Cấu Tạo Lò Vi Sóng, Những Thông Tin Người Sử Dụng Cần Biết Về Lò Vi ...

Lò vi sóng cũng là một trong những thiết bị nhà bếp rất phổ biến hiện nay, hầu như gia đình nào cũng sử dụng bởi ưu điểm vượt trội của thiết bị này như làm chín thực phẩm hay hâm nóng chỉ trong vài phút. Tuy vậy lò vi sóng cũng rất khác các thiết bị nấu nướng khác về nguyên lý hoạt động và đặc biệt là rất nguy hiểm cho người sử dụng nếu không hiểu rõ về thiết bị này. Trong nội dung này Homecare24h sẽ trao đổi với độc giả về cấu tạo của lò vi sóng để giúp người sử dụng hiểu tường tận và sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn, đồng thời giúp cho việc sửa lò vi sóng dễ dàng hơn.

Nội dung chính

  • I. Công dụng của lò vi sóng
  • II. Nguyên lý làm việc của lò vi sóng
  • III. Cấu tạo của lò vi sóng
    • Ngăn nấu của lò vi sóng
    • Vỏ lò vi sóng
    • Nguồn phát sóng
    • Biến thế cao áp
    • Tụ cao áp
    • Bảng điều khiển
    • Cánh tản sóng
    • Quạt tản nhiệt
    • Tecmit bảo vệ
    • Cầu chì nguồn
    • Đĩa quay lò vi sóng
    • Xem thêm

I. Công dụng của lò vi sóng

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo lò vi sóng, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về công dụng của lò vi sóng để hiểu rõ thiết bị đa năng này. Lò vi sóng có khả năng làm nóng rất nhiều loại thực phẩm được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày với thời gian chỉ từ 1-5 phút, và thường được sử dụng cho việc hâm nóng những thực phẩm đã chuẩn bị từ trước hay đã nấu chín để nguội như canh, thức ăn, cơm, bơ, bánh mỳ, piza…hoặc sử dụng cho việc rã đông thực phẩm đông lạnh. Do nhiệt độ của lò vi sóng tạo ra không cao so với các thiết bị chiên rán truyền thống như lò nướng, chảo rán nên phạm vi sử dụng của lò vi sóng bị hạn chế, chính vì thế lò vi sóng chủ yếu được sử dụng cho phạm vi nhiệt độ dưới 100oC là chính. 

Khi tìm hiểu sâu về nguyên lý làm việc của lò vi sóng hay cơ chế sinh nhiệt của thiết bị này, chúng ta sẽ hiểu vì sao nhiệt độ do lò vi sóng sinh ra lại không cao mặc dù thời gian làm nóng của vi sóng rất nhanh và làm nóng sâu, đều bên trong đồ ăn tốt hơn rất nhiều so với các thiết bị thông thường khác. Chính vì nhiệt độ thấp (nhiệt độ của nước sôi) nên đa phần chúng ta chỉ sử dụng lò vi sóng cho việc hâm nóng thức ăn là chính.

II. Nguyên lý làm việc của lò vi sóng

Nói đến nguyên lý làm việc của lò vi sóng có lẽ ai cũng hiểu sơ qua về vấn đề này, tuy vậy chúng ta cần hiểu rõ hơn và chi tiết hơn để sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn cho chính bản thân người sử dụng. 

Lò vi sóng thực chất là một lồng faraday được sử dụng để làm khoang nấu hay hâm nóng thức ăn bên trong, vi sóng được tạo ra chỉ hoạt động bên trong khoang nấu của lò vi sóng mà không bị rò rỉ ra bên ngoài. Vi sóng được tạo ra từ nguồn phát vi sóng (magnetron) có tần số thường ở 2450MHz được dẫn vào bên trong khoang nấu rồi phản xạ qua lại giữa các thành của khoang, và được thức ăn hấp thụ trong quá trình làm nóng. 

Vi sóng có tần số 2450MHz có tác dụng làm nóng hiệu quả với nước ở dạng lỏng mà không có tác dụng với chất béo, đường và nước đá. Do vậy khi thực phẩm hấp thụ vi sóng, các phân tử nước sẽ dao động qua lại rất mạnh và chuyển thành dạng dao động nhiệt làm thức ăn nóng dần giống như dạng đun nước sôi. Đặc biệt, vi sóng có tần số như vậy không có tác dụng với các vật liệu như thủy tinh, gốm sứ, giấy, nhựa (không nên cho đĩa nhựa vào trong lò vì bản chất nhựa tiếp xúc với nhiệt cao sẽ biến chất) nhưng lại có tác dụng với kim loại (có thể làm nóng chảy kim loại) do vậy người sử dụng cần chú ý là không sử dụng đồ dùng bằng kim loại đưa vào trong lò vi sóng.

Nguyên lý làm việc của lò vi sóng như vậy đã giải thích rõ ràng tại sao nhiệt độ của thức ăn được tạo ra bởi lò vi sóng chỉ giống như đun nước sôi, do vậy thiết bị này thường được sử dụng để nấu chín và hâm nóng thức ăn.

III. Cấu tạo của lò vi sóng

Cấu tạo của lò vi sóng là phần chính trong nội dung này, tuy nhiên Homecare24h muốn độc giả hiểu cơ bản về tác dụng cũng như nguyên lý của lò vi sóng để đến phần cấu tạo chúng ta càng hiểu rõ hơn chức năng của từng bộ phận. Như hình ảnh trên đầu trang, chúng ta đã thấy khá rõ ràng lò vi sóng bao gồm những bộ phận chính như vỏ máy, khoang nấu, bảng điều khiển, biến thế cao áp, nguồn phát vi sóng, ống dẫn sóng, cánh tản sóng, quạt tản nhiệt, tụ cao áp, đĩa quay, tecmit bảo vệ, cầu chì nguồn và một số bộ phận nhỏ khác. Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết về từng bộ phận.

  • Ngăn nấu của lò vi sóng

Ngăn nấu của lò vi sóng thực chất là một hộp kim loại kín có khả năng phản xạ hoàn toàn sóng bên trong mà không cho sóng lọt ra bên ngoài. Các mặt bên trong của lò vi sóng là các tấm kim loại được thiết kế đặc biệt giúp cho việc phản xạ sóng tốt nhất, riêng mặt bên ngoài chính là phần cửa của lò vi sóng là một lưới kim loại có kích thước lưới phù hợp cho việc ngăn sóng hoàn toàn. Lớp vỏ lưới kim loại này chính là một lồng faraday, độc giả có thể tìm hiểu thêm về bộ phận này.

  • Vỏ lò vi sóng

Đây là phần vỏ bảo vệ bên ngoài và thường được làm bằng kim loại. 

  • Nguồn phát sóng

Có thể nói đây là bộ phận cốt lõi của lò vi sóng bởi đây chính là bộ phận tạo ra vi sóng để làm nóng thức ăn. Nguồn phát vi sóng có rất nhiều chi tiết và nguyên lý hoạt động rất phức tạp, homecare24h sẽ phân tích chi tiết bộ phận này trong một nội dung riêng biệt.

  • Biến thế cao áp

Biến thế sử dụng trong lò vi sóng là loại biến thế tăng áp, với điện thế đầu vào là 220V ở cuộn sơ cấp, điện thế đầu ra tại cuộn thứ cấp vào khoảng 2000V phù hợp với nguồn điện cần cấp cho nguồn phát vi sóng. 

  • Tụ cao áp

Tụ cao áp lò vi sóng kết hợp với diode cao áp để biến đổi điện thế cao áp xoay chiều AC thành điện thế cao áp một chiều DC lớn hơn ( khoảng 4000V DC) để kích hoạt nguồn phát vi sóng (magnetron) làm việc. Các nguồn phát vi sóng hiện nay đều sử dụng điện thế cao áp DC để bứt phá electron từ cực âm đi tới cực dương, các electron sau khi bứt ra khỏi cực âm sẽ di chuyển trong từ trường mạnh và tạo thành vi sóng. Trong nội dung chi tiết về nguồn phát vi sóng độc giả sẽ hiểu rõ hơn.

  • Bảng điều khiển

Đây là bộ phận điều khiển trung tâm, gồm bảng mạch điện tử, các nút bấm và màn hình hiển thị các thông số.

  • Cánh tản sóng

Cánh tản sóng có tác dụng khuấy đều sóng di chuyển bên trong ngăn nấu, kết hợp với đĩa quay nhằm gia tăng tối đa sự đồng đều của sóng hấp thụ vào thức ăn, đảm bảo nhiệt độ trong thức ăn đồng đều nhau. 

  • Quạt tản nhiệt

Quạt tản nhiệt có tác dụng làm mát các bộ phận sinh nhiệt lớn bên trong lò vi sóng như biến thế cao áp, nguồn phát sóng bởi đây là hai bộ phận tạo ra nhiệt rất lớn trong quá trình hoạt động. 

  • Tecmit bảo vệ

Đây là chi tiết cũng khá quan trọng có chức năng bảo vệ lò vi sóng trong các trường hợp bị trục trặc như thành lò quá nóng, một số bộ phận khác sinh nhiệt quá lớn có thể dẫn tới cháy nổ, khi đó tecmit sẽ ngắt điện nguồn để ngăn chặn vấn đề xấu xảy ra ngoài khả năng kiểm soát của bộ điều khiển.

  • Cầu chì nguồn

Chức năng của cầu chì trong mạch điện thì chúng ta chắc chắn đã biết rồi, trong hầu hết các thiết bị điện đều có cầu chì nhằm bảo vệ mạng điện bên ngoài hoặc bảo vệ các chi tiết bên trong thiết bị khi xảy ra đoản mạch hay điện thế quá lớn sinh ra đột ngột.

  • Đĩa quay lò vi sóng

Đây là bộ phận có tác dụng xoay tròn đồ ăn để trong lò vi sóng nhằm mục đích giúp đồ ăn hấp thụ đều vi sóng để có thể nóng đều, chín đều. Bộ phận đĩa xoay gồm 1 động cơ điện giảm tốc có thể đảo chiều khi gặp lực cản lớn và 1 đĩa thủy tinh có bi lăn đỡ bên dưới.

Trên đây là cấu tạo lò vi sóng cơ bản, người sử dụng nên tìm hiểu để nắm được chi tiết hơn về lò vi sóng nhằm sử dụng tốt hơn.

Xem thêm

  • Điều hòa Carrier là của nước nào? Có tốt không? Có nên mua khôngĐiều hòa Carrier là của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không (0)
  • Máy ấp trứng không đảo được, sửa như thế nàoMáy ấp trứng không đảo được, sửa như thế nào (0)
  • Sử dụng máy xay sinh tố đúng cách để tăng độ bền và hiệu quảSử dụng máy xay sinh tố đúng cách để tăng độ bền và hiệu quả (5)
  • Các loại bếp điện thông dụng nhất hiện nayCác loại bếp điện thông dụng nhất hiện nay (3)
  • Lò nướng khác nồi chiên không dầu ở đâu, rất nhiều bạn không biếtLò nướng khác nồi chiên không dầu ở đâu, rất nhiều bạn không biết (0)
  • Vệ sinh điều hòa định kỳ giúp tăng hiệu quả làm lạnh, tiết kiệm điệnVệ sinh điều hòa định kỳ giúp tăng hiệu quả làm lạnh, tiết kiệm điện (37)
  • Máy ấp trứng bị chạm mát, xử lý như thế nàoMáy ấp trứng bị chạm mát, xử lý như thế nào (0)
  • Xốp dán tường cách nhiệtXốp dán tường cách nhiệt (2)

Từ khóa » Cấu Tạo Nguyên Lý Làm Việc Của Lò Vi Sóng