Mơ Tả Mái Ngói, đầu đao, Bờ Nóc, Bờ Dải - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >
Mơ tả mái ngói, đầu đao, bờ nóc, bờ dải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.96 KB, 31 trang )

3.2 Bản vẽ kết cấu bộ khung gỗ gian Bái đường và chú thích

4. Mơ tả mái ngói, đầu đao, bờ nóc, bờ dải

Trên thực tế khơng có ai kì cơng ngồi phân biệt, chia nhóm, sắp xếp cho các mái đao của chùa bao giờ, cũng khơng có cái quy chuẩn thống nhất nào cho cácchi tiết của mái đao chùa nhưng có thể tạm phân chia mái đao thành 2 loại dựa vào thời gian là: mái đao cổ và mái đao hiện đại:Mái đao cổ là mái đao của những ngôi chùa cổ đã được xây dựng từ vài trăm năm trở lên, những mái đao này có những nét chung tiêu biểu cho kiếntrúc chùa chiền cổ như: được làm bằng chất liệu gỗ, vật liệu xây dựng cổ; thường có hình cuộn mây hay rồng; đầu mái đao thường quay vào trong; néttạo hình thanh thốt, hài hồ...Mái đao hiện đại là những mái đao của các ngôi chùa được xây mới gần đây. nét đặc trưng thường thấy là được xây bằng xi măng, vữa; đầu hướng ra ngồi;có sự học tập, vay mượn nhiều của các cơng trình trong và ngồi nước : chi tiết rườm rà ,…..Phong cách xây dựng đình, chùa ở Việt Nam chịu ảnh hưởng và có lẽ bắt nguồn từ cách xây dựng các cơng trình này của Trung Quốc. Trong những thứchịu ảnh hưởng đó thì có cả phần xây dựng các đầu đao ở các góc mái đình, mái chùa. Tuy có sự sao chép nhưng các nghệ nhân Việt Nam xưa đã có sựcải tiến, cũng chính ở phần đầu đao này.Có thể thấy là đầu đao Trung12Quốc rất đơn giản, khơng được trang trí hoa văn nhiều. Phần mái chùa được xếp thẳng, khi đến gần góc đầu đao thì hầu như khơng có sự chuyển tiếp màgiống như có 1 nếp gấp và phần mái ở góc được gấp dựng đứng lên. Chính vì có nếp gấp này mà đầu đao Trung Quốc luôn hướng thẳng ra ngồi. Máichùa Việt Nam được tạo hình xếp thành một đường cong uốn lượn ở góc mái, tạo cảm giác mềm mại chứ không cứng như mái chùa Trung Quốc. Cùng vớinét uốn mềm mại của mái chùa thì đầu đao theo đó được uốn cong lượn vào phía trong. Thêm vào đó là những nét trang trí đặc sắc cho đầu đao Việt Nammà chùa Trung Quốc không hề chú trọng.Khơng chỉ nhằm mục đích thẩm mỹ khi thiết kế mái đình, chùa uốn lượn và đầu đao uốn vào phía trong, các nghệ nhân Việt Nam xưa còn nhằm đạt tớinhiều mục đích khác:- Mái chùa cong lên đều và lượn lên ở góc sẽ tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng từ phía các góc mái. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Namvì khí hậu nóng ẩm quanh năm, cần có nhiều ánh sáng để các vật dụng không bị ẩm mốc.- Cũng vì mái chùa nhơ ra và cong lên ở góc nên cần có 1 bộ phận để giữ phần góc mái. Khơng thể đưa cột chống, cũng khơng thể đưa xà ngang để đỡphía dưới, các nghệ nhân Việt Nam đã sử dụng chính đầu đao làm tay kéo phía trên mái, vừa trang trí vừa làm vững chắc cho mái chùa. Mái chùa TrungQuốc không cong lên nên họ cũng khơng phải quan tâm việc chăm chút góc mái, và vì vậy bỏ qua đầu đao.Đi sâu vào nghiên cứu chùa Bút Tháp ta có thể nhận thấy cũng như các chùa Việt Nam khác,mái ngói của chùa trải rộng ra, bao phủ tồn bộ khơng gian tạocảm giác ngôi chùa rất rộng. Đầu đao cong uốn lượn bồng bềnh duyên dáng, trên kiến trúc là những bức chạm trổ tinh xảo nghệ thuật.Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đá rất phổ biến, trên có những hình động vật được khắc trông sinh động. Qua cửaTam quan, đến gác chuông hai tầng, tám mái.Giống như những ngôi chùa đất Bắc khác, mái chùa Bút Tháp không cao, cửa điện khơng rộng, khiến người ta phải cúi mình, nhấc chân cẩn thận trong từngbước đi, cử chỉ, lời nói, ánh mắt. Ở góc, người ta muốn nâng mái cao lên vì vậy người ta xây thêm cột chốn. Gian Bái Đường rất lớn, tuy có bốn chân nhưng13cột cao vì thế mái dốc nên có thể kéo dài được. Ở giai đọan thế kỷ XVII, thường cấu trúc vừa có bốn hoặc sáu hàng chân. Còn trước đó thời nhà Trần,chỉ còn lại bốn hàng chân. Vì chùa Bút Tháp được xây dựng từ thời nhà Trần nên tất nhiên được xây dựng theo cấu trúc bốn cột trụ. Giữa hai cột cái có câuđầu. Trên câu đầu có giá chiêng để đỡ thượng lương. Hai bên cột cái là hai cột qn khơng có xà nách mà chạy chéo gọi là kẻ.Tồn bộ tam giác trên đó gọi làvì kèo, do khơnh có xà nách nên khơng có bẩy vì vậy kẻ kéo dài đều theo đầu mái. Trọng lượng của mái rất nặng vì được lợp ba tầng ngói. Các viên ngóiđược xếp đan xen khăng khít.Trọng lượng từ thượng lương chuyển sang hai cột chốn của giá chiêng chuyển trọng lượng xuống cho tòan bộ câu đầu. Haibên câu đầu phải rất cân. Nó sẽ chuyển tiếp trọng lượng vào đầu những cây cột. Như vậy, cột đóng vai trò cơng năng đỡ tồn bộ mái này, có bao nhiêu cộtthì phải chia trọng lượng mái ra cho các cột. Cột đỡ phải là cột đứng sẽ khơng bị bẻ cong, nếu nằm ngang thì dù là bê tông cốt thép nếu không đủ thong số kỹthuật cũng sẽ bị bẻ cong. Cột cái bao giờ phải là cột to nhất vì phải đỡ nặng nhất trọng lượng của mái chùa. Sau đó đến cột quân, cột con. Cột con chỉ đỡtrọng lượng của mái hiên. Trước đây, những cột chốn này được làm bằng gỗ, nay được làm bê tông mới đỡ được sức nặng của mái chùa.Mái chùa lợp ba lớp ngói, lớp cuối là lớp ngói bản, lớp trên tận cùng là những miếng ngói có thể bị vỡ, lớp trên cùng là ngói mũi hài. Lối lợp ngói là lối lợpvảy rồng, lợp so le. Rất thuận lợi khi thời tiết mưa gió vì khi trời mưa mái khơng bị nặng và nước mưa có thể chảy theo nhiều hướng.Đầu đao của chùa được cham khắc các hình con rồng và đầu phượng. Có bốn đầu đao tạo cho người xem có cảm giác mái chùa nhẹ nhàng hơn.Bờ dải từ nóc chạy ra đầu đao, có hàng gạch bít kín.Trên bờ dải thường được chạm khắc hình thù một con vật có bốn chân.III- NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG THỜ 1. Vị trí các pho tượng thờ trong chùa2. Nội dung các pho tượng thờ chính trong chùa làngỞ VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ Tổ, thờ Thánh. Cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát, ở trong chùa tuy cũng có cơng thức và ý nghĩa rõràng.14• Bộ tượng Hộ PhápBước chân vào chùa, nhân vật đầu tiên ta gặp không phải là nhân vật quan trọng,tối thượng nhất của đạo Phật. nhân vật mà mọi người sẽ có thể gặpđầu tiên là 2 nhân vật rất quan thuộc, hẳn ai cũng đã từng nghe tên, từng biết, và đây có lẽ là nhân vật được hầu hết mọi người phân biệt được trong hệ thốngcác nhân vật được thờ trong đình chùa đó là 2 ngài hộ pháp : hộ pháp trừng ác và hộ pháp khuyến thiện , tên dân gian quen gọi là : ông thiện và ông ác đượcđặt đối xứng hai bên trong nhà Bái Đường.Đặc điểm chung của 2 ông: bao giờ cũng được tạc rất to, có thể là to nhất trong cả hệ thống tượng trong chùa có thể đứng hoặc ngồi, có thể có con lânhay sư tử kèm theo, tay thường cầm binh khí hoặc linh khí, tượng thường có những dải lụa xung quanh mình - thể hiện sự thần thơng nhưng cũng tạo tínhmỹ thuật và được làm bằng đất sét, giấy bồi, hoặc gỗ. Hơn nữa nhìn rất dễ phân biệt, ông Ác mặt đỏ, cầm binh khí, dáng dữ tợn, ơng Thiện cầm linh khíbinh khí mặt trắng hồng dáng hiềnCó thể thấy hai ngài hộ pháp ở chùa Bút Tháp rất đẹp và sinh động. Nếu như ở Chùa Dâu, 2 vị hộ pháp ngơi thẳng chân thì ở đây 1 chân thẳng 1 chân co gáclên đầu con sư tử vì thế hình tượng con sinh động hơn.Tay giơ lên vì vậy tà áo bay phấp phới. Bàn tay trên dưới có cử động khác nhau trơng phong phú hơnsinh động hơn.Tất cả hộ pháp đều làm bằng đất sét có phủ sơn ta ra bên ngồi lên giữ được lâu.Tất cả đều làm vào thế kỷ 18 khơng có pho nào được làmtrước thế kỷ 18 cả.Tượng hộ pháp trừng ác ở chùa Bút Tháp mới được sơn son thiếp vàng, tu sửa lại cho nên nhìn mới hơn, đẹp hơn. Một tay cầm quả chuỳ, 1tay để trên đầu con sư tử tà áo bay phấp phới, sắc mặt và khuôn mặt dữ tợn.Cả hai ông đều mặc áo giáp trụ.Ngồi hai ơng thiện và ác, ta sẽ được nhìn thấy tượng Đức Ơng và Đức Thánh Hiền . Có thể nhận thấy rất rõ ban thở Đức Ông ở mỗi nơi rất khácnhau. So với ban thờ Đức Ông ở chùa Dâu, Đức Ông ở chùa Bút Tháp trơng có vẻ oai phong hơn, vị thế xã hội cao hơn, tay cầm con dao trên có ngọn tre.Theo sử sách ghi lại, Đức ông là người bở tiền ra tậu ruộng tậu đất dâng hiến cho đức phật để xây chùa làm nơi truyền thụ phật pháp.Vì vậy khi vào chùa talễ bàn thờ này trước có hai ý nghĩa.Thứ nhất là bày tỏ lòng biết ơn ơng, nhờ ơng mà ngày nay ta có lơi lễ chùa. Thứ hai đây là tài sản của ông, ta phải vàođây cám ơn ông ta là người đã mở đầu cho việc cung tiến tiền của tài sản ruộng15nương cho nhà chùa.Vì thế thời Lý nhà chùa rất giàu, thậm chí hồng tộc nhà Lý khơng đi tu vẫn dâng hiến của cải vật chất cho đức phât. Ngày nay dựa vàonhững người có lòng mộ phật đi theo phật.Vì thế những người cơng đức là tứ phương.Đức Thánh tăng là một vị cao tăng. Cũng như Đức Ơng và hai ngài hộpháp khơng có pho nào giống pho nào nên ở đây hai bàn tay giơ lên làm cho dáng đẹp hơn. Trên thực tế tượng Đức Thánh Hiền ở đây cũng rất đẹp.• Bộ tượng Tam ThếBộ tượng Tam Thế chùa Bút Tháp là bộ tượng đẹp nhất bày cao nhất - biểutượng cho cõi Niết bàn tuyệt đối bất sinh bất diệt.Bộ tượng này thuộc loại tượng lớn, riêng tượng cao 175cm, kể cả đài sen và bệ tới 270cm.Mặt tượng trở nên tròn hơn và do đó càng đầy đặn, mình vần mập mạp, đều ngồi bán kiết đểchân phải ngửa lòng trên bắp vế chân trái, áo cà sa mở rộng hai tà để lộ rõ bộ ngực đeo dây anh lạc nhiều chi tiết khá diêm dúa . Ba bức tượng có ba thế taykhác nhau. Phật ở giữu là phật hiện tại, đang tu hành, tay trái đõ lưng bàn tay phải, hai đầu ngón tay chụm vào nhau, bàn chân lật ngửa lên đặt trên đùi . Thếtay gọi là Muđra: thế thiền định. Bên tay phải Phật hiện tại là Phật quá khứ, bên tay trái là Phật tương lai đều có thế tay khác nhau. Tượng ngồi trên tòa senđược làm kỹ với những cánh chẳng những viền thành cánh sen cuộn đầu mà còn có cả cụm mây đao. Đặc biệt phía sau tượng có vòng hào quang mang hìnhmột lá đề, bên trong có băng diềm trang trí hoa dây, sau gáy tượng là hình tròn thếp vàng với nhiều điểm vạch ở xung quanh, phía trên đỉnh vòng sáng có đơichim liền cánh hay con chim hai đầu, ở vòng hào quang pho giữa chim có hình đầu người, là loại chim thiêng biết giảng đạo lý nhà Phật, mang tên là CọngMạng, Sanh Sanh hay Mạng Mạng. Cũng cần thấy bệ tượng vng chém góc dưới đài sen ngồi những ơ hoa trang trí, ở mỗi góc bệ phần dưới còn có tượngcon quỷ nhỏ dáng người vừa dữ tợn vừa hài hước trong thế dạng chân giơ tay đỡ tầng bệ trên.Bệ tượng này hẳn được làm vào khoảng giữa thế kỷ XVII.• Bộ tượng Tam ThânDo có thêm một bộ tượng Tam Thế nữa nhưng không thể huỷ pho nào được cả, không thể vất đi được . Trong đạo Phật rất kiêng việc đốt Tượng phật đigọi là hố vì vậy người ta có thể bầy thêm ở hàng thấp hơn. Ba pho tượng ở hàng thấp hơn này giống nhau. Vì vậy ta có thể kết luận thời gian cham muônvào khoảng thế kỷ XVIII trở đi.Những pho tượng này rất giống nhau vì vậy khơng thể phân biệt đâu là phật hiện tại, đâu là phật quá khứ, đâu là phật tương16lai. Chỉ có thể phân biệt qua chỗ ngồi ta có thể đặt ơng này vào giữa, dặt ông giữa sang bên cạnh không sao cả. Tất cả các pho tượng đều được làm bằng gỗsơn son thiếp vàng. Chất liệu gỗ được chọn thường là gỗ mít: rất bền, khơng bị nứt, khơng bị mối mọt, mền dễ chạm.• Toà Cửu LongTheo truyền thuyết, khi mới sinh ra, Tất Đạt Đa Cồ Đàm đi 7 bước, dưới chân nở ra 7 đóa hoa sen đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất,nói rằng : Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn trên trời dưới đất, ta là tơn q nhất. khi đó có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trờimở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan hỉ.Ở Việt Nam, hình tượng này được tạo thành một tòa gọi là Cửu Long, có 9 đầu rồng hiện ra xung quanh tượng Thích Ca Sơ Sinh. Tùy chùa mà tòa CửuLong to hay nhỏ, cầu kì hay khơng. Tòa lớn thì đủ 9 rồng, vô số thần thánh, chư phật ở xung quanh. Chùa nhỏ thì sơ sài đơn giản hơn.Cũng như cách bố trí ở tất cả các chùa ở Việt Nam, Tòa Cửu Long của chùa Bút Tháp được đặt ngay sau hương án chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ Tamtơn. Phía trước trên cùng là tượng Thích ca sơ sinh. Ở hai bên mỗi một tượng chỉ có hình tượng Thích Ca Sơ Sinh là quy định giống nhau còn vầng hào qiang cóchin con rồng phun nước cho Phật tắm thì khơng giống nhau. Mỗi nơi họ làm một kiểu vì khơng có sự quy định. Ngoài nguyên tắc là chin cái đầu rồng với ýnghĩa là chin con rồng phun nước cho phật tắm, thì trên vầng hào quang ngồi tượng Thích Ca ra ta không thấy các vị tượng khác nữa không như một số chùakhác.• Thị giả :Là pho tượng được làm từ một cây gỗ mặc yếm, thắt lưng bao xanh. Nếu cây gỗ to thì tượng to, còn cây gỗ nhỏ thì tượng nhỏ. Cụ thể khi nhìn vào đài sen và bệở bên dưới có thể thấy nó vừa bằng một thân gỗ tròn, cho nên có thế nào người ta chạm thế đó. Ở pho tượng này ta thấy tính dân gian biểu hiện rất rõ nét. Vìtính chất dân gian này cho nên hình tượng pho tượng tuy khơng tỷ lệ nhưng rất sinh động. Hai pho tượng này đã từng bị mất nhưng sau đó cơng an đã tìm lạiđược chứng tỏ hai pho tượng cũng rất có giá trị.• Tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt17Đáng chú ý nhất ở chùa là tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nổi tiếng do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểmthẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17. Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Giao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụngkhắc tạm hiểu: Nam Đông Giao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ.Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ phụng khắc được dịch là khắc theo ý chỉ của nhà vua nhưng nếu phụng mệnh vua mà khắc thì tượng phảiđể ở kinh đơ, trong khi đó pho tượng này lại được thờ ở một ngơi chùa.Dù thời gian đã làm tróc lớp sơn, thếp vàng trên tượng nhưng không làm mất đi sự duyên dáng của từng cánh tay, trên nét mặt thanh thản của Phật bà, của vầnghào quang tạo bởi nghìn cánh tay và nghìn con mắt. Đây là hiện thân của sự thấu hiểu nỗi khổ và cứu độ chúng sinh trong Phật pháp. Pho tượng có 42 cánh taylớn và 958 cánh tay nhỏ.Theo kinh Phật và những truyền thuyết dân gian thì Đức Quan Thế Âm Bồ Tát tu luyện được tất cả các phép thần thông quảng đại,thường hay biến hiện ra nhiều sắc tướng để trừ khổ ải cho chúng sinh. Trong các vị Quan Thế Âm Bồ Tát, theo danh hiệu và sắc tướng có một số danh hiệu sauđây: Quan Thế ÂmVô Úy, Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát, Chuẩn Đề Quan Âm, Phật Bà Quan Âm. Trong 5 vịtrên Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Phật thần thông quảng đại hay ra tay cứu độ chúng sinh: không đâu Bà khơng thấy, khơng việc gì Bàkhơng làm được. Do vậy Bà có sắc tướng là vị Phật nghìn mắt nghìn tay. Vào viếng các ngơi chùa, ta thường thấy các tượng Phật đứng hay ngồi mà có nhiềutay, nhiều mắt... đó chính là những pho tượng thờ Bà. Theo truyền thuyết, Quan Thế Âm Bồ Tát muốn mình phổ độ đựơc chúng sinh, muốn đến được mọi nơimọi chốn vì thế Bà quyết định đâp vỡ cái đầu của mình ra chia cho các vùng miền thờ phật. Adiđa thương tình đã nhặt lại những mảnh vỡ ấy chắp lại thành11 cái đầu tầng mặt lớn nhất là 3, 2 tầng trên mỗi tầng là 3, 2 mặt nữa trên cùng tổng là 11Pho Quan Âm thiên thủ thiên nhãn được gọi là Tập đại thành của nền điêu khắc Việt Nam, vì dường như hội tụ đủ cả trời đất. Đại Bồ Tát ngồi trên tòa sendo một con rồng đỡ lên từ mặt biển nổi sóng, sâu bên dưới là bốn bức tượng nhỏ tượng trưng cho tầng địa ngục. Giữa lòng đức Bồ Tát là hình tượng mặt trăngtròn vẹn, hai tay chắp trước ngực thể hiện hạnh nguyện vô lượng. Ngang hai bên mặt chính của tượng là hai mặt khác, tượng trưng cho q khứ, tương lai. Cácđầu tượng đều có khn mặt của phụ nữ đơn hậu, tóc chải ngược lên đỉnh búi18thành cuộn, mắt hé mở nhìn xuống, tai tượng lớn và dày, đeo hoa tai là bong sen nở.Cổ tượng cao ba ngấn.Theo những nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam và lịch sử Phật giáo thì pho tượng bằng gỗ chạm, sơn son thếp vàng đầu tiên thờ Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn QuanThế Âm Bồ Tát dân gian quen gọi là là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được nghệ nhân Trương Văn Thọ chạm khắc vào năm Bính Thân 1656, cao 3,45, đặtthờ tại chùa Bút Tháp . Tượng thể hiện lòng tin tuyệt đối vào sự tồn năng của Phật Bà Quan Âm: nhìn thấy, xem xét được mọi sự việc, sự vật ở khắp mọi nơi,cứu vớt, cứu khổ mọi người trong mọi lúc... Nghệ nhân đã thành công trong cách bố cục và diễn tả để pho tượng được tự nhiên, cân đối giữa thân người và21 đôi tay mềm mại xung quanh. Các đôi cánh tay lớn như đang múa, các cánh tay nhỏ được sắp xếp theo vầng hào quang tỏa sáng xung quanh. Trên mỗi lòngbàn tay đều có hình con mắt thể hiện nghìn mắt. Phần bệ tượng thể hiện bể khổ trần gian với nhiều sóng gió. Con ác thú đội tòa sen và người đội bệ tượnglà những kẻ ác bị trừng phạt và được Phật Bà thu phục làm đệ tử. Riêng hoa văn chạm khắc trên bệ tượng mang nét đặc sắc của hoa văn trang trí thời Lê nhưLưỡng long chầu nhật, Song lân chầu nhật - trong đó hình tượng Long rồng tượng trưng cho uy quyền của Vua và Lân là biểu tượng cho sự bền vững củatriều đại, của quốc gia... Tượng này được xem là cổ vật quý của nước ta và là niềm tự hào to lớn của nền mỹ thuật điêu khắc dân gian Việt Nam trong tiếntrình phát triển lịch sử Phật giáo dân tộc.• Tượng La HánTrong chùa có tất cả 18 pho tượng La Hán . Các pho tượng La Hán chùa Bút Tháp là những pho tượng rất biến hoá , nét vẽ nét tạc nào cũng rất sống độngvà có hồn. Có thể nhận ra một điều là những pho tượng La Hán chùa Bút Tháp là những tĩnh vật nhưng tượng nào cũng được tả trong những tư thế, cử chỉkhác nhau, với một tâm linh sâu thẳm .• Tượng Văn Thù - Phổ Hiền Bồ TátHai pho tượng này đều là những bức tượng được tạc vào thế kỷ 17.Hầu hết các chùa có bộ tượng trên và được đặt tương đối đúng chỗ, trong đó bộ tượngVăn Thù cưỡi thanh sư và Phổ Hiền cưỡi bạch tượng thuộc loại sớm nhất và cũng đẹp nhất còn lại là ở chùa Bút Tháp.Cặp Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền làhai hiệp sĩ của đức Phật Thích Ca Như Lai. Ngài Văn Thù tượng trưng cho trí - tuệ - chứng, ngài Phổ Hiền tượng trưng cho lý - định - hành. Cặp tượng này19biểu trưng cho lý trí - định tuệ - hành chứng hoàn bị, viên mãn của đức bản tôn Như Lai. Trên Phật điện, trong bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, ngài VănThù cưỡi sư tử xanh hầu ở bên trái đức Như Lai, ngài Phổ Hiền cưỡi voi trắng hầu ở bên phải. Cặp Bồ Tát này là hai bậc thượng thủ của hết thảy hàng BồTát, thường giúp đỡ, tuyên dương cho việc giáo hóa của đức Như Lai. Chùa Bút Tháp khơng có tượng Thích Ca Thuyết Pháp tức Phật Niêm Hoa, vì thếcặp tượng Văn Thù - Phổ Hiền không dàn hàng ngang ở gian giữa của Phật điện mà đẩy sang hai gian bên ở vị trí nhìn nhau qua gian giữa. Tượng VănThù ở gian trái, tượng Phổ Hiền ở gian phải. Tượng lớn hơn người thực một chút, tuy gọi là cưỡi, nhưng thực chất là ngồi trên lưng thú, một chân ứngvới mông con thú thả thõng xuống tiếp giáp đất, chân còn lại gấp ngang tì ngửa bàn chân lên đầu gối chân kia. Như thế, sư tử và voi vốn là những con vậtrất to lớn, giờ đây được thu lại nhỏ thích hợp với chức năng làm bệ như cái ghế ngồi của tượng. Ở đây người và thú gắn kết hữu cơ thành một chỉnh thểtrong bố cục khối chóp có đường viền rõ ràng, tất cả đều được tả thực. Sư tử nằm nhưng chống chân trước và quay đầu về bên trái là bên Văn Thù ngồi, voithì nằm duỗi dài chân, đầu nhìn thẳng, giơ ngang chiếc vòi, chúng được tinh giản để nêu rõ hình hài mà khơng sa vào tự nhiên rối rắm. Hai vị Bồ Tát ở tưthế đăng đối nhau, ngồi tĩnh lặng, nhìn thẳng, thân mình chắc đậm, mặt trái xoan đầy đặn, cùng búi tóc nhô ở đỉnh đầu rồi chụp lên một vành mũ có nhiềutrang trí, mặc áo dài thắt vạt để hở ngực trơn và đoạn cạp váy. Tay phía đầu thú gấp đưa lên kết cùng một ấn gấp ngón giữa và ngón đeo nhẫn cho chạm ngóncái, hai ngón út và trỏ duỗi hơi cong; tay kia để trên đùi nhưng tay Văn Thù để ngửa quay vào trong lòng, còn tay Phổ Hiền để úp duỗi thẳng xuống. Vành mũcủa hai Bồ Tát đều chạm nổi cao hình rồng mập mạp chầu vào đức Phật trong vòng hào quang ở phía trước, trong đó mũ Văn Thù còn nhơ cao một tấm chắncó trang trí để che búi tóc, còn để tóc mai chảy vắt qua tai xuống vai rồi chia ra ba lọn chảy theo bả vai xuống cánh tay. áo tượng chỉ có những nếp chảy sóng,mảng to đầy. Tồn tượng sơn thếp màu gụ có những ánh vàng huyền bí, đậm chắc, sâu kín. Trừ voi sơn trắng ngà và mình sư tử có ánh xanh.• Thích Ca Mầu Ni đắc đạoTrong chùa thiếu hình tượng ơng Tuyết Sơn khi 29 tuổi tu hành đắc đạo. Nhưng ở đây lai có một pho tượng nhiều người khơng biết gọi là gì . Có ý kiếncho rằng cũng là ơng Tuyết Sơn ấy nhưng ở đây gọi là ơng phật Thích Ca Mầu Ni ấy thành đạo. Tuyết Sơn là đang đi tìm đạo cho nên ơng ấy chưa được ngồilên toà sen. Sáu năm tu hành vất vả, khổ hạnh vì thế cho nên ơng chỉ có da bọc20xương. Hình tượng pho tượng chùa Bút Tháp ở đây là hơm trước vẫn đang đi tìm hơm sau tìm ra mới ngộ ra thì người ta tạc tượng ngay cho nên ơng thànhphật mới được ngồi trên tồ sen nhưng vẫn giữ dáng vẻ khổ hạnh chỉ có da bọc xương. Đây là pho tượng duy nhất là Phật thành đạo chỉ có ở chùa Bút Thápcòn các chùa khác khơng có hình tượng này. Ta có thể q pho tượng này ở khía cạnh là pho tượng độc nhất vô nhị ở VIệt Nam. Tượng ngồi theo thế toạthiền, chân để ngửa lên. .• Phật Bà Quan ÂmTrong chùa có pho tượng Phật Bà Quan Âm ngồi trên đài sen ,có dáng ngồi tự do ảnh hưởng của lối tạc tượng Phật Bà Quan Âm của Trung Quốc. QuanThế Âm trên tay cầm một cái bình chứa những lồi hoa q tiết ra một loại mật có thể cứu người chết sống lại . Qua đó muốn nói, vị quan âm này là vị hànhđộng cụ thể,có quan điểm, nhiệm vụ ln luôn cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Người ta cho rằng đây là vị phật có tình cảm nhất, nhân từ nhất cho nên nhândân hay lễ vị này riêng.Trong chùa còn có pho tượng tạc một vị sư Thiên Trúc với đặc trưng là mái tóc xoắn tròn, dáng vẻ khắc khổ nhưng an định. Pho tượng đại diện cho các vịtổ sư Phật giáo từng đến Việt Nam từ hai hướng: tây sang Tây thiên, Trung Hoa đến Đơngđộ. Xét về tạo hình pho tượng này cũng giá trị khơng kém phoPhật bà, dù có thể cơng sức tạo dựng khơng bằng. Có thể thấy xa xa là pho tượng bà quận chúa - hoàng hậu - thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái củaThanh đô vương Trịnh Tráng, hồng hậu của vua Lê Thần Tơng.Hai mẹ con là những người có cơng lớn trong việc trùng tu chùa và cũng về tu ở đây. Dựavào pho tượng này có thể hình dung khá rõ về trang phục hoàng tộc thời Hậu Lê

3. Giá trị nghệ thuật của các pho tượng chủ yếu trên

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Phát triển du  lịch văn hóa Chùa Bút ThápPhát triển du lịch văn hóa Chùa Bút Tháp
    • 31
    • 800
    • 0
Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.81 MB) - Phát triển du lịch văn hóa Chùa Bút Tháp-31 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Bờ Nóc Là Gì