Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Van Giảm áp

Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của van giảm áp

Van giảm áp là hay còn gọi là van ổn áp, van điều áp. Loại van này có chức năng và nhiệm vụ chính đó là làm cho áp suất đầu ra thấp hơn áp suất tại đầu vào trên một hệ thống . Để tìm hiểu thêm xin mời xem qua: Van giảm áp

Van giảm áp

1. Cấu tạo của van giảm áp

*Cấu tạo van giảm áp gồm có 2 dạng:

– Dạng đầu ra và đầu vào của van bao gồm: pistong, lò xo, vít xoay chiều, cửa van, thân van, ống dẫn áp suất.

+ Phần tử điều khiển dạng ống trượt : luôn ở vị trí cố định đóng tại cửa ra

+ Lò xo điều chỉnh áp lực áp lên ống trượt

+ Vít điều chỉnh áp lực đặt đè trên lò xo điều chỉnh áp

+ Cửa vào của áp suất P1

+ Cửa ra của áp suất P2

cau_tao_van_giam_ap

– Dạng ổn áp: Này tương tự nhưng nó giữa áp suất tại cửa van không phụ thuộc vào tác động của áp suất hoặc lưu chất đi qua van. Dạng van này được chia ra làm 2 kiểu: Kiểu tác động trực tiếp và kiểu tác động gián tiếp.

– Kiểu tác động trực tiếp bao gồm: Thân van, Pistong điều khiển, Lò xo, Núm điều chỉnh, Rảnh nối

+ Vỏ van

+ Bộ điều khiển van

+ Lò xo áp lực van

+ Vít điều chỉnh áp lực gắn ngay trên đầu lò xo áp lực

+ Rảnh nối khoang dưới và đầu ra áp lực P2

+ Thùng chứa tại đầu trên có rảnh kết nối từ đầu lò xo

+ Đầu vào và đầu ra được ký hiệu bằng P1 và P2

van_giam_ap_tac_dong_truc_tiep

– Kiểu tác động gián tiếp:

Van chính gồm ống trượt có dạng trụ với các đoạn có kích thước khác nhau, lò xo cố định với độ cứng nhỏ, thân van có các rãnh nối các khoang chứa với cửa ra, trên ống trượt cũng có rãnh nối giữa các khoang. Van phụ có dạng bi trượt, gồm bi điều khiển, lò xo phụ, vít điều chỉnh lò xo.

+ Ống trượt là điều khiển chính

+ Lò xo áp lực

+ Vít điều khiển lò xo áp lực

+ Lò xo áp lực chịu sự điều khiển từ vít điều khiển

+ Bi trượt bộ phận điều khiển phụ

+ Khoang chứa trên

+ Khoang chứa giữa

+ Khoang chứa dưới

+ Rảnh nối giữa ống trượt

+ Khoang chứa thông với đầu vào P1

+ Khoang chứa thông với đầu ra P2

van_giam_ap_tac_dong_gian_tiep

2. Nguyên lý hoạt động cảu van giảm áp

Tại vị trí ban đầu, van mở hoàn toàn, độ rộng của cửa ra thiết lập bởi vít điều chỉnh. Tác dụng của van hầu như giữ giá trị áp suất đầu ra không đổi. Trong trường hợp giá trị áp suất đầu ra tăng lên trong hệ thủy lực, áp suất khoang trống nối với cửa ra của van bằng rãnh nối cũng tăng, đẩy pittong điều khiển đi lên làm giảm tiết diện của của ra, dẫn tới làm giảm áp suất đầu ra. Khi áp suất đầu ra giảm thì pittong điều khiển đi xuống làm tăng tiết diện cửa thoát, kéo theo làm tăng áp suất đầu ra. Như vậy quá trình này làm cho áp suất đầu ra gần như không thay đổi. Khi lò xo phụ thiết lập một áp suất đầu vào của van, ống trượt ở vị trí ban đầu, áp suất trong các khoang chứa như nhau, lưu chất qua van một cách tự do. khi thiết lập lò xo phụ một giá trị áp suất đầu ra lớn hơn áp suất đầu vào, van phụ sẽ mở, lưu chất trong khoang gần van phụ sẽ thoát ra một lượng nhỏ.

Nhờ đó dòng chảy qua rãnh trên ống trượt được hình thành. Khi đó, áp suất tại khoang đó sẽ giảm xuống và ống trượt chính bị nâng lên, giảm tiết diện thông nhau giữa khoang phía dưới. Quá trình đó lặp đi lặp lại, làm cho ống trượt thực hiện dao động quanh vị trí thiết lập. Mọi sự thay đổi áp suất đầu vào và áp suất đầu ra đều kéo theo sự dịch chuyển của ống trượt. Áp suất đầu ra luôn được giữ cố định.

* Để hiểu rõ hơn mời quý khách xem qua video sau của Van Nhập Khẩu:

*CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Van giảm áp ITALY – Van giảm áp Đài Loan

4.3/5 - (31 bình chọn)

Từ khóa » Cụm Van điều áp