Cấu Tạo Máy Phát điện Xoay Chiều 1 Pha Và Nguyên Lý Hoạt động
Có thể bạn quan tâm
Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha như thế nào? Đây là câu hỏi chúng tôi được khách hàng đặt ra rất nhiều. Về cơ bản thì cấu tạo trong động cơ máy phát đều dựa theo hiện tượng cảm ứng từ.
1. Máy phát điện xoay chiều 1 pha là gì?
“Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch lưu dùng các thyristo.” – Wikipedia Tiếng Việt.
Máy phát điện xoay chiều 1 pha là một thiết bị để biến đổi cơ năng thành điện năng. Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng từ. Tạo ra dòng điện xoay chiều dùng trong hệ thống điện 1 pha.
2. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha
Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha bao gồm 2 phần chính: phần cảm và phần ứng.
- Phần cảm
Là bộ phận được cấu tạo từ các loại nam châm. Thông thường, nam châm bao gồm 2 loại chính là: nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. Chúng là một trong 2 bộ phận quan trọng nhất. Đây chính là bộ phận giúp tạo ra từ trường làm cho máy phát hoạt động.
Trong thực tế, động cơ máy phát điện xoay chiều 1 pha cấu tạo bằng nam châm điện. Nam châm điện gồm hai phần là cuộn dây tạo từ trường và lõi dẫn (khuếch đại) từ.
- Phần ứng
Là bộ phận được cấu tạo từ các khung dây hoặc các cuộn dây giống nhau. Các sợi dây được quấn sát nhau và chồng thành nhiều lớp. Đây cũng là bộ phận hết sức quan trọng. Phần ứng có nhiệm vụ tạo ra suất điện động cảm ứng phối hợp với phần cảm giúp máy phát hoạt động.
Thông thường, trong mỗi thiết bị, phần cảm sẽ quay, phần ứng đứng yên hoặc ngược lại. Cứ phần nào đứng yên sẽ được gọi là stato, phần quay sẽ được gọi là rôto.
3. Nguyên lý máy phát điện xoay chiều 1 pha
Nguyên lý hoạt động chung của máy phát điện:
- Máy phát điện một pha hoạt động dựa theo hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Khi roto thực hiện quay sẽ sinh ra một suất điện động biến thiên trong mạch.
- Đây được gọi là suất điện động cảm ứng.
- Từ đó sẽ sinh ra dòng điện xoay chiều tại mạch ngoài giúp máy phát hoạt động.
Sự khác nhau giữa nguyên lý máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha chỉ ở tần số điện áp. Tức là tốc độ quay sẽ khác nhau.
4. Ứng dụng trong cuộc sống
Các dòng động cơ 1 pha được sản xuất với mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Chúng thường chạy với công suất không quá lớn nên được sử dụng tại các hộ gia đình hoặc các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ. Phục vụ các thiết bị tải điện có công suất nhỏ:
- Tivi
- Tủ lạnh
- Quạt điện
- Bóng đèn
- Điều hòa gia đình
Từ khóa » Sơ đồ Mạch điện Xoay Chiều Một Pha
-
Sơ đồ Máy Phát điện Xoay Chiều 1 Pha? - Tạo Website
-
Tìm Hiểu Về Sơ đồ Máy Phát điện Xoay Chiều 1 Pha Và 3 Pha
-
Mạch điện Xoay Chiều 1 Pha - 123doc
-
Sơ đồ điều áp Xoay Chiều 1 Pha Tải R-l - Hỏi Đáp
-
Công Nghệ 12 Bài 15: Mạch điều Khiển Tốc độ động Cơ Xoay Chiều ...
-
Cho Mạch điện Xoay Chiều Một Pha. Vẽ Sơ đồ Nguyên Lý Của Mạch đó
-
[PDF] Mạch điện Xoay Chiều - Trường CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng
-
Cấu Tạo, Nguyên Lý Và ứng Dụng Của Máy Phát điện Xoay Chiều 1 Pha
-
Vẽ Sơ đồ Mạch điện điều Khiển Tốc độ động Cơ điện Xoay Chiều Một ...
-
Máy Phát điện Xoay Chiều 1 Pha: Khái Niệm, Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt ...
-
Bài 15. Mạch điều Khiển Tốc độ động Cơ điện Xoay Chiều Một Pha
-
Vẽ Sơ đồ Mạch điện điều Khiển Tốc độ động Cơ điện Xoay Chiều ...
-
Chương 2: MẠCH ĐIỆN HÌNH SIN MỘT PHA