Cấu Tạo, Nguyên Lý Bầu Trợ Lực Phanh Dầu - OTO-HUI
Có thể bạn quan tâm
(News.oto-hui.com) – Bầu trợ lực phanh là một chi tiết quan trọng trong hệ thống phanh. Bài viết này sẽ cung cấp các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý bầu trợ lực phanh dầu.
Bầu trợ lực được lắp ở vị trí giữa bàn đạp phanh và xy lanh tổng với nhiệm vụ giảm bớt đi sức phản lực của bàn đạp phanh, có nhiệm vụ khuếch đại lực ép từ bàn đạp phanh, làm cho người lái xe đạp phanh sẽ dễ dàng hơn. Chính vì vậy mà để dừng xe hệ thống phanh như má phanh sẽ ép vào đĩa phanh với một lực tối đa mà người tài xế không cần tác dụng một lực quá lớn lên bàn đạp.
I. Cấu tạo bầu trợ lực phanh:
II. Nguyên lý bầu trợ lực phanh:
Nguyên lý bộ trợ lực phanh là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh (tăng lực) tỷ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp để điều khiển các phanh.
1. Nguyên lý bầu trợ lực phanh khi không có tác động:
Van không khí được nối với cần điều khiển van và bị lò xo phản hồi của van không khí kéo về bên phải. Van điều chỉnh bị lò xo van điều chỉnh đẩy sang trái.
- Điều này làm cho van không khí tiếp xúc với van điều chỉnh. Do đó, không khí bên ngoài đi qua lưới lọc bị chặn lại không vào được buồng áp suất biến đổi.
Trong điều kiện này van chân không của thân van bị tách khỏi van điều chỉnh, tạo ra một lối thông giữa lỗ A và lỗ B. Vì luôn luôn có chân không trong buồng áp suất không đổi, nên cũng có chân không trong buồng áp suất biến đổi vào thời điểm này. Vì vậy lò xo màng ngăn đẩy pittông sang bên phải.
2. Nguyên lý bầu trợ lực phanh khi đạp phanh:
Khi đạp bàn đạp phanh, cần điều khiển van đẩy van không khí làm nó dịch chuyển sang bên trái.
- Lò xo van điều chỉnh cũng đẩy van không khí dịch chuyển sang bên trái cho đến khi nó tiếp xúc với van chân không. Chuyển động này bịt kín lối thông giữalỗ A và lỗ B.
Khi van không khí tiếp tục dịch chuyển sang bên trái, nó càng rời xa van điều chỉnh, làm cho không khí bên ngoài lọt vào buồng áp suất biến đổi qua lỗ B (sau khi qua lưới lọc không khí).
- Độ chênh áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi làm cho pittông dịch chuyển về bên trái, làm cho đĩa phản lực đẩy cần đẩy bộ trợ lực về bên trái và làm tăng lực phanh.
3. Nguyên lý bầu trợ lực phanh khi giữ phanh:
Nếu đạp bàn đạp phanh nửa chừng, cần điều khiển van và van không khí ngừng dịch chuyển nhưng pittông vẫn tiếp tục di chuyển sang bên trái do độ chênh áp suất. Lò xo van điều khiển làm cho van này vẫn tiếp xúc với van chân không, nhưng nó dịch chuyển theo pittông.
- Vì van điều khiển dịch chuyển sang bên trái và tiếp xúc với van không khí, không khí bên ngoài bị chặn không vào được buồng áp suất biến đổi, nên áp suất trong buồng áp suất biến đổi vẫn ổn định.
- Do đó, có một độ chênh áp suất không thay đổi giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi. Vì vậy, pittông ngừng dịch chuyển và duy trì lực phanh này.
4. Nguyên lý bầu trợ lực phanh khi đạp tối đa lực phanh:
Nếu đạp bàn đạp phanh xuống hết mức, van không khí sẽ dịch chuyển hoàn toàn ra khỏi van điều khiển, buồng áp suất thay đổi được nạp đầy không khí từ bên ngoài, và độ chênh áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi là lớn nhất. Điều này tạo ra tác dụng cường hoá lớn nhất lên pittông.
Sau đó dù có thêm lực tác động lên bàn đạp phanh, tác dụng cường hoá lên pittông vẫn giữ nguyên, và lực bổ sung chỉ tác động lên cần đẩy bộ trợ lực và truyền đến xi lanh chính.
5. Nguyên lý bầu trợ lực phanh khi nhả phanh và cơ cấu khi không có chân không:
Nếu vì lý do nào đó, chân không không tác động vào bộ trợ lực phanh, sẽ không có sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi (vì cả hai sẽ được nạp đầy không khí từ bên ngoài). Khi bộ trợ lực phanh ở vị trí “off” (ngắt), pittông được lò xo màng ngăn đẩy về bên phải khi đó phanh được nhả ra.
Tuy nhiên, khi đạp bàn đạp phanh, cần điều khiển van tiến về bên trái và đẩy van không khí, đĩa phản hồi và cần đẩy bộ trợ lực. Điều này làm cho pittông của xi lanh chính tác động lực phanh lên phanh. Đồng thời van không khí đẩy vào chốt chặn van lắp trong thân van. Do đó, pittông cũng thắng lực của lò xo màng ngăn và dịch chuyển về bên trái.
Do đó các phanh vẫn duy trì hoạt động kể cả khi không có chân không tác động vào bộ trợ lực phanh. Tuy nhiên, vì bộ trợ lực phanh không làm việc, nên sẽ cảm thấy bàn đạp phanh “nặng”.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích về cấu tạo, nguyên lý bầu trợ lực phanh!
Bài viết liên quan:
- Dấu hiệu nhận biết bầu trợ lực phanh bị hư hỏng
- Hướng dẫn sửa chữa rò rỉ hệ thống trợ lực tay lái
Bài Viết Trước
Các nhà sản xuất ô tô kiếm thêm tiền từ thuê bao nâng cấp hệ điều hành
Bài Viết Tiếp
Đèn kiểu “mắt hí” trở thành trào lưu thiết kế trên các mẫu xe mới
Kiến thức về xeTại sao hộp số tự động có kiểu chuyển số thẳng hàng và zig-zag khác biệt
Kiến thức về xeLốp xe và áp suất lốp: 02 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động của xe…
Kiến thức về xe05 kỹ năng lái xe điện hiệu quả giúp tối ưu quãng đường và tiết kiệm năng lượng
Khám pháBơm nhiệt trên xe điện Tesla có gì đặc biệt
Lùi TiếpAdvertisement
2 Comments
- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát hoạt động như thế nào? - OTO HUI NEWS - Tin tức, công nghệ và kỹ thuật Ô Tô 5 năm cách đây
[…] =>>> Xem thêm: Cấu tạo, nguyên lý bầu trợ lực phanh dầu […]
- Các triệu chứng khi xi lanh chính trong hệ thống phanh có vấn đề - OTO HUI NEWS - Tin tức, công nghệ và kỹ thuật Ô Tô 5 năm cách đây
[…] =>>> Xem thêm: Cấu tạo, nguyên lý bầu trợ lực phanh dầu […]
Chia sẻ ý kiến của bạn
Từ khóa » Sơ đồ Cấu Tạo Bộ Trợ Lực Chân Không
-
Bầu Trợ Lực Chân Không Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý, Dấu Hiệu Hư Hỏng
-
Tìm Hiều Về Bầu Trợ Lực Chân Không | DPRO Việt Nam
-
Bầu Trợ Lực Phanh ô Tô: Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Các Lỗi Thường Gặp
-
Bầu Trợ Lực Phanh: Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Chi Tiết - VATC
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Bầu Trợ Lực Phanh Chân Không
-
Phanh Thủy Khí Sơ đồ Hệ Thống Bộ Trợ Lực Chân Không Sơ ... - 123doc
-
Nhiệm Vụ Phân Loại - Bộ Trợ Lực Phanh Bằng Chân Không - 123doc
-
Nguyên Lý Hoạt động, Cấu Tạo, Kiểm Tra Bầu Trợ Lực Chân Không Trên ô ...
-
Cấu Tạo Bầu Trợ Lực Chân Không Và Những điều Cần Biết
-
Bầu Trợ Lực Phanh Là Gì ? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Bầu Trợ ...
-
Tìm Hiểu Bầu Chân Không Trợ Lực Phanh - Phụ Tùng ô Tô Đất Việt
-
Hệ Thống Phanh Thủy Lực Trợ Lực Chân Không - Trần Gia Hưng
-
ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRỢ LỰC ...