Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của - Van Giảm áp - TONSON

Ngày nay, van giảm áp được ứng dụng rộng rãi trong đời sống? Vậy, mục đích sử dụng van giảm áp là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van giảm áp ra sao? Cách lắp đặt van giảm áp đúng quy chuẩn được thực hiện như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài viết này nhé! Để hiểu hơn, hãy cùng TONSON xem quà bài chia sẻ dưới đây!

Những ứng dụng thực tế của van giảm áp là gì? Ký hiệu van giảm áp
Những ứng dụng thực tế của van giảm áp là gì? Ký hiệu van giảm áp

Mục lục

  • 1 Van giảm áp là gì?
  • 2 Van điều chỉnh áp suất có cấu tạo như thế nào? Hoạt động ra sao?
    • 2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van điều áp tác động trực tiếp
    • 2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van điều áp tác động gián tiếp
  • 3 Các loại van giảm áp thông dụng nhất
    • 3.1 Van giảm áp nước
    • 3.2 Van điều áp hơi
  • 4 Hướng dẫn cách lắp đặt van giảm áp nước đúng chuẩn
  • 5 Đặc điểm của van giảm áp
  • 6 Các ứng dụng của van điều áp trong cuộc sống
    • 6.1 Ứng dụng cho điều chỉnh áp suất của máy nén khí
    • 6.2 Ứng dụng trong các đường ống dẫn nước
    • 6.3 Ứng dụng trong ngành khai thác mỏ
    • 6.4 Ứng dụng trong các ngành công nghiệp hàn cắt
  • 7 Những lưu ý các sự cố khi sử dụng van giảm áp 

Van giảm áp là gì?

Van giảm áp hay còn gọi là van điều áp nước, giảm áp lực nước là một thiết bị được điều khiển giúp làm áp suất của nước, giữ cho áp suất đầu ra của van thấp hơn áp suất tại đầu vào trong một hệ thống.

Van giảm áp là một trong những loại van công nghiệp, ngoài điều chỉnh áp ra ổn định cho cho thiết bị, máy móc hoạt động hiệu quả, van điều áp còn giúp tránh hư hỏng các thiết bị phía sau và góp phần ổn định chất lượng sản phẩm đầu ra.

Van điều áp là gì?
Van điều áp là gì?

Ký hiệu van giảm áp là gì? Ký hiệu van áp lực thủy là thiết bị thuộc nhóm van áp suất làm việc của hệ thống, có chức năng giảm áp suất làm việc của hệ thống (lưu ý áp suất ở cửa ra của van luôn nhỏ hơn áp suất đầu vào).

Van điều chỉnh áp suất có cấu tạo như thế nào? Hoạt động ra sao?

Cấu tạo van giảm áp là gì? Nguyên lý van giảm áp như thế nào? Hiện nay van giảm áp được áp dụng hai loại dạng chính bao gồm: Van điều áp tác động trực tiếp và van điều áp tác động gián tiếp. 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van điều áp tác động trực tiếp

Cấu tạo

Bao gồm các bộ phận chính sau đây:

– Vỏ van.

– Ống trượt.

– Lò xo.

– Núm chỉnh.

– Rảnh nối.

– Thùng chứa.

Nguyên lý hoạt động 

Van giảm áp trực tiếp hoạt động theo một cơ chế đơn giản, dựa trên nguyên lý khác biệt về trọng lượng do lưu chất tạo ra trên mỗi đĩa đệm và piston. Khi áp lực lưu chất tới đầu vào của van được chặn lại, áp lực đủ mạnh lớn hơn so với lực đàn hồi của lò xo sẽ đẩy màng ngăn và đĩa van nâng lên cao. Khi đó, dòng lưu chất sẽ đi qua với một mức độ giới hạn (thấp hơn áp lực đầu vào), điều này giúp cho các thiết bị hoạt động phí sau với độ ổn định và hiệu quả nhất.

Khi áp suất đầu vào giảm xuống, lực lò xo thắng áp lực dòng chảy sẽ đẩy đĩa van xuống, van được mở với lưu lượng chảy qua thấp. Khi tăng áp lực đạt gần đến áp lực định mức, nó sẽ tác động lên màng đàn hồi, đẩy màng theo đĩa van hướng lên trên, lúc này van sẽ được đóng lại. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại cho chúng ta một áp suất đầu ra của van luôn ổn định nhất.

Nguyên lý hoạt động của van điều áp
Nguyên lý hoạt động của van điều áp

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van điều áp tác động gián tiếp

Cấu tạo

– Ống trượt.

– Lò xo cố định.

– Núm xoay.

– Lò xo. 

– Điều khiển phụ. 

– Khoang.

– Rãnh.

– Khoang nối.

Nguyên lý hoạt động 

Lò xo được thiết lập một áp suất lớn hơn áp suất vào, lúc này ống trượt vẫn đang ở vị trí ban đầu và áp suất trong các khoang chứa như nhau, lưu chất qua van một cách tự do.

Khi thiết lập lò xo có giá trị áp suất đầu ra lớn hơn áp suất đầu vào, khi đó van phụ sẽ mở và lưu chất trong khoang gần van phụ sẽ thoát ra một lượng nhỏ. Nhờ vậy, áp suất tại khoang đó sẽ giảm xuống và ống trượt chính bị nâng lên. Chu trình này được lặp đi lặp lại, làm cho ống trượt thực hiện dao động quanh vị trí thiết lập. Mọi sự thay đổi của áp suất cũng không làm thay đổi áp suất đầu ra, bởi áp suất này luôn giữ cố định.

Các loại van giảm áp thông dụng nhất

Hiện nay, có 2 loại van giảm áp được sử dụng phổ biến sau đây.

Van giảm áp nước

Tên gọi khác của van giảm áp lực nước: Van điều áp nước, van giảm áp cấp nước, van giảm áp nước máy, van giảm áp nước, van chỉnh áp nước, van giảm áp thủy lực,…

Loại van này được sử dụng phổ biến trong hệ thống đường ống cấp nước dân dụng và công nghiệp. Van điều áp nước thực hiện nhiệm vụ chính là giảm áp lực và giúp ổn định áp lực đầu ra cũng như bảo vệ an toàn cho đường ống cấp nước. 

Van điều áp nước
Van điều áp nước

Để tránh áp lực nước trong hệ thống đường ống tăng cao, chúng ta nên sử dụng loại van giảm áp nước này để điều chỉnh và cân bằng áp lực nước đầu ra. Như vậy mới đảm bảo việc cấp nước và tránh áp suất tăng cao làm hư hỏng đến các đường ống.

Van điều áp hơi

Van điều áp hơi được sử dụng chủ yếu trong hệ thống lò hơi, nồi hơi, các hệ thống sấy trong ngành chế biến thực phẩm hoặc sử dụng trong nhà máy cao su, sử dụng hơi nóng đúng áp lực và nhiệt độ để lưu hóa sản phẩm. Van điều áp hơi có chức năng chính là điều chỉnh và duy trì sự ổn định của áp suất đầu ra theo một định mức đã được định sẵn.

Van điều áp hơi
Van điều áp hơi

Hướng dẫn cách lắp đặt van giảm áp nước đúng chuẩn

Hướng dẫn quy trình lắp đặt van điều áp nước đúng chuẩn qua các bước sau:

Bước 1: Cần xác định loại van theo yêu cầu của hệ thống.

Bước 2: Một số lưu ý cho đoạn đường ống phía trước và sau của van điều áp.

– Phải có khoảng cách trực tiếp lớn (sau van PRV47 phải có 1 đoạn ống dài tối thiểu 1m để nối phụ kiện đường ống của thiết bị).

– Đầu vào/ra của ống lớn 1~3 lần size van để đảm bảo tính ổn định của dòng chảy và áp suất dòng ra.

– Để tối ưu cho trạm van áp, việc chọn đầu giảm Eccentric hạn chế nước ngưng đọng trước van điều áp là điều cần thiết. 

Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị trên trạm van điều áp

– Để tránh tình trạng nước ngưng đọng trong van điều áp khi hệ thống ngưng và đi vào van điều áp khi khởi động hệ thống, bạn cần gắn trạm bẫy hơi trước van điều áp, điều này giúp bảo vệ van điều áp khi hệ thống đang hoạt động.

– Đối với van cầu, mỗi hệ thống sử dụng van điều áp điều phải lắp đặt van cầu phía trước/sau van để điều chỉnh đóng/mở nguồn áp đầu vào cho van điều áp hoặc ngắt toàn bộ cụm để bảo trì hoặc tiến hành sửa chữa.

Đặc điểm của van giảm áp

– Van giảm áp có thể vận hành tự động dựa vào lực chảy của dòng nước.

– Van được sản xuất từ gang cầu FCD450, inox 304/316 có khả năng chống rỉ sét, an toàn cho nguồn nước sạch.

– Điều chỉnh được chính xác áp đầu ra dễ dàng bằng cách chỉnh Pilot.

Các ứng dụng của van điều áp trong cuộc sống

Van điều áp là một trong những thiết bị cần thiết cho các thiết bị, máy móc công nghiệp hay các hệ thống đường ống dẫn của các hộ gia đình. Một số ứng dụng không thể bỏ qua của van điều áp.

Ứng dụng cho điều chỉnh áp suất của máy nén khí

Chính vì máy khí nén là một thiết bị công nghiệp, do đó mà áp suất tạo ra của máy tương đối lớn, nên nhiều người đã sử dụng van điều áp để điều chỉnh áp suất khí của máy nén khí hoặc máy bơm màng khí nén để phù hợp với nhiều công việc hơn.

Ứng dụng trong các đường ống dẫn nước

Hiện nay, việc cung cấp nước bằng đường ống không ổn định, nhất là trong các khu công nghiệp đã làm nguy hại đến các thiết bị dùng. Chính vì vậy, van điều áp ra đời giúp khắc phục vấn đề này một cách hiệu quả và tránh các trường hợp cháy nổ xảy ra.

Ứng dụng van điều áp trong đường dẫn ống nước
Ứng dụng van điều áp trong đường dẫn ống nước

Ứng dụng trong ngành khai thác mỏ

Việc khai thác mỏ là công việc khá phức tạp, thường làm ở môi trường có áp suất cao, nếu không sử dụng van giảm áp thì các đường ống dẫn nhiên liệu rất dễ bị vỡ.

Ứng dụng trong các ngành công nghiệp hàn cắt

Thông thường, quá trình hàn và cắt cần phải sử dụng đến các loại khí và để có được các sản phẩm đúng chuẩn thì áp suất của các loại khí phải có những quy định riêng. Do đó, việc áp dụng van điều áp đẻ có được áp suất khí theo mong muốn là điều rất cần thiết. Đặc biệt, đối với các loại máy cắt CNC, chúng sẽ giúp các mạch cắt của sản phẩm không bị xỉn màu.

Những lưu ý các sự cố khi sử dụng van giảm áp 

Van điều áp được thiết kế để hoạt động tốt và ổn định trong thời gian dài, tuy nhiên một số trường hợp có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như:

Van không đóng kín: Trong quá trình hoạt động, có vật thể lạ bị chèn vào đĩa van điều áp khiến cho van không thể đóng kín và không thể giảm được áp cho các đường ống. Hãy tiến hành kiểm tra kỹ càng và xử lý các vật thể chèn vào đĩa để giúp van đóng kín.

Lò xo cân bằng áp của van bị kẹt: Nếu van hoạt động trong một khoảng thời gian dài có thể khiến lò xo cân bằng áp bị kẹt và không thể đàn hồi được. Lúc này, bạn nên thay lò xo để van có thể hoạt động bình thường trở lại.

Tắc lỗ pilot: Trong thành phần nguồn nước thường có lẫn tạp chất hoặc cặn bẩn, nếu để các tạp chất rơi vào lỗ pilot thì có thể dẫn đến tình trạng mất áp.

Hy vọng những thông tin về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của van giảm áp đã giúp bạn hiểu hơn về cách hoạt động của loại van này. Nếu bạn đang tìm kiếm loại van điều áp thì hãy liên hệ TONSON để được tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhé!

Từ khóa » Cụm Van điều áp