Tìm Hiểu Về Sơ đồ Máy Phát điện Xoay Chiều 1 Pha Và 3 Pha
Có thể bạn quan tâm
Hiên nay những chiếc máy phát điện được sử dụng rất phổ biến. Những máy phát điện xoay chiều dòng 1 pha là những máy phát điện gia đình, còn máy 3 pha là dòng máy công nghiệp, được nhiều nhà dùng làm nguồn điện dự phòng cho các hoạt động quy mô lớn những lúc mất điện. Để việc chọn mua cũng như lắp đặt được dễ dàng thì chúng ta cần nắm rõ sơ đồ máy phát điện xoay chiều. Cùng tìm hiểu về sơ đồ máy phát điện xoay chiều trong bài chia sẻ sau đây nhé.
Sơ đồ máy phát điện xoay chiều
Sơ đồ máy phát điện xoay chiều 1 pha
Máy phát điện 1 pha là những máy tạo ra dòng điện 1 pha, thường là dòng điện 220V - 230V có tần số 50 - 60Hz. Model này được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận lại đảm nhận vai trò, chức năng riêng. Chúng kết hợp lại với nhau, góp phần giúp cho máy phát hoạt động ổn định, đảm bảo cấp nguồn điện an toàn và uy tín.
Roto (phần chuyển động): bao gồm hệ thống những nam châm (hiện nay hầu hết máy phát đều sử dụng nam châm điện )được mắc xen kẽ và nối tiếp nhau với 1 cực bắc và 1 cực nam (gọi là các cặp cực).
Stato (phần tĩnh): bao gồm những cuộn dây giống nhau và được cố định trên vòng trụ rỗng lõi.
Khi roto (phần chuyển động) quay, từ trường sẽ thông qua cuộn dây biến thiên. Lúc này, trong cuộn dây sẽ xuất hiện suất điện động cảm ứng, và suất điện động này được đưa ra ngoài để sử dụng.
Động cơ máy phát điện công suất lớn 1 pha cho khả năng đồng bộ cực kỳ tốt. Máy có thể tự điều chỉnh về tốc độ, độ rộng, cường độ dòng điện cũng như điện áp. Có được điều này là nhờ vào bộ điều chỉnh điện áp mà cấu trúc mạch điều khiển, mạch lực đơn giản hơn, đạt được chất lượng cao.
Chi tiết sơ đồ đấu nối của máy phát điện xoay chiều 1 pha
Xem thêm:Máy phát điện xoay chiều 1 pha: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu - nhược điểmMáy phát điện xoay chiều 3 pha: Cấu tạo, nguyên lý, ưu - nhược điểm, ứng dụngSơ đồ máy phát điện xoay chiều 3 pha
Máy phát điện xoay chiều 3 pha là model tạo ra dòng điện 3 pha. Dòng 3 pha tại nước ta là dòng 380V. Những máy -phát này gồm 3 dòng điện xoay chiều có cùng biên độ, cùng tần số, nhưng lại lệch nhau 2π/3 pha. Trong đó 3 cuộn dây trên roto sẽ được đặt lệch 1/3 vòng tròn trên stato.
Hiểu một cách đơn giản, máy phát điện 3 pha là máy sẽ tạo ra hệ ba dòng điện có cùng biên độ, cùng tần số nhưng mỗi dòng sẽ lệch nhau 2π/3 pha.
Nói về cách đấu điện cho những chiếc máy phát điện xoay chiều 3 pha, thì sẽ có hai cách đấu là đấu theo hình sao(hình chữ Y) và đấu hình tam giác (Δ). Khi đấu nối máy phát điện 3 pha, bạn cần phải phân biệt được dây trung tín và dây pha để tránh đấu nhầm dây gây cháy nổ.
Đấu điện máy phát 3 pha như thế nào?
Mắc hình sao
Hình sao ở đây không phải là sao 5 cánh mà sao 3 cạnh tương tự như chữ Y. Ba điểm đầu của ba cuộn dây được nối với 3 mạch ngoài bởi 3 dây dẫn, được gọi là dây pha. Ba điểm cuối sẽ được nối chung với nhau trước, sau đó nối 3 mạch ngoài với một dây trung hòa.
Đối với cách mắc hình sao, 3 điểm cuối pha nối với nhau tạo thành một điểm trung tính
Trong cách mắc này ta thấy:
- Cần có 4 dây để tiến hành kết nối máy phát điện với tải: gồm có 3 dây pha và 1 dây trung hòa.
- Nếu các tải giống nhau hoàn toàn thì cường độ của dòng điện trên dây trung hòa sẽ bị triệt tiêu và bằng 0. Ta có i = i1+ i2 + i3 = 0
- Nếu gọi Ud là mức điện áp giữa hai dây pha; Up là mức điện áp giữa một dây pha cùng dây trung hòa thì ta có: Ud=3 . Up
- Trong trường hợp mà tải tiêu thụ máy phát xoay chiều 3 pha mắc hình sao thì, điện áp hiệu dụng đặt tại mỗi tải sẽ có giá trị là Up.
Mắc hình tam giác
Trường hợp máy phát có p cặp cực và roto sẽ quay n vòng/phút thì ta có công thức tính tần số là f = np.
Sơ đồ đấu dây máy phát hình tam giác
Sơ đồ của máy phát điện xoay chiều 3 pha
Trong cách mắc này ta thấy:
- Theo sơ đồ máy phát xoay chiều 3 pha, thì cần có 3 dây pha khi tải điện, và không có dây trung hòa.
- Điện áp hiệu dụng đặt tại mỗi tải sẽ là Ud.
Cách chuyển điện áp 3 (380V) pha sang điện áp 1 pha (220V)
Thực tế, dòng điện 3 pha là 3 dòng điện 1 pha hợp lại. Do đó, khi bạn muốn chuyển nguồn 3 pha (380V) thành nguồn 1 pha (220V) là hoàn toàn có thể. Lúc này bạn cần sử dụng 2 dây điện, 1 dây bạn sẽ lấy nguồn từ 1 pha nóng và dây còn lại sẽ lấy tại pha trung tính (dây mát). Lúc này, bạn sẽ có điện 1 pha ở đầu ra với điện áp 220V.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về sơ đồ máy phát điện xoay chiều 1 pha, 3 pha. Hãy đảm bảo nắm chắc nguyên tắc, kỹ thuật trước khi lắp mạch để đảm bảo an toàn nhé. Nếu quý vị có thắc mắc, cần tư vấn thêm về máy phát điện, vui lòng liên hệ tới Điện máy Yên Phát qua hotline: 0966 631 546, để được nhân viên tư vấn nhanh chóng.
Từ khóa » Sơ đồ Mạch điện Xoay Chiều Một Pha
-
Sơ đồ Máy Phát điện Xoay Chiều 1 Pha? - Tạo Website
-
Mạch điện Xoay Chiều 1 Pha - 123doc
-
Sơ đồ điều áp Xoay Chiều 1 Pha Tải R-l - Hỏi Đáp
-
Công Nghệ 12 Bài 15: Mạch điều Khiển Tốc độ động Cơ Xoay Chiều ...
-
Cho Mạch điện Xoay Chiều Một Pha. Vẽ Sơ đồ Nguyên Lý Của Mạch đó
-
[PDF] Mạch điện Xoay Chiều - Trường CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng
-
Cấu Tạo, Nguyên Lý Và ứng Dụng Của Máy Phát điện Xoay Chiều 1 Pha
-
Vẽ Sơ đồ Mạch điện điều Khiển Tốc độ động Cơ điện Xoay Chiều Một ...
-
Máy Phát điện Xoay Chiều 1 Pha: Khái Niệm, Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt ...
-
Bài 15. Mạch điều Khiển Tốc độ động Cơ điện Xoay Chiều Một Pha
-
Cấu Tạo Máy Phát điện Xoay Chiều 1 Pha Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Vẽ Sơ đồ Mạch điện điều Khiển Tốc độ động Cơ điện Xoay Chiều ...
-
Chương 2: MẠCH ĐIỆN HÌNH SIN MỘT PHA