Cấu Tạo Tiếng – Cấu Tạo Vần Trong Tiếng Việt - TH Trung Nguyên

A) Ghi nhớ:

1. Tiếng gồm 3 bộ phận : phụ âm đầu, vần và thanh điệu.

-Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có phụ âm đầu.

-Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.

– 22 phụ âm : b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x.

– 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.

2.Vần gồm có 3 phần : âm đệm, âm chính , âm cuối.

* Âm đệm:

– Âm đệm được ghi bằng con chữ u và o.

+ Ghi bằng con chữ o khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, e.

+ Ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â.

– Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp:

+ sau ph, b: thùng phuy, voan, ô tô buýt (là từ nước ngoài)

+ sau n: thê noa, noãn sào (2 từ Hán Việt)

+ sau r: roàn roạt.(1 từ)

+ sau g: goá (1 từ)

* Âm chính:

Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể làm âm chính của tiếng.

– Các nguyên âm đơn: (11 nguyên âm ghi ở trên)

– Các nguyên âm đôi : Có 3 nguyên âm đôi và được tách thành 8 nguyên âm sau:

+ iê:

Ghi bằng ia khi phía trước không có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: mía, tia, kia,…)

Ghi bằng yê khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối (VD: yêu, chuyên,…)

Ghi bằng ya khi phía trước có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: khuya,…)

Ghi bằng iê khi phía trước có phụ âm đầu, phía sau có âm cuối (VD: tiên, kiến,…)

+ uơ:

Ghi bằng ươ khi sau nó có âm cuối ( VD: mượn,…)

Ghi bằng ưa khi phía sau nó không có âm cuối (VD: ưa,…)

+ uô:

Ghi bằng uô khi sau nó có âm cuối (VD: muốn,…)

Ghi bằng ua khi sau nó không có âm cuối (VD: mua,…)

* Âm cuối:

– Các phụ âm cuối vần : p, t, c (ch), m, n, ng (nh)

– 2 bán âm cuối vần : i https://static.fhan4-1.fna.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/e40/1/16/LIKE.png(y), u (o)

B) Bài tập thực hành:

Bài tập 1:

Hãy cho biết cấu tạo vần của các tiếng sau: Nhoẻn cười, huy hiệu, hoa huệ, thuở xưa, khuây khoả, ước muốn gì, khuya khoắt, khuyên giải, tia lửa, mùa quýt, con sứa, con sếu,…

02- Cấu tạo từ Hán Việt (HV): (Dùng cho GV tham khảo để phân biệt với từ thuần Việt)

A) Đặc điểm cấu tạo vần của từ Hán Việt :

– Trong từ HV không có chữ nào mang vần: ắt, ấc, âng, ên, iêng, iếc, ít, uốt, uôn, ưt, ươt, ươn.

– Từ HV chỉ có chữ mang vần:

+ ắc (nam bắc, đắc lực, nghi hoặc,…);

+ ất (nhất trí, tất yếu, bất tử, chủ nhật, tổn thất, sự thật,…);

+ ân (ân nhân, chân thực, nhân dân, quân đội, kiên nhẫn,…)

+ ênh ( bệnh viện, pháp lệnh,…)

+ iết ( khúc triết, hào kiệt, oan nghiệt,…)

+ uôc ( tổ quốc, chiến cuộc,…)

+ ich ( lợi ích, du kích, khuyến khích,…)

+ inh ( binh sĩ, bình định, kinh đô, huynh đệ, quang minh,…)

+ uông (cuồng loạn, tình huống,…)

+ ưc ( chức vụ, đức độ, năng lực,…)

+ ươc ( mưu chước, tân dược,…)

+ ương ( cương lĩnh, cường quốc,…)

– Chỉ trong từ HV, vần iêt mới đi với âm đệm (viết là uyêt: quyết, quyệt, tuyết, huyệt,…)

– Từ HV có vần in chỉ có trong chữ tín (nghĩa là tin) (VD: tín đồ, tín cử, tín nhiệm, tín phiếu) và chữ thìn (tuổi thìn).

– Từ HV mang vần ơn rất hiếm, chỉ có vài tiếng : sơn (núi), đơn (một mình) và chữ đơn trong đơn từ, thực đơn.

(Sưu Tầm)

Từ khóa » Những Phụ âm Cuối Trong Tiếng Việt