Cấu Tạo Khớp Vai Và Các Bệnh Liên Quan đến Khớp Vai Thường Gặp

Trang chủ - Bệnh xương khớp - Viêm khớp - Cấu tạo khớp vai và các bệnh liên quan đến khớp vai thường gặp

Cấu tạo khớp vai và các bệnh liên quan đến khớp vai thường gặp 09:19 20/10/2023 Tên tác giả: Đội ngũ Jex - Eco Pharma

Khớp vai điều khiển hầu hết các hoạt động của cơ thể , thế nên bộ phận dễ gặp chấn thương và mắc các bệnh lý liên quan nhất, nhưng không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, những nội dung chia sẻ trong bài viết đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo và các bệnh lý liên quan đến khớp vai, từ đó chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả.

Cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trong khớp vai

Cấu tạo khớp vai khá lớn và tương đối phức tạp, nó bao gồm nhiều bộ phận hợp lại như xương, sụn, gân cơ… Cấu tạo này giúp khớp vai có thể đảm nhiệm tốt được vai trò “chỉ huy” cử động của vai, cánh tay và ổn định nửa trên của cơ thể.

Khi giải phẫu khớp vai bạn sẽ thấy được khớp vai có các bộ phận như sau:

  • Xương cánh tay (Humerus) là xương lớn nhất nằm trong khớp vai, đầu xương có dạng tròn giống như quả bóng để kết nối với phần bị lõm vào của khớp vai.

  • Xương bả vai (Scapula) thuộc nhóm xương có kích thước lớn của cơ thể. Xương này dẹt, hình tam giác và giữ vai trò kết nối xương đòn với các thành phần phía trước của khớp vai.
  • Xương đòn (Clavicle) ở mỗi bên vai tạo nên một kết cấu đối xứng (qua ức) rất dễ nhận dạng. Chiếc xương này kéo dài từ xương ức đến xương cánh tay. Chức năng của xương đòn là đảm bảo tính ổn định cho những cử động của cánh tay.

    Cấu tạo khớp vai

Hình ảnh mô phỏng cấu tạo khớp vai

Trong khớp vai sẽ tồn tại 4 khớp nhỏ hơn như:

  • Khớp ổ chảo và cánh tay (khớp Glenohumeral) giúp cánh tay dễ dàng thực hiện các di chuyển như nâng tay lên cao, hạ tay xuống thấp, xoay cánh tay theo hình tròn…

  • Khớp giữa xương đòn và xương ức (khớp Sternoclavicular) là liên kết duy nhất của xương vai với xương của cơ thể, có tác dụng đảm bảo thực hiện các chuyển động như giơ tay cao quá đầu, đưa tay sang ngang.

  • Khớp giữa bả vai và lồng ngực (khớp Scapulothoracic) có tác dụng hỗ trợ hoạt động của khớp ổ chảo cánh tay – khớp có phạm vi hoạt động rộng nhất trong tổng thể cấu trúc của vai.

  • Khớp giữa xương cùng vai và xương đòn (khớp Acromioclavicular) có tác dụng chính là hỗ trợ cho các chuyển động tay qua đầu.

Chóp xoay bao gồm các sợi cơ và gân bao quanh khớp ổ chảo và cánh tay. Chóp xoay có tác dụng hỗ trợ chính cho phép vai chuyển động nhịp nhàng.

Sụn ở khớp vai là các vành sụn bao quanh các khớp và xương chính ở vai. Sụn ở các khớp vai có chức năng làm giảm ma sát giữa các khớp, xương, giúp vai và cánh tay vận động dẻo dai hơn.

Bao khớp vai là bộ phận ngăn cách khớp vai với các phần còn lại của cơ thể và chứa đầy dịch khớp. Bao khớp vai có tác dụng làm đệm, giảm ma sát và bảo vệ các khớp vai.

Với khoảng 8 cơ bám vào xương cánh tay và xương đòn, khớp vai có thể chuyển động nhanh, mạnh ở phạm vi tương đối rộng. Các cơ này tạo thành hình dạng bên ngoài bảo vệ khớp vai và giúp ổn định các hoạt động của khớp vai.

Cơ bắp vai

Cơ bắp vai có nhiệm vụ bảo vệ và duy trì hoạt động khớp vai

Một số chấn thương, bệnh lý thường gặp ở khớp vai

Khớp vai là một trong những khớp có tần suất hoạt động thường xuyên, cho phép cơ thể thực hiện trơn tru các hoạt động cơ bản như nâng – hạ cánh tay, đưa tay ra phía sau hoặc phía trước…  Tuy nhiên, chính ưu điểm này cũng làm khớp vai dễ bị chấn thương, mắc các bệnh lý liên quan hơn các khớp ở vị trí khác như:

Đây là một trong những chấn thương vùng vai rất thường gặp, trật khớp vai xảy ra khi chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo xương bả vai. Một khi bị trật khớp vùng vai, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội, sưng bầm tại vùng vai; trường hợp nặng có thể lan xuống tận cánh tay, vùng khớp tổn thương sẽ bị biến dạng.

Xương có thể bị gãy, nứt nếu bạn bị ngã hoặc bị tác động bởi một lực mạnh. Gãy xương vai thường gặp nhất là gãy xương đòn, đầu trên xương cánh tay và xương bả vai. Người bị gãy xương vai sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, sưng nề và bầm tím nặng vùng bả vai.

Gãy xương vai

Hình ảnh X-Quang gãy xương vai

Rách chóp xoay có thể xảy ra do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn hoặc do thoái hóa gân cơ chóp xoay, viêm gân cơ chóp xoay lâu ngày không được điều trị. Khi bị rách chóp xoay người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng vai, đau lan lên cổ, xuống cánh tay. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác yếu cánh tay, khó thực hiện các động tác như chải đầu, mặc áo, đưa tay ra phía sau đầu.

Thoái hóa khớp vai là hậu quả của hiện tượng sụn và xương dưới sụn của khớp vai bị bào mòn, trở nên mỏng và yếu dần. Khi bị thoái hóa khớp vai, người bệnh sẽ thấy khớp vai bị sưng, đau âm ỉ hoặc dữ dội, khớp vai cứng, vận động khó khăn, phát ra tiếng kêu lạo xạo… Thoái hóa khớp vai nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp, tê liệt cả vùng vai cổ, vôi hóa khớp vai…

Vùng cổ và vai gáy bị đau nhức, mỏi và tê, thậm chí ảnh hưởng đến cả cánh tay là biểu hiện đặc trưng của đau thần kinh vai gáy. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến đau dây thần kinh vai gáy là nguyên nhân sinh lý (ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu một tư thế, uốn vặn cổ mạnh đột ngột, mang vác vật nặng trên vai trong thời gian dài) và nguyên nhân bệnh lý (lão hóa xương khớp do tuổi tác, mắc các bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gai đốt sống cổ, viêm, dị tật, vẹo cổ bẩm sinh).

Khi mắc bệnh, người bệnh thường cảm thấy cơn đau dữ dội vùng cổ, vai gáy hoặc mỗi lần hoạt động mạnh, đi lại nhiều thì cơn đau có dấu hiệu tăng lên, thậm chí hắt hơi cũng thấy đau. Trường hợp đau dây thần kinh do sinh lý, cơn đau chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ tự hết. Còn đối với đau thần kinh do bệnh lý, ngoài đau mỏi ở cổ, vai gáy thì cơn đau có thể lan lên đầu, xuống cánh tay.

Dâu dây thần kinh vai gáy

Cơn đau dây thần kinh vai gáy có thể âm ỉ hoặc dữ dội

Viêm khớp vai là tình trạng đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương gân, cơ, bao khớp, dây chằng… Những nguyên nhân chính gây viêm khớp vai có thể kể đến như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp sau chấn thương… Bệnh thường gây ra những cơn đau âm ỉ xung quanh các khớp, lúc đầu là những cơn đau nhẹ xung quanh vai. Khi bệnh chuyển nặng không chỉ gây đau nhức, mà còn dẫn đến hiện tượng co thắt bao khớp, khiến việc cử động của vai và cánh tay gặp khó khăn.

Viêm cơ vai là một trong những bệnh thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, thường xuyên sử dụng khớp vai và cánh tay với cường độ cao, lặp lại nhiều lần như người lao động nặng, vận động viên thể thao bơi lội, tennis… Đau và hạn chế cử động khớp vai là hai triệu chứng nổi trội nhất của những bệnh nhân viêm cơ vai.

Theo các chuyên gia xương khớp, tổn thương tại khớp vai sẽ không gây nguy hiểm khi được khắc phục sớm và đúng cách. Nhưng nếu, điều trị muộn hoặc không triệt để, các bệnh lý ở khớp vai có thể để lại những di chứng nghiêm trọng như teo cơ, mất cử động vai và cánh tay, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Cũng theo các chuyên gia, khớp vai đảm nhận nhiều vai trò quan trọng về lực, vận động nên rất dễ bị tổn thương nếu như người bệnh mang vác nặng, làm việc/chơi thể thao quá sức, nằm/ngồi ở tư thế tì đè không đúng, ít vận động khớp vai… Do đó, để bảo vệ khớp vai, phòng tránh mắc các bệnh lý liên quan, bạn cần tránh những yếu tố gây hại trên, chủ động tập luyện nâng cao sức khỏe khớp vai, bảo vệ sụn khớp và xương dưới sụn.

san-pham-jex-the-he-moi

JEX thế hệ mới hỗ trợ kháng viêm, giảm đau xương khớp, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn hiệu quả

Bằng cơ chế tác động trực tiếp đến các tế bào sụn và cả phần xương dưới sụn, JEX thế hệ mới với các tinh chất quý từ thiên nhiên như  Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… kết hợp cùng nhiều dưỡng chất khác cho xương khớp đã được chứng minh về hiểu quả hỗ trợ kháng viêm, giảm đau, tăng cường tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, đồng thời bảo vệ màng hoạt dịch và xương khớp toàn thân, tăng độ bền và dẻo dai cho các khớp. Từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa, đảm bảo sự khỏe mạnh cho xương khớp, phòng ngừa và cải thiện tình trạng loãng xương hiệu quả.

Hy vọng, những chia sẻ liên quan đến giải phẫu khớp vai và những bệnh lý thường gặp ở khớp vai trên có thể cung cấp cho các bạn được những kiến thức chính xác nhất về cấu tạo khớp vai. Từ đó có cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân, phòng tránh bệnh xương khớp hiệu quả.

Cập nhật lần cuối: 02:26 20/10/2023 Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện bệnh

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện bệnh

Đau nhức các khớp ngón tay cảnh báo điều gì

Đau nhức các khớp ngón tay cảnh báo điều gì

“Giã từ” nỗi ám ảnh tàn phế vì đau khớp mùa lạnh

“Giã từ” nỗi ám ảnh tàn phế vì đau khớp mùa lạnh

9 chấn thương vai phổ biến: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

9 chấn thương vai phổ biến: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

Cứng khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Cứng khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Cần lưu ý những gì?

Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Cần lưu ý những gì?

Tin nổi bật Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp Viêm khớp tuổi mãn kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Viêm khớp tuổi mãn kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Bệnh viêm khớp vai có tự khỏi không? Làm gì để cải thiện hiệu quả? Bệnh viêm khớp vai có tự khỏi không? Làm gì để cải thiện hiệu quả? Viêm khớp liên mấu cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách cải thiện Viêm khớp liên mấu cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách cải thiện Viêm khớp sau chấn thương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý Viêm khớp sau chấn thương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý Bệnh viêm khớp háng có chữa được không? Có khỏi được hoàn toàn? Bệnh viêm khớp háng có chữa được không? Có khỏi được hoàn toàn? 7 cách điều trị viêm khớp thái dương hàm mang lại hiệu quả cao 7 cách điều trị viêm khớp thái dương hàm mang lại hiệu quả cao Viêm chu vai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện Viêm chu vai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện Viêm khớp tinh thể: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện Viêm khớp tinh thể: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện 10 biến chứng viêm khớp dạng thấp thường gặp – Có nguy hiểm không? 10 biến chứng viêm khớp dạng thấp thường gặp – Có nguy hiểm không?

Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ

jex2

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ECO

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102637020 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 29/01/2008

Địa chỉ: 148 Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

180 Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 028 7102 6089 - Email: cskh@jex.com.vn

Bản quyền © 2014 thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ECO.

Chịu trách nhiệm nội dung: Đoàn Thị Thùy Linh

THÔNG TIN

LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI

Đến trang facebook Jex Đến trang Youtube - Jex Đăng ký để nhận những thông tin mới nhất hotline jex footer Chính sách bảo mật thông tin Tín nhiệm mạng DMCA.com Protection Status Thông báo bộ công thương Thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Từ khóa » đai Vai Gồm Những Xương Nào