Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Bầu Trợ Lực Phanh Chân Không

OTO-HUI - Mạng Xã Hội Chuyên Ngành Ô Tô
  • Home What's new Latest activity Authors
  • Cà phê OH
  • Diễn đàn
Trình đơn Đăng nhập Tạo tài khoản
  • Diễn đàn
  • Hoạt động chuyên môn
  • Kỹ thuật sửa chữa các loại xe
  • Thảo luận sửa chữa ô tô
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bầu trợ lực phanh chân không duongdx_na duongdx_na 10/5/17Bình luận: 26Lượt xem: 53,195
  • 1
  • 2
Tiếp 1 of 2

Đi tới trang

Tới Tiếp Cuối duongdx_na

duongdx_na

Thành viên O-H
Bộ trợ lực phanh là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh (tăng lực) tỷ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp để điều khiển các phanh. Bộ trợ lực phanh sử dụng chân không được tạo ra từ đường ống nạp của động cơ.
  • Lực phanh ô tô và điều kiện bảo đảm phanh tối ưu.
  • Tìm hiểu nguyên lý hệ thống phanh tay
  • Bộ trợ lực chân không trong hệ thống phanh
Capture.PNG Cấu tạo 1-Ống nối với cửa bướm ga; 2-Thân trước; 3-Màng trợ lực; 4-Thân sau; 5-Lò xo hồi vị; 6-Van chân không; 7-Bulông M8; 8-Phớt thân van; 9-Màng chắn bụi; 10,13-Lò xo hồi vị; 11-Lọc khí; 12-Cần đẩy; 14-Van điều khiển; 15-Van không khí; 16-Chốt chặn van; A-Buồng áp suất không đổi; B-Buồng áp suất thay đổi;E-lỗ thông với khí trời; K-Lỗ thông giữa A và B Nguyên lý làm việc * Khi không tác động phanh. Van không khí được nối với cần điều khiển van và bị lò xo phản hồi của van không khí kéo về bên phải. Van điều chỉnh bị lò xo đẩy sang bên trái tiếp xúc với van không khí. Do đó, không khí bên ngoài đi qua lưới lọc bị chặn lại không vào được buồng áp suất biến đổi. Trong điều kiện này van chân không của thân van bị tách khỏi van điều chỉnh tạo ra một lối thông giữa buồng A và lỗ B. Vì luôn luôn có chân không trong buồng áp suất không đổi nên cũng có chân không trong buồng áp suất biến đổi vào thời điểm này. Vì vậy lò xo màng ngăn đẩy piston sang bên phải. * Khi đạp phanh. Khi bàn đạp phanh, cần điều khiển van đẩy không khí làm nó dịch chuyển sang bên trái. Lò xo van điều chỉnh cũng đẩy van không khí dịch chuyển sang bên trái cho đến khi nó tiếp xúc với van chân không. Chuyển động này bịt kín lối thông giữa buồng A và B. Khi van không khí tiếp tục dịch chuyển sang bên trái, nó càng rời xa van điều chỉnh, làm cho không khí bên ngoài lọt vào buồng áp suất biến đổi qua lỗ E (sau khi qua lưới lọc không khí). Độ chênh áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi làm cho pitông dịch chuyển sang bên trái, làm cho đĩa phản lực đẩy cần đẩy bộ trợ lực về bên trái và làm tăng lực phanh. * Trạng thái giữ phanh Nếu đạp bàn phanh nửa chừng, cần điều khiển van và van không khí ngừng dịch chuyển nhưng pitông vẫn tiếp tục di chuyển sang bên trái do độ chênh áp suất. Lò xo van điều khiển làm cho van này vẫn tiếp xúc với van chân không, nhưng nó dịch chuyển theo pittông. Vì van điều khiển dịch chuyển sang bên trái và tiếp xúc với van không khí, không khí bên ngoài bị chặn không vào được buồng áp suất biến đổi nên áp suất trong buồng biến đổi vẫn ổn định. Do đó, có một độ chênh áp suất không thay đổi giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi. Vì vậy, piston ngừng dịch chuyển và duy trì lực phanh này. * Trợ lực tối đa. Nếu bàn đạp phanh xuống hết mức, van không khí sẽ dịch chuyển hoàn toàn ra khỏi van điều khiển, buồng áp suất thay đổi được nạp đầy không khí từ bên ngoài,và độ chênh áp giữa buồng áp suất thay đổi và buồng áp suất không đổi là lớn nhất. Điều này tạo ra tác dụng cường hoá lớn nhất lên piston. Sau đó dù có thêm lực tác dụng lên bàn đạp phanh, tác dụng cường hoá lên piston vẫn giữ nguyên, và lực bổ sung chỉ tác dụng lên cần đẩy bộ trợ lực và truyền đến xilanh chính. - Khi không có chân không Nếu vì lý do nào đó, chân không không tác động vào bộ trợ lực phanh, sẽ không có sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi (vì cả hai sẽ được nạp đầy không khí từ bên ngoài). Khi bộ trợ lực phanh ở vị trí “off” (ngắt), pitông được lò xo màng ngăn đẩy về bên phải. Tuy nhiên, khi đạp bàn đạp phanh, cần điều khiển van tiến về bên trái và đẩy van không khí, đĩa phản hồi và cần đẩy bộ trợ lực. Điều này làm cho pitông của xilanh chính tác động lực phanh lên phanh. Đồng thời van không khí đẩy vào chốt chặn van lắp trong thân van. Do đó, các phanh vẫn duy trì hoạt động kể cả khi không có chân không tác động vào bộ trợ lực phanh. Tuy nhiên, vì bộ trợ lực phanh không làm việc nên sẽ cảm thấy bàn đạp phanh “nặng”. video mô phỏng hoạt động: Nếu thấy hay, xin hãy đổ xăng. Nếu thấy chưa hay, xin hãy góp ý Nếu cần tài liệu này, xin mời tải bên dưới

    DOWNLOAD HEREEmail Support : info@oto-hui.com

    Download Now
  • trợ lực chân không.txt 0 60 bytes · Xem: 438
Chủ đề tương tự ducbaqh Em xin cầu cứu mazda cx-3 bị lỗi rít tiếng gió khi nhấn ga tăng tốc nguyenvanhungg e muốn tìm mua một bộ flie của cửu long và chiến thắng 2 cầu trungtamVATC Động cơ ô tô: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết thanhkimhuyn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền giao tâm ưu và khuyết điểm là gì ạ em cảm ơn em tìm trên duongdx_na

duongdx_na

Thành viên O-H
:D trungdongdo

trungdongdo

Thành viên O-H
Rất hay. Cảm ơn bác thai_nam

thai_nam

Thành viên O-H
duongdx_na đã viết: Bầu trợ lực phanh Khái quát Bộ trợ lực phanh là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh (tăng lực) tỷ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp để điều khiển các phanh. Bộ trợ lực phanh sử dụng chân không được tạo ra từ đường ống nạp của động cơ. Cấu tạo 1-Ống nối với cửa bướm ga; 2-Thân trước; 3-Màng trợ lực; 4-Thân sau; 5-Lò xo hồi vị; 6-Van chân không; 7-Bulông M8; 8-Phớt thân van; 9-Màng chắn bụi; 10,13-Lò xo hồi vị; 11-Lọc khí; 12-Cần đẩy; 14-Van điều khiển; 15-Van không khí; 16-Chốt chặn van; A-Buồng áp suất không đổi; B-Buồng áp suất thay đổi;E-lỗ thông với khí trời; K-Lỗ thông giữa A và B Nguyên lý làm việc * Khi không tác động phanh. Van không khí được nối với cần điều khiển van và bị lò xo phản hồi của van không khí kéo về bên phải. Van điều chỉnh bị lò xo đẩy sang bên trái tiếp xúc với van không khí. Do đó, không khí bên ngoài đi qua lưới lọc bị chặn lại không vào được buồng áp suất biến đổi. Trong điều kiện này van chân không của thân van bị tách khỏi van điều chỉnh tạo ra một lối thông giữa buồng A và lỗ B. Vì luôn luôn có chân không trong buồng áp suất không đổi nên cũng có chân không trong buồng áp suất biến đổi vào thời điểm này. Vì vậy lò xo màng ngăn đẩy piston sang bên phải. * Khi đạp phanh. Khi bàn đạp phanh, cần điều khiển van đẩy không khí làm nó dịch chuyển sang bên trái. Lò xo van điều chỉnh cũng đẩy van không khí dịch chuyển sang bên trái cho đến khi nó tiếp xúc với van chân không. Chuyển động này bịt kín lối thông giữa buồng A và B. Khi van không khí tiếp tục dịch chuyển sang bên trái, nó càng rời xa van điều chỉnh, làm cho không khí bên ngoài lọt vào buồng áp suất biến đổi qua lỗ E (sau khi qua lưới lọc không khí). Độ chênh áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi làm cho pitông dịch chuyển sang bên trái, làm cho đĩa phản lực đẩy cần đẩy bộ trợ lực về bên trái và làm tăng lực phanh. * Trạng thái giữ phanh Nếu đạp bàn phanh nửa chừng, cần điều khiển van và van không khí ngừng dịch chuyển nhưng pitông vẫn tiếp tục di chuyển sang bên trái do độ chênh áp suất. Lò xo van điều khiển làm cho van này vẫn tiếp xúc với van chân không, nhưng nó dịch chuyển theo pittông. Vì van điều khiển dịch chuyển sang bên trái và tiếp xúc với van không khí, không khí bên ngoài bị chặn không vào được buồng áp suất biến đổi nên áp suất trong buồng biến đổi vẫn ổn định. Do đó, có một độ chênh áp suất không thay đổi giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi. Vì vậy, piston ngừng dịch chuyển và duy trì lực phanh này. * Trợ lực tối đa. Nếu bàn đạp phanh xuống hết mức, van không khí sẽ dịch chuyển hoàn toàn ra khỏi van điều khiển, buồng áp suất thay đổi được nạp đầy không khí từ bên ngoài,và độ chênh áp giữa buồng áp suất thay đổi và buồng áp suất không đổi là lớn nhất. Điều này tạo ra tác dụng cường hoá lớn nhất lên piston. Sau đó dù có thêm lực tác dụng lên bàn đạp phanh, tác dụng cường hoá lên piston vẫn giữ nguyên, và lực bổ sung chỉ tác dụng lên cần đẩy bộ trợ lực và truyền đến xilanh chính. - Khi không có chân không Nếu vì lý do nào đó, chân không không tác động vào bộ trợ lực phanh, sẽ không có sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi (vì cả hai sẽ được nạp đầy không khí từ bên ngoài). Khi bộ trợ lực phanh ở vị trí “off” (ngắt), pitông được lò xo màng ngăn đẩy về bên phải. Tuy nhiên, khi đạp bàn đạp phanh, cần điều khiển van tiến về bên trái và đẩy van không khí, đĩa phản hồi và cần đẩy bộ trợ lực. Điều này làm cho pitông của xilanh chính tác động lực phanh lên phanh. Đồng thời van không khí đẩy vào chốt chặn van lắp trong thân van. Do đó, các phanh vẫn duy trì hoạt động kể cả khi không có chân không tác động vào bộ trợ lực phanh. Tuy nhiên, vì bộ trợ lực phanh không làm việc nên sẽ cảm thấy bàn đạp phanh “nặng”. video mô phỏng hoạt động: Nếu thấy hay, xin hãy đổ xăng. Nếu thấy chưa hay, xin hãy góp ý Nếu cần tài liệu này, xin mời tải bên dưới Nhấn để mở rộng...
cái này ng ta gọi là xẹc vô phải k cụ. duongdx_na

duongdx_na

Thành viên O-H
thai_nam đã viết: cái này ng ta gọi là xẹc vô phải k cụ. Nhấn để mở rộng...
Là "Sẹc vô" thì phải bác ơi kandykute1

kandykute1

Thành viên O-H
Servo :D duydien88755

duydien88755

Thành viên O-H
duongdx_na đã viết: :D Nhấn để mở rộng...
hay đấy bạn ơi vinh97

vinh97

Thành viên O-H
bác dương cho e ý kiến đôi chút là tải luôn video về rồi gắn vào bài viết và file đính kèm có hay hơn không, đôi người copy về nhâm nhi cũng k được nhâm nhi hết tác phẩm của bác đó. còn tải video từ youtobe về cũng đâu mất thêm mấy công đâu bác ... bác thấy sao? duongdx_na

duongdx_na

Thành viên O-H
vinh97 đã viết: bác dương cho e ý kiến đôi chút là tải luôn video về rồi gắn vào bài viết và file đính kèm có hay hơn không, đôi người copy về nhâm nhi cũng k được nhâm nhi hết tác phẩm của bác đó. còn tải video từ youtobe về cũng đâu mất thêm mấy công đâu bác ... bác thấy sao? Nhấn để mở rộng...
Không làm vậy đâu bác ơi, để trên diễn đàn thôi, ai muốn xem cả video thì tự lên youtobe tìm hoặc xem cả bài viết qua đó tăng lượng tương tác trên diễn đàn lên bác ơi vinh97

vinh97

Thành viên O-H
duongdx_na đã viết: Không làm vậy đâu bác ơi, để trên diễn đàn thôi, ai muốn xem cả video thì tự lên youtobe tìm hoặc xem cả bài viết qua đó tăng lượng tương tác trên diễn đàn lên bác ơi Nhấn để mở rộng...
thế chỉ gắn vào file đính kèm thì sao , để nhỡ như ai k dùng internet vẫn có video để xem dinhhoioh

dinhhoioh

Thành viên O-H
vinh97 đã viết: thế chỉ gắn vào file đính kèm thì sao , để nhỡ như ai k dùng internet vẫn có video để xem Nhấn để mở rộng...
bác nào muốn xem thì có thể dùng cốc cốc tải về mà, cốc cốc hân hạnh tài trợ chương trình này duongdx_na

duongdx_na

Thành viên O-H
vinh97 đã viết: thế chỉ gắn vào file đính kèm thì sao , để nhỡ như ai k dùng internet vẫn có video để xem Nhấn để mở rộng...
Họ là người chứ không phải lợn, muốn hiểu biết hơn thì phải tự vận động lấy. Có bài này mà đọc là tốt rồi còn đòi hỏi gì nữa. dinhhoioh

dinhhoioh

Thành viên O-H
duongdx_na đã viết: Họ là người chứ không phải lợn, muốn hiểu biết hơn thì phải tự vận động lấy. Có bài này mà đọc là tốt rồi còn đòi hỏi gì nữa. Nhấn để mở rộng...
căng thế, @vinh97 xích bác duongdx căng quá cho t mượn cái T tôi chỉnh duongdx_na

duongdx_na

Thành viên O-H
dinhhoisv đã viết: căng thế, @vinh97 xích bác duongdx căng quá cho t mượn cái T tôi chỉnh Nhấn để mở rộng...
Có gì đâu bác, sự thật thế mà. Nếu người ta thực sự muốn tìm hiểu về cái bầu trợ lực kia thì cũng chả cần đọc bài viết này. Tự khắc họ sẽ tìm mọi cách để tìm hiểu được thôi chứ đừng nói là phải chèn thêm video vào tài liệu. duongthihien

duongthihien

Thành viên O-H
Bác Dương ơi, em thấy là trong trường hợp không phanh thì lò xo lồi vị 2 mới là lò xo đẩy van không khí về bên phải (chứ không phải lò xo kéo van không khí- sợ viết kéo các bác đọc lại nhầm là do mấy cái lò xo 10,11,13 kéo) còn chi tiết số 10,11,13 là lò xo của van điều khiển ( em nghĩ là 3 chi tiết đó dùng 1 lò xo cũng được vì chỉ có 1 chức năng ) danddat

danddat

Thành viên O-H
:D:eek: vinh97

vinh97

Thành viên O-H
danddat đã viết: :D:eek: Nhấn để mở rộng...
cười gì vậy anh đạt ơi, :)) keghj

keghj

Thành viên O-H
em đang cần , hay lắm bác P

phihungoto

Thành viên O-H
Các bác cho em hỏi tác dụng của Đĩa phản lực với ạ...? Lai13101995

Lai13101995

Thành viên O-H
hay lắm bác
  • 1
  • 2
Tiếp 1 of 2

Đi tới trang

Tới Tiếp Cuối

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Đăng nhập liền nha, dễ lắm Chia sẻ: Facebook Email Chia sẻ Liên kết

Đã ghim

Cà phê OH

Cà phê OH

#cafe-oh Hội anh em sửa chữa ô tô

Hội anh em sửa chữa ô tô

#hoi-mau-nhiem-nhot

Chủ đề bác đang quan tâm

  • L Hệ thống điều khiển tình trạng sạc (SOC) xe Toyota corolla cross hybrid 2020
    • Mới nhất: LongOcean
    • Vài giây trước
    Tài liệu sửa chữa xe du lịch
  • H Sh săjwnwww
    • Mới nhất: hhpanda
    • 19 phút trước
    Cà phê OH
  • H Xăng ơiiiiiiiiiip
    • Mới nhất: hhpanda
    • 19 phút trước
    Cà phê OH
  • H Tài liệu hướng dẫn tháo ráp các chi tiết trên xe Toyota Hybrid [Prius & Camry]
    • Mới nhất: hhpanda
    • 20 phút trước
    Tài liệu sửa chữa xe du lịch
  • M May88 tham gia ngay hôm nay nhận ưu đãi hấp dẫn. Đăng cấp số 1 nhà cái cá cược bóng
    • Mới nhất: may88loan
    • 26 phút trước
    Cà phê OH
Bên trên

Từ khóa » Cấu Tạo Bộ Trợ Lực Chân Không