Cấu Tạo Của Xe đạp địa Hình Có Thể Bạn Chưa Biết

Nếu bạn là người ưa khám phá những vùng đất mới lạ hay muốn thử thách bản thân chinh phục những địa hình khó khăn, hiểm trở và tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên thì xe đạp địa hình chính là sự lựa chọn xứng đáng và thú vị dành cho bạn. Vậy xe đạp địa hình là gì? Các bộ phận của xe đạp địa hình được cấu tạo ra sao? Đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây nhé, bạn có thể sẽ biết được nhiều thứ hay ho đấy.

Xe Đạp Địa Hình là gì?

Xe đạp địa hình có tên gọi khác là MTB (Mountain Bike) hay xe đạp leo núi là dòng xe được trang bị cặp bánh với bản lốp to, nhiều vân cho khả năng bám đường tốt và bộ phuộc nhún êm ái để di chuyển trên các địa hình hiểm trở, gồ ghề, dốc cao,...

Tham khảo:

  1. Xe đạp địa hình Trinx siêu NGẦU
  2. Xe đạp địa hình hãng nào tốt mới cập nhật 2022

Cấu tạo của xe đạp địa hình giant

xe đạp địa hình giant

Các bộ phận của xe đạp địa hình

Xe đạp địa hình thường được thiết kế bộ khung to, chắc chắn được làm từ những vật liệu có độ cứng và chịu lực tốt như hợp kim nhôm, thép, titan,...

Các bộ phận của xe đạp địa hình bao gồm: Khung sườn (phuộc), hệ thống truyền lực, bộ phận chuyển động, bộ số (đề), hệ thống lái, bộ phận phanh và yên xe.

Khung sườn (phuộc).

Như đã nói ở trên, phần khung sườn của xe đạp địa hình được làm từ những vật liệu cứng cáp và chịu lực tốt như nhôm, thép, titan,... nhằm làm tăng khả năng chống chịu khi di chuyển trên những địa hình khó khăn, hiểm trở. Khung sườn chính là chiếc xương sống của xe vì nó giúp liên kết các bộ phận khác để hình thành nên một chiếc xe đạp hoàn chỉnh.

>>>Tham khảo ngay: Xe đạp merida của nước nào

Khung sườn của xe đạp địa hình

Khung sườn của xe đạp địa hình

Hệ thống truyền lực.

Đây là trung tâm vận hành chính của xe, xe có di chuyển được hay không hoặc di chuyển có nhịp nhàng trơn tru không là do hệ thống truyền lực

Hệ thống truyền lực sẽ có các bộ phận sau:

bàn đạp, đùi và trục giữa xe đạp địa hình

1. Pedan (bàn đạp)

2. Đùi đĩa, trục giữa

Xích và líp của xe đạp địa hình

3. Xích, Líp

Bộ phận chuyển động.

Hai bánh xe chính là phần chuyển động chính của toàn bộ xe, bánh xe trước và sau sẽ đồng thời phối hợp nhịp nhàng sau khi được tác động bởi hệ thống truyền lực nhằm giúp xe di chuyển.

Trong bánh xe sẽ bao gồm:

  • Hubs (Moay-ơ) thường được làm bằng Nhôm hoặc thép và được liên kết với bánh xe bởi nan hoa.

  • Nan hoa thường được làm bằng thép hoặc Inox (đối với dòng xe cao cấp) gồm các thanh dài và nhỏ được đan xen với nhau theo trình tự và được kéo căng sao cho bánh xe nằm chính giữa phần khung sau.

  • Vành: Hiện nay vành của xe đạp địa hình thường được làm bằng Nhôm với 2 lớp nhôm vô cùng chắc chắn để gắn lốp vào. Vành xe có đường kính 26”; 27,5”; và 29” đối với dòng xe địa hình.

  • Săm, Lốp: Lốp của xe đạp địa hình được làm từ cao su tổng hợp với bề mặt lốp to, nhiều gai giúp tăng độ bám cho xe và chống trơn trượt.

Bộ số (đề).

Xe đạp địa hình thường được trang bị bộ số bao gồm: Tay bấm, gạt đề trước, củ đề sau để điều chỉnh xích, líp và đùi đĩa giúp cải thiện tốc độ khi đạp.

>>> Tham khảo: Xe đạp đường phố giá rẻ

Hệ thống lái

Đây là phần giúp người dùng dễ dàng điều khiển xe theo ý muốn. Tay lái được gắn vào bộ phận Potang (cổ xe), phần potang được liên kết với càng hay phuộc của xe, còn càng xe là phần để lắp bánh xe. Do đó, hướng di chuyển của xe sẽ phụ thuộc vào hướng di chuyển của bánh trước.

Hệ thống lái bao gồm:

Hệ thống lái xe đạp địa hình

Tay lái (Ghi đông)

Potang, cổ phốt

Potang, cổ phốt

Bộ phận phanh xe.

Phanh chính là bộ phận giúp người di chuyển đảm bảo được an toàn

Phanh được chia làm 2 loại:

Phanh cơ ép vành

Phanh cơ ép vành

Phanh đĩa xe đạp địa hình

Phanh đĩa

Yên xe

Yên xe là khu vực để người sử dụng ngồi trong suốt quá trình di chuyển, tuy nhiên yên của các dòng xe đạp thể thao và xe đạp địa hình nói chung thường được thiết kế mỏng và nhỏ gọn nên khi ngồi đạp lâu làm cho người điều khiển có cảm giác ê ẩm vùng mông. Một số giải pháp giành cho bạn là có thể bọc thêm bọc yên, mặc quần bỉm độn mông hoặc thay sang loại yên bản to và dày hơn.

Yên xe- cấu tạo xe đạp địa hình

Bài viết của Xe đạp Anh Khoa sẽ rất hữu ích và hãy tham khảo trước khi mua cho mình một chiếc xe đạp địa hình bạn nhé. Chúc các bạn tìm được cho mình một chiếc xe phù hợp

Từ khóa » Cấu Tạo Của Xe đạp đua