Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Vi Sóng - Siêu Thị điện Máy HC
Có thể bạn quan tâm
Lò vi sóng đang ngày càng trở nên phổ biến trong gian bếp của mọi gia đình Việt. Liệu bạn đã biết cấu tạo lò vi sóng? Nếu nắm rõ cách sử dụng, lò vi sóng có thể thay bạn thực hiện nhiều công thức nấu ăn phức tạp trong một khoảng thời gian rất ngắn đấy. Nếu chưa biết thì bạn hãy cùng HC tìm hiểu nhé.
1. Tác dụng của lò vi sóng
Trước khi chúng ta đi tìm hiểu sau về cấu tạo lò vi sóng, chúng ta phải hiểu thêm về lò vi sóng có những tác dụng gì?
1.1. Hâm nóng thức ăn
Lò vi sóng có thể giúp bạn hâm nóng lại thức ăn trong một thời gian ngắn mà vẫn giữ được hương vị riêng, không sợ thức ăn bị mất nước, khô hay dính vào nhau.
1.2. Nấu
Lò vi sóng có thể nấu đa số các loại thực phẩm tương tự như khi sử dụng bếp.
Với chức năng này, người dùng có thể nấu xôi, cháo, mì, … và rất nhiều thực phẩm khác.
Tùy vào từng món mà ta sẽ điều chỉnh công suất và thời gian nấu cho phù hợp. Bạn nên cẩn thận khi điều chỉnh thời gian nấu sao cho thực phẩm không bị cháy, khét.
1.3. Rã đông
Một điều lưu ý cho bạn là sau khi rã đông bạn nên chế biến thực phẩm ngay để tránh sự xâm phạm của vi khuẩn.
1.4. Hấp
Thay vì cách làm truyền thống là hấp cách thủy thực phẩm trong nồi, giờ đây bạn có thể sử dụng lò vi sóng làm thay việc này.
Lò vi sóng sẽ sử dụng hơi nước từ hộc chứa nước đi kèm để hấp thức ăn sao cho thức ăn vẫn chín mà không bị khô. Với chức năng này, bạn có thể dùng lò vi sóng để hấp bánh bao, há cảo,…
1.5. Nướng
Những chiếc lò vi sóng được tích hợp chức năng nướng thực phẩm đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên thị trường hàng tiêu dùng Việt.
Khi sử dụng chức năng này, lò vi sóng sẽ tỏa nhiệt đều trên thực phẩm giúp thực phẩm chín nhanh, đều mà vẫn giữ được hương vị vốn có.
2. Cấu tạo lò vi sóng
Cấu tạo của lò vi sóng là thành phần chính bạn nên nắm rõ trong nội dung này.
2.1. Buồng nấu
Buồng nấu được thiết kế là một chiếc lồng Faraday, bao quanh là lưới kim loại để đảm bảo chắc chắn rằng sóng vi ba không bị lọt ra ngoài.
Lưới kim loại có thể được nhìn thấy khi quan sát cửa ngoài của lò vi sóng. Để có thể ngăn chặn sóng, lỗ trên lưới bắt buộc phải có kích thước nhỏ hơn bước sóng của vi ba (12cm). Còn lý do vì sao chúng ta vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng phát ra từ lò thông qua lưới, đó là bởi ánh sáng có bước sóng ngắn hơn nhiều. Việc quan sát thực phẩm từ bên ngoài khi lò vi sóng đang hoạt động là điều hoàn toàn có thể.
2.2. Vỏ máy
Lớp vỏ bên ngoài có tác dụng bảo vệ lò vi sóng và đem lại tính thẩm mỹ cho thiết bị, thường được chế tạo từ kim loại.
2.3. Nguồn phát sóng
Đây là bộ phận cốt lõi của một chiếc lò vi sóng với tác dụng tạo sóng để gia nhiệt cho thức ăn.
Nguyên lý hoạt động của bộ phận này tương đối phức tạp.
2.4. Biến thế cao áp
Lò vi sóng sử dụng biến thế tăng áp: 220V điện thế đầu vào ở cuộn sơ cấp, 2000V điện thế đầu ra tại cuộn thứ cấp.
2.5. Tụ cao áp
Tụ cao áp có nhiệm vụ biến đổi điện thế cao áp xoay chiều AC thành điện thế cao áp một chiều DC, nhằm mục đích kích hoạt nguồn phát sóng.
Điện thế cao áp DC này sẽ dịch chuyển electron đi từ cực âm sang cực dương trong từ trường mạnh và tạo thành vi sóng.
2.6. Bảng điều khiển
Bảng điều khiển gồm các núm xoay vật lý (đối với lò cơ học) hoặc nút cảm ứng và màn hình điện tử (đối với lò điện tử).
Thông qua bảng điều khiển, người sử dụng sẽ điều chỉnh sự hoạt động và các tính năng nấu nướng của lò.
2.7. Cánh tản sóng
Có chức năng khuấy đều sóng trong khoang nấu, để sóng được phân bổ đều đặn hơn, đảm bảo thức ăn trong khoang được làm nóng ở tất cả vị trí.
2.8. Quạt tản nhiệt
Làm mát các bộ phận sinh nhiệt cao trong lò vi sóng (biến thế cao áp và nguồn phát sóng).
2.9. Tecmit
Tecmit giúp ngắt nguồn điện để ngăn chặn những sự cố mà lò vi sóng có thể gặp phải trong quá trình hoạt động (lò quá nóng, thiết bị sản sinh lượng nhiệt vượt ngưỡng, ...).
2.10. Đĩa quay
Người sử dụng đặt thực phẩm lên trên đĩa, sau đó bộ phận này sẽ xoay tròn để giúp đồ ăn hấp thụ sóng đều.
Đĩa quay được thiết kế với 2 bộ phận chính: bộ phận xoay gồm động cơ điện có thể đảo chiều và 1 đĩa thủy tinh tích hợp con lăn.
Nếu muốn các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như cấu tạo lò vi sóng để đến phần nguyên lý hoạt động lò vi sóng càng hiểu rõ hơn về cách thực hoạt động của từng bộ phận.
3. Nguyên lí hoạt động của lò vi sóng
Trước khi sử dụng lò vi sóng, người nấu cần nắm rõ nguyên lý làm việc của lò vi sóng để sử dụng lò sao cho đúng cách, đạt hiệu quả cao, đảm bảo sự an toàn cho bản thân và gia đình, không gây cháy nổ và giữ tuổi thọ lâu dài cho thiết bị.
- Sóng vi ba là sóng vô tuyến.
- Sóng vi ba trong lò vi sóng là các dao động của điện từ với tần số thường ở 2,450 MHz (tầm phát sóng xa cỡ 12,24 cm).
- Khi bạn ấn nút khởi động, thường chỉ mất 2 giây để lò vi sóng sản sinh ra sóng và thổi vào khoang nấu. Sau đó phản xạ qua lại giữa các bức vách. Thực phẩm trong lò vi sóng được xoay tròn để tiếp nhận đồng đều lượng sóng đó.
- Với tần số này, sóng vi ba dễ dàng bị phản ứng bởi nước còn chất béo, đường và nước đá thì không.
>> Xem thêm: Cách làm khoai lang nướng bằng lò vi sóng ngon tại nhà mà không bị khô.
- Khi vi sóng đi vào thực phẩm, các phân tử nước sẽ dao động rất mạnh và chuyển thành dao động nhiệt. Nhìn theo một khía cạnh khác, cách thức gia nhiệt của lò vi sóng cũng giống như khi đun sôi nước.
- Sự đốt nóng chia ra làm hai giai đoạn:
+ Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn.
+ Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn.
Những thông tin mà HC chia sẻ là những điều cơ bản về lò vi sóng, mong rằng nó sẽ hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết cấu tạo lò vi sóng của HC.
Siêu thị điện máy HC
Từ khóa » Nguyên Lý Và Cấu Tạo Lò Vi Sóng
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Vi Sóng - Bếp Hoàng Cương
-
Cấu Tạo & Nguyên Lý Hoạt Động Của Lò Vi Sóng
-
Bạn đã Biết Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Vi Sóng Chưa?
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Vi Sóng
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Vi Sóng - Điện Máy XANH
-
Cấu Tạo Lò Vi Sóng, Những Thông Tin Người Sử Dụng Cần Biết Về Lò Vi ...
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Vi Sóng
-
PMC - Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Vi Sóng - YouTube
-
Lò Vi Sóng Là Gì? Nguyên Lý Cấu Tạo, Chức Năng, Cách Hoạt động
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Vi Sóng – Lò Nướng | | Thiên An Phước
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Vi Sóng
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Vi Sóng - 1FIX™
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Lò Vi Sóng