Cấu Tạo Sàn Bê Tông Tại Vệ Sinh, Sân Thượng Và Ban Công Như Thế ...

Cấu tạo Sàn bê tông tại Vệ Sinh, Sân Thượng và Ban công luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi giữa các Đơn vị thiết kế và Đơn vị thi công, mỗi đơn vị có một quan điểm khác nhau dẫn đến Hồ sơ thiết kế có đơn vị làm Sàn âm, sàn giật cấp, có đơn vị lại làm sàn lật, có đơn vị lại làm sàn dương??? Vậy như thế nào là phương án tốt nhất dành cho Căn nhà của bạn?

Đặt vấn đề

Cấu tạo sàn âm và cách tôn nền sàn âm trước đây được nhiều người quan tâm vì nó có ưu điểm là giấu dầm đi không cần đóng trần thạch cao vì thế tiết kiệm được chi phí xây dựng, đồng thời hạ cốt của các khu vực ướt trong nhà để tránh nước chảy tràn vào nhà. Vì những ưu điểm trên nên sàn âm phù hợp với sàn khu vực WC, ban công và sàn mái. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi các công trình xây dựng đủ lâu và bắt đầu xuống cấp, vấn đề thấm sàn, thấm mái sàn âm trở nên rất phổ biến và gây ra những khó khăn cho chủ nhà và nhà thầu trong việc xử lý triệt để.

Sàn âm sử dụng lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng giữ nước, làm thấm các tầng bên dưới

Do vậy, việc lựa chọn giải pháp sàn âm, sàn dương là vấn đề chủ nhà rất băn khoăn khi thiết kế và thi công xây dựng mới công trình. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu ưu nhược điểm của từng loại để đưa ra giải pháp tốt nhất cho công trình của mình nhằm đảm bảo công trình bền, đẹp và dễ dàng bảo trì, sửa chữa, cải tạo.

Khái niệm

Sàn dương hay sàn âm (sàn hạ hoặc sàn lật) đều giống nhau về mặt sơ đồ tính kết cấu (sàn bản kê), tức là sàn có âm hay dương đều được liên kết với hệ dầm xung quanh để chiu lực. Tuy nhiên về mặt cấu tạo thì hai loại sàn này khác nhau, với sàn dương mặt trên của sàn cùng cốt với mặt trên dầm còn sàn âm thì mặt dưới của sàn cùng cốt với đáy dầm.

Cấu tạo sàn lật

Cấu tạo sàn hạ cos (Ban công)

Ưu khuyết điểm của từng loại sàn:

Sàn âm do mặt dưới sàn phẳng mặt với dầm nên không cần phải đóng trần. Đây là kiểu sàn phổ biến ở thập niên 90 khi Trần thạch cao chưa được dùng phổ biến. Do đó, lúc bấy giờ Sàn âm là giải pháp yêu thích của Chủ nhà để đảm bảo mặt trần phẳng.

Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của sàn âm đó là phải tôn nền để mặt sàn cùng cốt với các ô Sàn xung quanh và hệ thống ống nước nằm trong lớp tôn nền này. Chính điều đó làm phát sinh các khó khăn về vấn đề chống thấm và xử lý thấm. Đặc biệt, nếu xử lý nền không tốt thì nước sẽ tích tụ dầm trong lớp tôn nền. Lâu dần gây thấm hết cả khu vực khu vệ sinh. Khi có sự cố thấm cần phải sửa chữa, ta phải tháo hệ gạch lát và bóc hết lớp tôn nền đi nên rất tốn kém.

Hình ảnh Cải tạo nhà vệ sinh sàn âm (âm 20 – 30cm so với mặt sàn nhà, các đường ống đi nổi trên mặt sàn và đi xuyên vào hộp kĩ thuật)

Một nhược điểm nữa đó là lớp tôn nền làm tăng tải trọng sàn, thép và chiều dày sàn phải lớn hơn. Việc bố trí thép mũ và thi công thép mũ sẽ không được liên tục vì phần sàn bị giật cấp xuống.

Ngược lại với sàn âm là sàn dương. Sàn dương xử lý tốt được các nhược điểm của sàn âm: giảm bớt tải trọng, bố trí thép mũ liên tục với các ô sàn xung quanh và đặc biệt là xử lý thấm.

Hình ảnh thi công thực tế Hệ thống ống Sàn dương của Công ty Gia Việt

Vấn đề làm phẳng bề mặt đáy sàn tại các vị trí như Vệ sinh, Ban công được giải quyết bằng hệ thống trần thạch cao chống Ẩm. Khi đó, ta có thể bố trí hệ đèn trần rất thuận tiện, đáp ứng tốt các yêu cầu về chiếu sáng và thẩm mỹ.  Đồng thời các vấn đề thấm sẽ được xử lý triệt để bởi bề mặt sàn nổi lên trên nên việc xử lý chống thấm bề mặt được kiểm soát chặt chẽ.

Thêm vào đó, khi cần điều chỉnh với Hệ thống ống Cấp thoát nước, ta có thể dễ dàng tháo các tấm thạch cao ra để thăm dò, Kiểm tra và lên phương án Sửa chữa.

Từ khóa » Thi Công Sàn âm Nhà Vệ Sinh