Có Nên Thiết Kế Nhà Vệ Sinh âm Sàn Không? - NaDu Design
Có thể bạn quan tâm
1. Ứng dụng nhà vệ sinh âm sàn hiện nay
Thiết kế sàn âm nhà vệ sinh là thiết kế nền nhà vệ sinh thấp hơn nền chung của căn hộ với mục đích để tránh nước bị tràn ra ngoài trong quá trình sử dụng. Nhà vệ sinh âm sàn được đánh giá hoàn hảo về chất lượng lẫn đáp ứng được trọn vẹn yếu tố phong thủy trong nhà ở. Tuy nhiên, để nhà vệ sinh âm sàn có thể phát huy tối đa công năng đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao để tính chính xác từng chi tiết mới có thể thực hiện được.
Thiết kế nhà vệ sinh âm sàn mang lại ưu điểm tốt cho người sử dụng
Ưu điểm của nhà vệ sinh âm sàn:
- Về kỹ thuật: hạn chế tình trạng nước bị tràn ra ngoài, không bị đọng nước, không gây tiếng ồn nước chảy, tăng thẩm mỹ. Các đường ống cấp thoát nước nằm trong sàn nên quá trình lắp đặt hệ thống sẽ nhanh hơn
- Về phong thủy: thiết kế nhà vệ sinh âm sàn thấp hơn các phòng khác sẽ tránh được các nguồn năng lượng xấu phân tán khắp nơi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia chủ.
Nhược điểm của nhà vệ sinh âm sàn:
- Khả năng chống thấm cho nhà vệ sinh kém đi
- Sẽ tốn khá nhiều chi phí cải tạo nếu thiết kế sai
2. Thi công sàn âm nhà vệ sinh cần lưu ý gì?
- Độ dốc sàn nhà vệ sinh
Thoát nước cho sàn nhà vệ sinh rất là quan trọng để đảm bảo cho sàn luôn khô thoáng, tránh sinh ra các loại ẩm mốc vi khuẩn. Theo các chuyên gia thiết kế xây dựng, sàn nhà vệ sinh cần có độ dốc tối thiểu là 0,5% (5mm/1.000mm).
Nên thiết kế sàn nhà vệ sinh có độ dốc nhất định để thoát nước
Trong trường hợp nền âm (nền nhà vệ sinh thấp hơn so với nền nhà), phải chú ý đến cốt sàn và tính toán một độ dốc hợp lý để nước không bị ứ đọng. Do vậy, tốt nhất là nên tạo độ dốc cho sàn nhà vệ sinh từ 1 – 2% và miệng nước đặt thấp hơn sàn khoảng 10mm.
- Hệ thống chống thấm cho sàn âm nhà vệ sinh
Chống thấm sàn âm: Để chống thấm tốt bạn phải làm từ phần thô, làm sàn nhà vệ sinh thành 2 lớp thép. Sau khi đổ bê tông khoảng 10 tiếng thì bạn nên bơm nước đầy vào ô sàn âm nhà vệ sinh, sau đó hòa nước xi măng và đổ xuống. Cứ thế ngâm đến khi hoàn thiện công trình.
Xử lý sàn âm bằng với mặt nền: cán lớp bê tông đá mi dày 5cm để làm cứng nền, lớp vữa tạo dốc về hướng thoát nước, chỗ mỏng nhất dày ít nhất 2cm, sử dụng gạch cao cấp dành cho sàn nhà vệ sinh để lát.
3. Nguyên tắc bố trí nhà vệ sinh
- Hướng nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh không nên đặt ở hướng Tây Nam, Đông Bắc vì sẽ sinh ra ra “Thổ khắc Thủy” gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tài vận. Cũng không nên đặt nhà vệ sinh ở phía Nam vì hướng này có hỏa khí nặng, xung khắc với nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh nên đặt ở hướng xấu và nhìn về hướng tốt.
Nhà vệ sinh nên đặt ở vị trí tốt để tránh ánh hưỡng xấu đến sức khỏe của gia đình
- Không đặt phòng vệ sinh ở trung tâm nhà
Đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà ảnh hưởng đến mỹ quan, phong thủy. Toàn bộ căn nhà sẽ dễ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và vận khí của cả gia đình.
- Không đặt 2 cửa nhà vệ sinh đối diện nhau
Cửa 2 nhà vệ sinh đối diện nhau sẽ khiến cho gia chủ có cảm giác bệnh tật chạy dọc theo đường trung tâm của cơ thể và xảy ra những vấn đề không tốt về tài chính.
Xem thêm: Có nên thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng không?
4. Hậu quả của việc thiết kế sàn âm nhà vệ sinh sai kỹ thuật
Thiết kế sàn âm nhà vệ sinh sai cách sẽ khiến sàn cao hơn so với sàn chính của các phòng khác do không tính toán số liệu không chuẩn.
Một sô trường hợp không đúc sàn âm mà dùng sàn chính để làm toilet dẫn đến sàn nhà vệ sinh cao hơn nền phòng khác do phải lắp đặt các ống kỹ thuật.
Thiết kế và thi công sàn âm nhà vệ sinh dễ dẫn đến tình trạng nền nhà bị thấm ngược, ẩm ướt ảnh hưởng đến mỹ quan, quá trình sử dụng và sức khỏe của bạn.
5. Giải pháp chống thấm sàn âm nhà vệ sinh hiệu quả cao
Bạn có thể sử dụng các vật liệu chống thấm dễ thi công, đàn hồi tốt, dạng lỏng, dễ tạo tinh thể như sikatop seal 107, smartflex, Fosmix Flex … Bên cạnh đó, để tăng tuổi thọ độ bền chúng ta cần gia cố sàn với lưới polyester.
Chống thấm WC bằng Fosmix Flex 250
Đổ bê tông bằng cốt liệu nhỏ để hạn chế, ngăn chặn tích nước dưới sàn khi bạn sử dụng lâu năm. Ngoài ra, bạn nên sử dụng 2 lần chống thấm trước khi lát gạch men lên sàn
Nên sử dụng: quạt thông gió cho nhà vệ sinh để loại bỏ mùi hôi đồng thời cung cấp khí oxy cho nhà vệ sinh thoáng đãng dễ chịu.
Thiết kế nhà vệ sinh âm sàn là cách thiết kế rất đáng để thực hiện trong kiến trúc. Những ưu điểm khi thiết kế âm sàn sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên tiện nghi hơn, đẹp hơn. Hãy thực hiện nó cho ngôi nhà của bạn và đừng quên tham khảo những không gian sống ấn tượng của NaDu tại đây. Liên hệ với kiến trúc sư của chúng tôi qua hotline: 0904666138 nếu có nhu cầu thiết kế - thi công nội thất nhé.
HM
Từ khóa » Thi Công Sàn âm Nhà Vệ Sinh
-
Sàn âm Nhà Vệ Sinh Là Gì? Nên Thiết Kế Sàn âm Nhà Vệ Sinh Không?
-
Sàn âm Và Sàn Dương Là Gì? Cấu Tạo Sàn âm - Glumic
-
Sàn âm Là Gì? Các Vật Liệu Tôn Sàn Thông Dụng Trong Thực Tế
-
Giải Pháp Chống Thấm Sàn âm Nhà Vệ Sinh đúng Kỹ Thuật
-
7 Bước Chống Thấm Sàn âm Nhà Vệ Sinh đúng Kỹ Thuật
-
Kho Tư Liệu Xây Dựng - Thi Công Bê Tông Sàn âm Ban Công - YouTube
-
Kỹ Thuật Thi Công Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Sàn âm Hiệu Quả
-
Thi Công Kết Cấu Bê Tông Thép Sàn Âm Thế Nào Đúng | VMCCO.VN
-
Cấu Tạo Sàn Bê Tông Tại Vệ Sinh, Sân Thượng Và Ban Công Như Thế ...
-
Sàn âm Là Gì ? Một Số Lưu ý Về Cách Tôn Nền Sàn âm Không Phải Ai ...
-
Sàn âm Nhà Vệ Sinh Là Gì? Có Nên Thiết Kế âm Sàn Cho WC Không?
-
Cấu Tạo Sàn Nhà Vệ Sinh Và Cách Thiết Kế Hợp Phong Thủy
-
Có Nên Thiết Kế “âm Sàn” Cho Nhà Vệ Sinh Không?