Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Vi Sóng - 1FIX™

Lò vi sóng là một thiết bị điện gia dụng có tần suất sử dụng khá cao trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có khả năng làm nóng thực phẩm bằng vi sóng, đặc biệt là tốc độ làm nóng nhanh, sạch sẽ và vệ sinh. Trong bài viết này, 1FIX sẽ chia sẽ cùng một một số kiến thức về lo vi sóng, giúp bạn hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng.

1. Cấu tạo lò vi sóng

Sóng vi ba là sóng vô tuyến. Sóng vi ba trong lò vi sóng là các dao động của điện từ với tần số thường ở 2,450 MHz (tầm phát sóng xa cỡ 12,24 cm). Khi bạn ấn nút bắt đầu, thường chỉ mất 2 giây để lò vi sóng sản sinh ra sóng và thổi vào khoang nấu.

Lò vi sóng thường có các bộ phận sau:

Đèn vi sóng: sản sinh và phát xạ vi sóng.

Máy biến áp: cung cấp điện áp tóc đèn 3.4V, bóng điều khiển từ và cao áp xoay chiều 2V.

Quạt làm mát: tản nhiệt cho bóng điều khiển từ đồng thời hỗ trợ đối lưu dòng khí bụng lò.

Bụng lò: hay còn gọi là khoang cộng hưởng, dừng để chứa và làm nóng thực phẩm.

Cửa lò: cấu tạo từ khung kim loại và cửa sổ thủy tinh, có thể chống rò rỉ vi sóng.

Mặt điều khiển: cài đặt chức năng và thời gian vận hành.

Công tắc khóa hai điều khiển: thiết bị an toàn hai điều khiển, khi công tắc lò không tốt, ngắt mạch điện, ngắt rơle và bộ hẹn giờ để chống rò rỉ vi sóng.

Công tắc an toàn cửa lò: thông qua tay cam để đóng tiếp điểm rơle có tác dụng bảo vệ an toàn.

Aptomat nhiệt: cắt nguồn điện khi nhiệt độ đèn điều khiển từ quá cao, có tác dụng bảo vệ quá nóng.

cấu tạo lò vi sóng

2. Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Lò vi sóng hoạt động khi có dòng điện xoay chiều 220V, 50Hz qua máy biến áp, bộ chỉnh lưu, bộ lọc sóng cung cấp các loại điện áp cần thiết cho bóng điều khiển từ, bóng điều khiển từ sinh ra năng lượng vi sóng của từ trường điện tần số siêu cao 2450 MHz, qua dẫn sóng truyền đến các nơi trong khoang lò. Sau khi thực phẩm hấp thu vi sóng, do ma sát giữa các phân tử mà nóng lên làm cho nhiệt độ thực phẩm lên cao đạt được mục đích làm nóng.

Nói rõ hơn thì với tần số này, sóng vi ba dễ dàng bị phản ứng bởi nước, chất béo, đường các chất hữu cơ. Các sóng bên trong lò sẽ được phát ở đúng tần số để có thể đi sâu vào trong thức ăn và truyền năng lượng cho nước bên trong thực phẩm, sinh ra ma sát lớn giữa các phân tử và từ đó sản sinh nhiệt năng làm thức ăn nóng lên.

Nhiệt sinh ra do ma sát của sự chuyển động các phân tử thức ăn dưới tác dụng từ trường Trong lò vi sóng, thức ăn được nấu chín nhanh hơn các cách nấu thông thường là vì tất cả các phân tử thức ăn đều được làm nóng lên cùng lúc, có thể rút ngắn thời gian nấu đến ¾ so với các dụng cụ đun nấu khác như bếp gas, bếp hồng ngoại, …

Chỉ có thực phẩm bị làm nóng, vì vậy mà hiệu năng sử dụng của lò vi sóng rất cao, tiết kiệm điện tốt. Tuy nhiên nhược điểm sinh ra là món ăn được làm nóng đều nên bề mặt sẽ không có được màu vàng nâu hay độ giòn như khi nướng hay chiên xào trong nồi chảo, lò nướng.

nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Nguyên lý làm việc của các bộ phận cụ thể trong lò vi sóng:

Bụng lò: là khoang cộng hưởng vi sóng, là khoang trống chuyển đổi năng lượng vi sóng thành năng lượng nhiệt tiến hành làm nóng thực phẩm. Phần đáy bụng lò của lò vi sóng lắp một mâm thủy tinh quay bằng một mô tơ siêu nhỏ, nó quay thực phẩm được làm nóng trên mâm quay cùng mâm quay quanh trục mô tơ, làm cho nó chuyển động tương đối với từ trường cao tần trong lò để đạt được mục đích làm nóng đều thực phẩm trong lò.

Cửa lò: là miệng đưa thực phẩm vào ra, là bộ phận quan trọng hợp thành bụng lò của lò vi sóng. têu cầu của nó rất cao, vừa yêu cầu ngoài cửa lò có thể quan sát được tình trạng làm nóng thực phẩm, lại không được để vi sóng rò rỉ ra ngoài. Cửa lò do khung kim loại và cửa sổ quan sát thủy tinh hợp thành. Trong lớp cửa sổ thủy tinh có kẹp một lớp lưới kim loại lỗ siêu nhỏ, kích cỡ mắt lưới của lưới kim loại được tính toán rất chuẩn sát, vừa có thể quan sát bên trong, vừa có thể chống vi sóng lọt ra.

Công tắc ấn nhẹ khóa liên động: để chống vi sóng rò rỉ, hệ thống đóng mở lò vi sóng do nhiều lớp thiết bị công tắc ấn nhẹ liên động an toàn hợp thành. Cửa lò chưa đóng chặt thì lò vi sóng sẽ không làm việc.

Mạch điện: chia ra ba bộ phận mạch điện hạ áp, mạch điện điều khiển và mạch điện cao áp. Mạch điện sau cuộn dây thứ cấp máy biến áp cao là mạch điện cao áp, chủ yếu bao gồm bóng điều khiển từ, tụ điện cao áp, máy biến thế cao áp, diode cao áp. Mạch điện trước giữa cuộn dây sơ cấp máy biến áp cao đến miệng vào nguồn điện lò vi sóng là mạch điện hạ áp, chủ yếu bao gồm cầu chì ống, công tắc bảo vệ aptomat nhiệt, công tắc ấn nhẹ khóa liên động, đèn chiếu sáng, bộ hẹn giờ và công tắc bộ phân phối công suất, mô tơ mâm quay, mô tơ quạt gió.

Bộ điều khiển nhiệt độ: là linh kiện dùng để giám sát bóng điều khiển từ hoặc nhiệt độ làm việc bụng lò. Khi nhiệt độ làm việc vượt qua trị số giới hạn, aptomat nhiệt sẽ lập tức cắt nguồn điện, làm cho lò vi sóng ngừng làm việc.

Đèn vi sóng: là “trái tim” của lò vi sóng, năng lượng vi sóng được sinh ra từ nó và phát xạ đi.

Từ khóa » Nguyên Lý Và Cấu Tạo Lò Vi Sóng