Xe đạp Cuộc Là Gì ? Cấu Tạo Của Xe đạp Cuộc Và Lưu ý Khi Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Xe đạp cuộc ngày nay không chỉ xuất hiện trong các giải đua mà đã được sử dụng phổ biến rộng rãi để làm phương tiện di chuyển hằng ngày. Những dòng xe đạp cuộc luôn mang lại những trải nghiệm tuyệt vời khi chạy trên những cung đường bằng phẳng. Để hiểu rõ hơn dòng xe đạp cuộc này, hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1 Xe đạp cuộc là gì? Cấu tạo của xe đạp cuộc
Xe đạp cuộc hay còn gọi là xe đạp đua (Road Bike). Loại xe này thường được các tay đua sử dụng trong các giải đua xe đạp chuyên nghiệp và bán chuyên.
Hiện nay, xe đạp cuộc đã trở nên phổ biến và được nhiều người sử dụng, trở thành phương tiện đi lại và một công cụ rèn luyện thể dục thể thao hữu ích trên những cung đường trải nhựa đẹp, bằng phẳng.
Cấu tạo của xe đạp cuộc:
- Khung xe: Thường được làm từ hợp kim nhôm, Carbon bởi nó có trọng lượng nhẹ, đảm bảo tốc độ di chuyển trên đường. Thông thường, khung xe đạp cuộc thường có thiết kế nằm ngang. Khung xe có thiết kế khí động học, làm giảm lực cản của gió giúp xe di chuyển được với tốc độ tốt hơn.
- Yên xe: Được thiết kế cao hơn tay lái. Thiết kế này thoạt nhìn có thể gây khó chịu cho người điều khiển nhưng nếu di chuyển trong thời gian dài và quãng đường xa thì thiết kế này lại tạo sự thoải mái.
- Bánh xe: Có khối lượng nhẹ, số căm xe cũng ít hơn so với xe đạp địa hình. Ngoài ra, vành xe thường lõm sâu và hẹp hơn để đảm bảo yếu tố khí động lực học giúp giảm sức cản của gió. Hiện nay có 3 kích thước bánh xe phổ biến là 26 inch, 27.5 inch và 29 inch.
- Lốp xe: Thường có kích thước từ 25mm xuống 18mm để giảm tiếp xúc với mặt đường đến mức tối đa. Yếu tố này giúp xe di chuyển nhanh hơn trên đường bằng.
- Tay lái: Dạng cong xuống như sừng dê hoặc hình cánh bướm. Dạng tay lái cong này tạo tư thế khom lưng vừa thoải mái lại vừa giảm sức cản của gió giúp người điều khiển di chuyển nhanh và ít tốn sức hơn.
- Phanh xe: thường được các hãng trang bị phanh đĩa cho công suất hãm lực lơn. Lực phanh nhanh và nhạy giúp người lái an toàn hơn trước những tình huống bất ngờ.
- Hệ thống xích líp: gồm 2 đĩa xích bán kính 53/39 cm hoặc cũng có xe dùng cặp đĩa 50/34 cm (dùng cho việc leo dốc tốt hơn). Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều xe được trang bị hệ thống 3 vành đĩa với nhiều sự lựa chọn hơn, đa dạng hơn trong chế độ di chuyển. Thông thường, những bộ xích 3 đĩa vành là thêm một đĩa vành rất nhỏ có tác dụng khi di chuyển trong thời tiết nhiều gió, gió to.
2 Ưu và nhược điểm của xe đạp cuộc
Ưu điểm:
- Có lợi thế lớn về tốc độ khi chạy trên các địa hình bằng phẳng nhằm mục đích giảm ma sát, giảm trọng lượng, dễ dàng tăng tốc độ.
- Phù hợp và dễ sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Nhược điểm:
- Xe đạp cuộc bám đường rất kém và không có bộ phận chắn bùn nên dễ bị trơn trượt khi trời mưa.
- Vỏ và lốp xe khá mỏng nên dễ bị rách hoặc xì khi va chạm chướng ngại vật.
- Bộ khung của xe đạp cuộc có thiết kế khá thanh mảnh nên khó khăn khi đi trên những đoạn đường xấu hoặc gập ghềnh.
3 Lưu ý cho người mới sử dụng xe đạp cuộc
Đội mũ bảo hiểm:
Đi xe đạp cũng như người đi xe máy, đều là những người tham gia giao thông do đó cần chấp hành nguyên tắc cơ bản, đó là đội mũ bảo hiểm. Những chấn thương từ các tai nạn giao thông nhất là vùng đầu có thể được đề phòng khi bạn đội mũ bảo hiểm. Nên chọn một chiếc mũ bảo hiểm được chứng nhận an toàn, rõ ràng, chắc chắn vừa size, màu sắc tươi sáng và đội mũ đúng cách.
Chọn xe phù hợp với kích thước cơ thể:
Bạn cần đo chiều cao và độ dài từ đáy quần đến đất. Cách nhanh nhất để ước lượng là đứng thẳng, hai bàn chân đặt bằng phẳng trên mặt đất, khung xe ở giữa. Đối với xe đạp đua (Road Bike), khoảng cách giữa gióng xe và đũng quần của bạn là 2.5 – 5 cm. Từ đó hãy chọn cho mình một chiếc khung xe thoải mái nhất.
Yên xe vừa vặn:
Việc chọn được một yên xe đạp đua phù hợp là điều quan trọng, bởi phần tiếp xúc trực tiếp giữa xe và người lái xe là phần yên xe. Tốc độ khi đi xe cũng như cảm nhận khi ngồi của người lái sẽ phụ thuộc vào yên xe. Chính vì thế, chúng ta phải chọn yên xe đạp cuộc sao cho phù hợp với người ngồi với dáng xe và phù hợp với cả địa hình chạy.
Trang phục thoải mái và thích nghi:
Nếu bạn phải đạp xe đường dài với tốc độ liên tục, bạn nên xem xét một chiếc quần ngắn hoặc quần dài nữ, quần dài thể thao nam chuyên dụng có chất liệu tốt và kiểu dáng đẹp để không bị nhăn cuốn lên hoặc quá bó sát gây khó chịu, có thể gây kích ứng da. Giày đi xe đạp cũng nên có miếng chêm gắn liền với bàn đạp giúp bạn kiểm soát tốc độ tốt hơn và hiệu quả hơn.
Kiểm tra hệ thống phanh thường xuyên:
Việc này giúp đảm bảo sự an toàn cho bạn khi di chuyển. Tùy mỗi loại xe mà bên trái hay bên phải sẽ quy định đó là thắng trước hay thắng sau. Khi lái xe, ngón tay của bạn phải luôn luôn giữ trên cả hai tay thắng. Vì nếu có tình huống bất ngờ trên đường, bạn thắng gấp ở tốc độ cao, xe sẽ mất cân bằng và dễ trượt ngang.
Từ khóa » Cấu Tạo Của Xe đạp đua
-
Cấu Tạo Của Xe đạp đua Gồm Những Bộ Phận Nào?
-
Các Bộ Phận Cấu Tạo Của Xe đạp Cơ Bản Bạn Nên Biết
-
Cấu Tạo Của Một Chiếc Xe đạp đua Là Gì? - Otovina
-
Các Bộ Phận Của Xe Đạp Cơ Bản Nhất
-
Cấu Tạo Của Bộ Đề Xe Đạp Thể Thao Gồm Những Gì?
-
Cấu Tạo Của Xe đạp - GreenBike
-
Xe đạp đua: Top Các Thuật Ngữ Cơ Bản Ai Cũng Nên Biết
-
Xe đạp đua – Thông Số Cơ Bản Dành Cho Người Mới
-
Xe đạp Thể Thao được Cấu Tạo Bằng Những Linh Kiện Nào
-
Bộ đề Xe đạp Là Gì? Cấu Tạo, Cách Sử Dụng? Có Trên Loại Xe đạp Nào?
-
CẤU TẠO XE ĐẠP - Velo Chic
-
Thông Tin Chi Tiết Về Xe đạp Cuộc Cùng Các Dòng Xe
-
Cấu Tạo Của Xe đạp địa Hình Có Thể Bạn Chưa Biết