.

Cấu Tạo Của Một Lò Dùng Tia Vi Sóng

Một lò thông thường (không phải lò vi sóng có nướng) sẽ bao gồm các bộ phận chính như sau:

  • Buồng nấu (buồng sấy): Bộ phận này còn có tên gọi là Usable Space. Đây là phần không gian chứa sản phẩm cần nầu. Buồng nấu này được cấu tạo gồm các vách ngăn, có tác dụng phản xạ qua lại các tia vi sóng trước khi chúng bị hấp thụ vào thức ăn.
  • Mạch vi điều khiển: Còn có tên gọi là Microcontroller
  • Máy phát sóng cao tần – nguồn phát sóng: Còn có tên gọi là Magnetron, đây là bộ phận quan trọng nhất, vì chúng chính là nguồn phát ra các tia vi sóng (các tác nhân sấy, hoặc tác nhân làm chín thức ăn). Nguồn phát sóng này thường là các đèn, cấu tạo đèn magnetron có thể khác nhau tùy theo model.
  • Ống dẫn sóng: Tên tiếng Anh là Waveguide. Các ống dẫn sóng này làm nhiệm vụ điều hướng cho chuyển động của các tia vi sóng.
  • Các bộ phận khác: Như một số các mạch điện, biến áp… bạn có thể tham khảo sơ đồ mạch điện lò vi sóng sharp, sơ đồ mạch điện lò vi sóng sanyo…là các loại lò phổ biến nhất để biết các mạch điện chi tiết chính xác của lò. Tương tự, bạn cũng có thể tham khảo cấu tạo biến áp lò vi sóng trên internet.

 

Nguyên Lý Hoạt Động Của Lò Sử Dụng Vi Sóng

Nhìn chung, tuy cấu tạo của lò vi sóng có thể khác nhau về hình dạng, kích thước hoặc mục đích sử dụng, nhưng hầu như chúng có chung nguyên lý hoạt động cơ bản. Sơ đồ nguyên lý lò vi sóng thông thường có thể hiểu như sau:

  • Máy phát sóng cao tần (magnetron): Hoạt động như một loại đèn điện tử 3 cực làm khuyếch đại tia vi sóng – được tạo ra từ một bộ dao động điện từ.
  • Các tia sóng vi ba: Từ magnetron này sẽ chuyển động thành dòng trong các ống dẫn sóng (waveguide) đi đến quạt phát tán. Bộ phận quạt phát tán ngày thường được lắp đặt phía trên nóc lò, để có thể phát tán các tia vi sóng đến mọi phía.
  • Các tia vi sóng: Liên tục phản xạ qua lại trong buồng nấu.
  • Độ ẩm có trong các loại thức ăn được đưa vào buồng nấu sẽ được đốt nóng: Hơi nóng của nước này sẽ truyền nhiệt vào toàn bộ phần còn lại của thức ăn, hoặc thực phẩm chứa trong lò.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể nắm được phần nào nguyên lý hoạt động, cấu tạo của lò vi sóng ví dụ như cấu tạo lò vi sóng sharp, hoặc bất kỳ model máy nào mà bạn thường sử dụng hàng ngày. Cảm ơn các bạn đã đọc tin và chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả.

Ngoài các phương pháp sấy truyền thống kể trên, các thiết bị và máy sấy sử dụng vi sóng là một tiến bộ khoa học mới. Công nghệ sấy bằng vi sóng giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng xuống tới 30%, nâng cao hiệu quả sấy gấp 40 lần và giảm giá thành sản phẩm xuống thấp hơn so với quá trình truyền thống. Các máy sấy, lò sấy vi sóng đang dần nhận được sự quan tâm và tin tưởng của người dùng vì thực sự mang lại hiệu quả trong sản xuất và chế biến công nghiệp.

Tìm hiểu thêm về loại máy sấy dùng trong công nghiệp và vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận tư vấn.

© E-Mart 2015-2017

Ngoài việc dùng để nấu ăn, lò sấy bằng vi sóng còn được sử dụng để sấy khô trong nhiều quy trình công nghiệp.

https://en.wikipedia.org/wiki/Microwave_oven

Từ khóa » Nguyên Lý Sấy Vi Sóng