Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của động Cơ 4 Kỳ - TechnicalVN

Nội dung bài viết

  • Các thành phần của động cơ đốt trong 4 thì:
  • Trình tự hoạt động của động cơ trong một chu kỳ:

Những bài viết tổng hợp kiến thức hay nhất!

  • Nguyên lý, phân loại, đặc điểm bơm ly tâm => Xem tại đây
  • Những điều bạn cần biết về Pin – Ắc Quy ? => Xem tại đây
  • Hiểu chi tiết về Biến Tần (Lưu ý khi lựa chọn) => Xem tại đây
  • Boiler – Lò hơi, nồi hơi trong công nghiệp => Xem tại đây
  • #1 Những điều cần biết về máy nén khí => Xem tại đây
  • Nguyên lý động cơ rung (máy massage, đầm, thiết bị di động) => Xem tại đây
  • Phải hiểu về động cơ bước (Step motor) => Xem tại đây

Tên gọi động cơ 4 kỳ cũng có thể cho chung ta hình dung được phần nào – Động cơ đốt động hoàn thành 4 kỳ khi trục khuỷu hoàn thành được 2 vòng quay. Một chu kỳ hoạn động của động cơ bao gồm 4 kỳ. Động cơ 4 kỳ lần đầu tiên được tìm ra bởi Nikolaus Otto vào năm 1876.

Các thành phần của động cơ đốt trong 4 thì:

Piston: Nằm ở bên trong động cơ, Piston được sử dụng để chuyển đổi năng lượng khi nhiên liệu bị đốt cháy và dãn nỡ trong buồng đốt đến trục khuỷu thông qua thanh truyền. Piston chuyển động tịnh tiến trong xi-lanh giữa Piston và xylanh có các vòng séc măng.

Trục khuỷu: Trục khuỷu là một bộ phận giúp chuyển đổi từ tịnh tiến của Piston sang chuyển động tròn

Thanh truyền: Thành truyền là một bộ phận truyền dao động từ Piston đến trục khuỷu

Đối trọng: Là bộ phận nằm trên trục khuỷu nhằm mục đích làm giảm sự rung động được sinh do không cân bằng khi lắp ráp lại các bộ phận lại với nhau

Xupap nạp và xupap xả: Bộ phận này như những cái van. Theo chu kỳ hoạt động của động cơ sẽ cho hòa khí đi vào cũng như cho khi thải ra ngoài động cơ.

Bugi: Bộ phần này giúp đánh lửa đốt cháy hòa khí trong động cơ.

cấu tạo động cơ đốt trong

Trình tự hoạt động của động cơ trong một chu kỳ:

Kỳ 1: Piston sẽ di chuyển từ ĐCT (Điểm chết trên) xuống ĐCD (Điểm chết dưới) Đồng thời xupap nạp được mở ra mà hòa khí sẽ đi vào trong buồn đốt, Xupap xả đóng lại và đồng nghĩa với việc trục khuỷu sẽ quay 180 độ

Kỳ 2: Piston sẽ di chuyển từ ĐCD đến ĐCT để nén hòa khí lại đồng thời Xupap nạp đóng lại tất nhiễn Xupap xả cũng đóng. Trục khuỷu quay 180 độ

Kỳ 3: Bugi đánh lửa đốt cháy hòa khí cung cấp năng lượng cho Piston. Piston sẽ di chuyển từ ĐCT xuống ĐCD. Lúc này cả Xupap xả và Xupap nạp đều đóng lại, trục khuỷu quay một góc 180 độ

Kỳ 4: Piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT đồng thời Xupap xả mở ra để khí thải được thoát ra ngoài động cơ, Xupap nạp vẫn đóng thanh truyền sẽ quay một góc 180 độ

các chu kỳ động cơ đốt trong

Trong động cơ đốt trong cơ cấu cam sẽ giúp Xupap nạp và Xupap xả được mở cũng đóng đúng thời điểm để có thể cung cấp đủ lượng hòa khí vào trong buồn đốt và xả được hết khí thải ra bên ngoài môi trường

Nguyên lý hoạt động

Phân biệt giữ động cô 4 kỳ chạy xăng và động cơ 4 kỳ chạy dầu Diesel thông qua 2 bài viết sau:

  • Chạy xăng: https://technicalvnplus.com/article/nguyen-ly-dong-co-xang-4-ky-1-xy-lanh
  • Chạy dầu diesel: https://technicalvnplus.com/article/nguyen-ly-dong-co-diesel-4-ky-1-xy-lanh

Từ khóa » Cấu Tạo Của đông Cơ Xăng 4 Kì