Cấu Tạo Kiến Trúc Nhà Gỗ Cổ Truyền, Nhà Thờ Họ

nhà gỗ cổ truyền, nhà gỗ kẻ truyền, nhà thờ gỗ với các loại gỗ thường được sử dụng để làm nhà gỗ như Nhà gỗ Mít, Nhà gỗ Lim, Nhà gỗ Hương, Nhà gỗ Xoan, Nhà gỗ Sến, Táu.

Trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, ngôi nhà được dựng trên các cột gỗ to khỏe, rồi được dựng lên theo các vì và được nối với nhau bằng các xà ngang, xà ngưỡng liên hoàn tạo thành một bộ khung vững chắc. Sau khi bộ khung được dựng thì lợp mái và làm tường xung quanh. Để chi tiết hơn thì chúng ta cần có những bài phân tích chi tiết về nhà gỗ của từng địa phương và theo từng giai đoạn lịch sử, nhưng với mục tiêu là giúp khách hàng chưa biết có thể “Tìm kiểu về cấu trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ tại Việt Nam” thì xin được giới thiệu một số thông tin dưới đây.

Cấu tạo kiến trúc nhà gỗ cổ truyền  nhà thờ họ

Khung nhà được chia không gian nhà thành các căn gian, bao gồm các chi tiết như sau:

Cấu tạo kiến trúc nhà gỗ cổ truyền  nhà thờ họ

Cấu tạo cơ bản nhà thờ họ

1. Mái nhà cổ Việt Nam

– Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà.– Rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (trực giao với hoành), gối lên hệ thống hoành.– Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui, song song với hoành, gối lên hệ dui. khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu hoành – dui – mè, nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch màm và lợp ngói bên trên.– Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng thời tạo độ phẳng cho mái, chống thấm dột và chống nóng. Gạch màn ngồi trực tiếp trên lớp mè.– Ngói mũi hài hay còn gọi là ngói ta hay ngói vẩy rồng, bằng đất nung, trực tiếp chống thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp giữa.

2. Hệ cột

Trong bộ khung nhà kiến trúc cổ Việt Nam, cột là bộ phận chịu lực nén, hầu được đặt trên các đế cột bằng đá mà không có bất kỳ mối liên kết nào giữa phần thân cột và phần đế. Công trình vững chắc được là hoàn toàn dựa vào sức nặng, sức đè nén của nó. Thường thấy có 3 loại cột chính

Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chínhCột quân hay cột con: cột phụ nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính;Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước.

3. Xà

Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung, thường đặt ở cao độ đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và cột quân, gồm:

-Xà thượng liên kết đỉnh các cột cái; xà này song song với chiều dài của nhà.

-Xà hạ hay xà đại, liên kết các cột cái tại cao độ đỉnh cột quân, gần sát vị trí liên kết xà lòng, xà nách vào cột cái. Xà này cũng chạy song song với chiều dài của nhà.

– Xà tử thượng (xà trên của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.

– Xà tử hạ (xà dưới của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên dưới, tại mức độ cao ngay trên hệ cửa bức bàn.

– Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.

– Xà hiên liên kết các cột hiên của các khung.

– Thượng lương, còn gọi là đòn dông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.

4. Bẩy- Kẻ:

Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: là dầm nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bẩy. Đối với các công trình công cộng như đình làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không có cột hiên, nên thường dùng bẩy hiên.

Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng, thường có các loại kẻ sau:

– Kẻ ngồi là kẻ gác từ cột cái sang cột quân, trong khung;

– Kẻ hiên là kẻ gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái.

Bẩy kẻ ngoài tính chất chịu lực nó còn là vị trí ưa thích của những nghệ nhân điêu khắc xưa. Nội dung điêu khắc mô phỏng theo tâm linh, đời sống, văn hóa tùy theo thể loại các công trình từ nhà ở đến đình làng, tôn giáo.

5. Các bộ phận kết cấu khác

– Con rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.

– Con lợn còn gọi là rường bụng lợn: là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay bằng giá chiêng.

– Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.

– Cửa bức bàn– Con tiện– Dạ tàu– Đầu đao

Một số hình ảnh về nhà gỗ cổ truyền

mẫu thiết kế nhà thờ họ ảnh 1

Mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền – nhà thờ họ

mẫu thiết kế nhà thờ họ ảnh 2

Mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền – nhà thờ họ

mẫu thiết kế nhà thờ họ ảnh 5

Mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền – nhà thờ họ – từ đường

mẫu thiết kế nhà thờ họ ảnh 3

Mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền – nhà thờ họ – từ đường

mẫu thiết kế nhà thờ họ ảnh 4

Mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền – nhà thờ họ – từ đường

Cấu tạo kiến trúc nhà gỗ cổ truyền  nhà thờ họ

Nhà gỗ được xây dựng với mục đích là nhà thờ họ

Cấu tạo kiến trúc nhà gỗ cổ truyền  nhà thờ họ

Trạm khắc điêu luyện

Cấu tạo kiến trúc nhà gỗ cổ truyền  nhà thờ họ

Tinh sảo nghệ thuật khắc gỗ

Cấu tạo kiến trúc nhà gỗ cổ truyền  nhà thờ họ

Lên khung cơ bản một căn nhà gỗ

Cấu tạo kiến trúc nhà gỗ cổ truyền  nhà thờ họ

Cột và kèo được kết cấu vững trãi

Ngày nay những ngôi nhà gỗ có nhiều nét đổi mới từ chất liệu cho tới kiểu dáng có những thay đổi, nhưng nhìn chung các ngôi nhà vẫn giữ được tinh hoa trong thiết kế nhà gỗ cổ của người Việt Nam từ xưa để lại. Nó giúp con cháu đời sau luôn cảm thấy tự hào về ông cha và biết được sự phát triển của nền kiến trúc xưa.

Tên gọi các cấu kiện gỗ trong kiến trúc cổ truyền Việt Nam

Trước hết chúng ta sẽ phải chia ra xem cấu tạo của một nhà bao gồm những loại nào và mình sẽ tạm thời phân loại ra như sau.

  • Nhà kẻ truyền
  • Nhà thuận
  • Nhà rường
  • Nhà quang đèn

Trong các kiểu nhà như thế này thì trong quy cách kiến trúc cổ việt nam nhà truyền thống còn được làm theo các kiểu kiến trúc sau:

  • Nhà hai mái, 2 đầu bít đốc
  • Nhà 4 mái, 2 đầu hồi có 2 mái phụ, mỗi trái nhà có thêm 1 hàng cột quân và có thể có thêm hàng cột hiên
  • Hình thức nhà 8 mái (hay còn gọi là chồng diêm)

Theo truyền thống của người việt thì số gian của nhà được làm theo các số lẻ, cụ thể như sau:

  • Phương đình: Bao gồm 1 gian chính giữa và bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng.
  • Nhà 3 gian truyền thống
  • Nhà 5 gian hay còn gọi 3 gian 2 trái
  • Nhà 7 gian hay còn gọi là 5 gian 2 trái
  • Nhà 9 gian hay còn gọi là 7 gian 2 trái
Phương đình - Văn miếu Quốc Tử Giám

Phương đình – Văn miếu Quốc Tử Giám

Tuy rằng không thể minh họa hết được tất cả các loại, các kiểu nhưng chúng tôi cũng sẽ đưa ra hình ảnh minh họa để các bạn có thể tham khảo hết được tất cả các chi tiết trong 1 căn nhà gỗ nhé.

Vì thượng rường hạ kẻ

Vì thượng rường hạ kẻ

Đây là một trong các loại vì mà phần trên câu đầu được chồng rường và ở dưới sử dụng là các thanh kẻ ngồi. Tên gọi của các cấu kiện các bạn có thể đọc trên bản vẽ và tôi sẽ chú thích ngay bên dưới đây.

Cột: Trong nhà gỗ có 3 loại cột đó chính là cột cái, cột quân và cột hiên.

  • Cột cái: Được xác định là cột chính của nhà và các cột quân sẽ có kích thước phụ thuộc vào cột cái. Số lượng cột cái tùy thuộc vào quy mô công trình và thường là chỉ có 1 hàng cột cái và nhiều là 2 hàng.
  • Cột quân: (cột con) Các cột có kích thước nhỏ hơn cột cái và được liên kết với cột cái bằng các xà nách, quá giang.
  • Cột hiên: Là loại cột có chiều cao thấp nhất và đặt bên ngoài hiên phía trước của tam cấp để đỡ phần mái đua phía trước hiên.

Các loại xà: Xà chính là các thanh giằng theo chiều ngang hoặc chiều dọc của nhà có nhiệm vụ chính là liên kết các cột với nhau để tạo nên một khung cứng.

  • Xà thượng: Xà nằm gần trên đỉnh của cột cái liên kết các cột cái với nhau
  • Xà hạ: Có vị trí nằm dưới xà thượng phía trên quá giang để liên kết đối với các cột cái.
  • Xà cái: Trong một vài công trình thì phần xà hạ được làm là xà cái với kích thước to hơn tất cả các xà khác và nằm trên quá giang liên kết các cột cái.
  • Xà trung: Xà trung được sử dụng trong trường hợp không dùng xà hạ và xà thượng và được đặt giữa xà thượng và xà hạ. Xà trung cũng có nhiệm vụ liên kết các cột cái và nằm giữa câu đầu và quá giang.
  • Xà nách: Liên kết cột cái với cột quân trong khung nhà.
  • Xà tử thượng: Xà tử hạ là xà liên kết các cột quân và nằm ở phía trên đầu của cột quân
  • Xà tử hạ: Được liên kết giữa các cột quân và có vị trí nằm dưới xà tử hạ.
  • Xà hiên: Liên kết trên đầu các cột hiên
  • Xà ngưỡng: Xà ngưỡng liên kết dưới chân các cột quân và được đặt dưới cửa, đối với xà ngưỡng cửa dùng để đỡ khuôn cửa đi vào.

Kẻ hiên và bẩy: Có khá nhiều bạn nhầm lẫn trong việc phân biệt giữa kẻ và bẩy nên chúng tôi sẽ đưa ra khái niệm để các bạn có thể phân biệt được luôn nhé. Sự khác biệt giữa bẩy và kẻ là kẻ có cột đỡ ở đầu và bẩy thì không có mà thôi.

  • Kẻ hiên: Được liên kết từ cột quân tới cột hiên đỡ một phần mái đua ra và tựa trên một phần đầu của cột hiên,
  • Bẩy: Là một phần dầm đua ra để đỡ cho phần mái đua ra phía sau nhà hoặc 2 bên nhà và không có cột đỡ một đầu. Đối với các công trình đình làng chùa với 3 mặt hiên thoáng không có cột hiên nên được gọi là bẩy hiên.
  • Kẻ ngồi: Kẻ ngồi được liên kết giữa các cột cái và cột quân trong khung và nằm phía trên quá giang.

Hoành và xà thế hoành: Có tác dụng giống như xà và truyền tải toàn bộ trọng lượng của mái xuống các vì

  • Hoành: cũng là một trong các xà nằm cách đều, dàn trải theo mái để đỡ rui mái và được kê lên vì.
  • Xà thế hoành: Có tác dụng giống các thanh xà và được thay thế vị trí của hoành. Vị trí của xà thế hoành thường nằm trên đỉnh của cột cái, cột quân.

Rui: Rui có kích thước khá mỏng với độ dày 10mm và chiều rộng 100mm và chiều dài theo mái trước và mái sau, vị trí rui nằm đè lên các thanh hoành và có khoảng cách thông thường là 100mm hoặc theo kích thước của ngói màn. Trong một vài trường hợp thường có thể sử dụng rui chồng tức có một phần rui đục chữ thọ thay thế cho phần ngói màn.

: Mè là các thanh gỗ có độ dày mỏng 10mm và bản rộng tùy thuộc được đặt song song với các thanh hoành, đè trên rui có tác dụng liên kết và giữ rui. Thường thì vị trí đặt các thanh mè sẽ được giấu ở các thanh hoành để khi nhìn từ trong nhà sẽ không bị lộ các thanh mè. Khoảng cách các thanh mè không giống các thanh hoành mà nằm thưa hơn rất nhiều.

Ngói màn: Ngói màn được sử dụng trong nhà thờ họ thường là ngói màn chữ thọ với kích thước 150x190mm và được đặt trên các lớp rui, xen kẽ giữa các thanh rui để lộ phần chữ thọ. Và các viên ngói màn sẽ được hãm bởi các thanh mè.

Ngói nhà cổ: Đối với nhà cổ có rất nhiều loại ngói trong đó để lợp mái sẽ có ngói mũi, ngói lưu ly, ngói âm dương.

Các loại ngói nhà cổ

Các loại ngói nhà cổ

  • Ngói mũi: Ngói mũi có khá nhiều loại là ngói mũi ta hoặc ngói mũi hài, ngói vẩy rồng và thường được sử dụng trong các công trình đền chùa, dân gian và chủ yếu vẫn là các tỉnh miền bắc.
  • Ngói lưu ly: Ngói lưu ly thường được sử dụng để lợp ngói trong các đình chùa và chúng ta sẽ bắt gặp nhiều nhất là các tỉnh miền nam.
  • Ngói âm dương: Cũng giống như ngói lưu ly và ngói âm dương này được phân phối chủ yếu vẫn là tại Bát Tràng. Các lợp chủ yếu vẫn là viên úp viên ngửa.

Cái nóc: Hay còn được gọi là thượng lương là phần đỡ bờ nóc và giao giữa 2 phần mái trước và mái sau. Cái nóc chạy dọc theo nhà và có kích thước khá to để đỡ được các phần giao giữa hai mái. Tại cái nóc sẽ được đục chạm trang trí và chủ yếu vẫn là ghi ngày tháng năm làm nhà.

Đấu vòi: Có vị trí nằm dưới cái nóc và trên con lợn (rường bụng lợn)

Dép thượng lương: Có tác dụng để kê hay chèn giữa vì và cái nóc, trong một vài trường hợp khi lên khung nhà không khớp thì có thể sử dụng dép để kê cho khít.

Dép hoành: Tương tự như dép thượng lương để kê giữa các thanh hoành với ván dong, rường…

Con lợn: Hay được gọi là rường bụng lợn là con rường nằm trên cùng và trên đầu của cột trốn và có nhiệm vũ đỡ cái nóc.

Ván lá đề: Được giới hạn giữa rường bụng lợn, 2 cột trốn và câu đầu. Ván lá đề thường được trang trí bằng các hoa văn hay chữ Thọ, chữ Phúc… Ván lá đề thường chỉ có trong các kiểu vì như kẻ truyền, chồng rường, quang đèn.

Bức thuận nhà gỗ

Bức thuận nhà gỗ

Đây là phần bức thuận nhà gỗ mà tôi muốn chia sẻ tới các bạn, đối với bức thuận này còn nhiều chi tiết tôi không biết nếu các bạn biết có thể đóng góp cho mình nhé. Phần bản vẽ hơi đơn giản nên mong các bạn thông cảm.

Nhà chồng rường

Nhà chồng rường

Đây là một trong các vì điển hình của nhà rường với kết cấu chủ yếu vẫn là các thanh rường, rường cụt xếp chồng lên nhau

Con rường, chồng rường: Là các đoạn gối mái được xếp đè lên nhau và càng lên cao càng thu nhỏ theo chiều dốc của mái có nhiệm vụ đỡ mái và thượng lương.

Rường cụt: Có vị trí nằm ở vì nách nằm giữa cột cái và cột quân, trên xà nách đỡ hoành và thu dần theo độ dốc mái.

Trụ trốn: Nằm dưới rường bụng lợn, đỡ con lợn và nằm trên câu đầu, phía dưới trụ trốn thường được đỡ hay trang trí bằng đấu. Trụ trốn còn nằm ở vì nách. Phần thân của trụ trốn thường được đục trạm chữ thọ, chữ phúc.

Cột trốn: Cột trốn là phần trên cùng của cột cái và nằm trên quá giang, không có phần thân và phần đế. Dưới cột trôn có thể là đấu cơm, đấu rế, đấu bát.

Chi tiết vì hàng hiên

Chi tiết vì hàng hiên

Tàu mái: là phần nằm trên đầu kẻ, đầu bẩy để đỡ phần rui đua ra của mái, tàu mái chạy dọc theo mặt trước hoặc 2 mặt bên của nhà. Phia trên tàu mái là phần lá mái

Lá mái: Nằm trên tàu mái đỡ phần rui đua ra đỡ ngói

Then tàu: Liên kết giữa tàu mái với xà hiên để giữ phần tàu mái không bị trôi.

Ván dong (ván rong): Nằm kê giữa kẻ và hoành, mục đích của ván dong chính là truyền lực từ các thanh hoành tới vì. Ở ván dong thường được đục trạm trang trí các hoa văn như tứ linh đối với chùa hoặc được cách điệu đối với nhà ở bình thường. Tại các tỉnh miền nam thì được trang trí bằng các loại hoa hoặc loại quả.

Đầu dư: phần thừa ra của kẻ hoặc bẩy, kẻ ngồi liên kết vào cột quân hoặc cột cái và để giữ các thanh kẻ, thanh bẩy. Ngoài ra còn một vài tên gọi khác như dái kẻ, dái bẩy

Con triện: Con triện thường được trang trí tại 2 cánh phong hoặc trên đỉnh nóc

Bờ nóc: Là phần trên cùng của mái được xây gạch và đắp xi măng và phía trên bờ nóc được đặt và trang trí các con vật trong tứ linh đối với chùa hoặc con kìm, cá sấu… đối với nhà ở.

Gạch hoa tranh: Gạch hoa tranh được sản xuất tại các lò gốm hoặc viglacera và được đặt tại bờ nóc.

共有:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Từ khóa » Bờ Nóc Là Gì