Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Công Tơ điện 3 Pha - Htsolarxanh

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và để tránh lãng phí điện năng. Điện 3 pha ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống. Để đo lượng điện 3 pha thì ta cũng phải dùng công tơ điện 3 pha. Để hiểu rõ vai trò quan trọng của công tơ điện, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha.

Công tơ điện là gì

Công tơ điện hay đồng hồ đo điện là thiết bị để thống kê lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện lắp đặt sau công tơ điện và trên cùng đường dây tải điện. Có các loại công tơ điện 1 pha, công tơ điện 3 pha. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu về công tơ điện 3 pha và nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết cách đấu công tơ điện 1 pha để biết về công tơ điện 1 pha.

Cấu tạo công tơ điện 3 pha

Điện 3 pha thường dùng để chuyển tải các dòng điện lớn. Do đó công tơ điện 3 pha thường được sử dụng trong các nhà máy xí nghiệp. Để nắm rõ nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha, trước tiên ta hãy tìm hiểu cấu tạo của nó.

  • Ổ đấu dây
  • Đế
  • Nam châm hãm
  • Khung
  • Gối đỡ trên
  • Bộ số
  • Roto
  • Phần tử dòng điện
  • Cơ cấu chống quay ngược
  • Gối đỡ dưới
  • Phần tử điện áp
  • Mặt số
  • Nắp
  • Nắp che ổ đấu dây

Học CÁCH ĐẤU CÔNG TƠ ĐIỆN 3 PHA đơn giản và chính xác nhất!

Vỏ của công tơ điện 3 pha

Công tơ điện 3 pha có phần đế và ổ đấu dây bằng nhựa Bakelit. Với phần nắp được làm bằng nhựa PC hoặc nhựa Bakelit với ô kính nhựa để quan sát thông số. Nắp che ổ đấu dây cũng sử dụng nhựa PC, loại nhựa PC này được dùng để chống cháy , nâng cao tuổi thọ thiết bị.

Khung của công tơ điện 3 pha

Phần khung của công tơ điện 3 pha được làm bằng hợp kim nhôm. Trên khung bao gồm những phần tử phát động như nam châm hãm, gối đỡ, bộ số thường,…

Phần tử phát động

Dòng công tơ điện 3 pha có thể bắt gặp loại 2 hoặc 3 phần tử phát động tùy loại. Ở mỗi phần tử sẽ gồm có phần tử dòng điện và điện áp. Đặc biệt ở mỗi phần tử đều có cơ cấu hiệu chỉnh bằng mô men.

Rô to

Phần tử rô to được thiết kế bằng chất liệu không gỉ. Bằng công nghệ ép phun nhựa độc đáo đã gắn liền 2 đĩa rô to với trục rô to. Đĩa rô to được thiết kế để đảm bảo mô men quay đủ cho dải tải rộng. Rô to có thể tránh hư hại từ những tác động vật lý bằng các cữ dừng cơ khí.

Nam châm hãm

Chất liệu của nam châm là Alnico có lực chống từ cao với vỏ bảo vệ bằng nhôm đúc.Một hợp kim vô cùng đặc biệt gắn vào nam châm để tránh ảnh hưởng nhiệt độ.

Cơ cấu chống quay ngược

Bộ phận này bao gồm 1 đĩa cam lắp trên trục rô to, 1 cá hãm quay trên 1 trục thép không gỉ và trụ đỡ lắp trên công tơ. Bộ phận này có nhiệm vụ dừng sự quay ngược của rô to và bộ số khi công tơ bị quay ngược.

Bộ số

Ở các công tơ điện 3 pha thường có 2 loại bộ số : bộ số thường và bộ số 1 hướng.

Nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha

Công tơ điện 3 pha gồm có 2 bộ phận. Ở trong công tơ có 2 đĩa nhôm được gắn liền với trục. Ở mỗi đĩa nhôm được lắp trong từ trường cuộn áo và cuộn dòng của pha tương ứng. Ở các phụ tải được bố trí song song với các cuộn áp. Nam châm hãm sẽ được để ở 1 trong 2 đĩa nhôm

Tổng của 2 mô men quay của 2 phần tử và năng lượng đo khiến cho các mô men quay được. Từ đó có dòng năng lượng chuyển thẳng đến bộ số hiển thị cho người sử dụng theo dõi điện năng tiêu thụ.

Cách đấu dây công tơ điện 3 pha

Nắm được nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha thật dễ dàng đúng không nào. Nhưng để có thể áp dụng thực tế từ những am hiểu về nguyên lý trên, chúng tôi sẽ nói qua cho các bạn về cách đấu dây công tơ điện 3 pha. Cách đấu dây được chia thành 2 loại: trực tiếp và gián tiếp.

Công tơ điện 3 pha trực tiếp

Dòng công tơ này được sử dụng cho mạch 3 pha có aptomat dưới 100A. Trước khi đấu dây, các bạn cần ngắt aptomat nguồn để tránh rủi ro sự cố không đáng có. Sau khi bạn xác định được vị trí lắp đặt, hãy dựa vào sơ đồ dưới đây để đấu dây:

Để có thể đấu dây một cách nhanh gọn, ta sẽ phân 8 điểm thành 4 nhóm là:

  • Nhóm A: 1 vào – 2 ra
  • Nhóm B: 3 vào – 4 ra
  • Nhóm C: 5 vào – 6 ra
  • Nhóm D: 7 vào – 8 ra

Công tơ điện 3 pha gián tiếp

Khác với loại trực tiếp, dòng gián tiếp này được dùng cho mạch 3 pha có aptomat trên 100A trở lên. Về phần đấu dây của gián tiếp cũng gần như tương đồng với trực tiếp. Điểm khác biệt với trực tiếp là công tơ điện 3 pha gián tiếp có 11 điểm đấu dây.

Bây giờ chúng ta sẽ phân loại 11 điểm đấu này ra 4 nhóm:

  • Nhóm A: Tín hiệu điện áp pha A (đầu số 2) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 1 và đầu số 3)
  • Nhóm B: Tín hiệu điện áp pha B (đầu số 5) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 4 và đầu số 6)
  • Nhóm C: Tín hiệu điện áp pha C (đầu số 8) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 7 và đầu số 9)
  • Nhóm trung tính N: Các tín hiệu điện áp trung tính gồm đầu số 10 và đầu số 11 đã được nối với nhau.
  • Ngõ ra thứ cấp biến dòng đo lường pha A thì nối vào tín hiệu dòng pha A, có ký hiệu đầu (k) và cuối (l), không được lẫn lộn.
  • Khi luồn dây qua lỗ biến dòng phải đúng chiều K qua L.
  • Tín hiệu áp của pha nào phải nối đúng pha.
  • Tín hiệu nối phải chắc chắn.

Trên đây là những thông tin cực thú vị về nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha. Tuy chỉ đây chỉ là những kiến thức vật lý cơ bản, nhưng vẫn có rất nhiều người cần sử dụng đến. Đừng quên đón xem những bài viết bổ ích khác của chúng tôi nhé!Bạn có muốn LẮP ĐẶT PIN MẶT TRỜI giá rẻ không? Hãy tìm đến công ty chúng tôi HT Solar Xanh. Chúng tôi sẽ đem đến cho bạn hệ thống sản xuất điện từ ánh nắng mặt trời giá rẻ mà sản lượng cao. Công ty chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật cao, linh kiện luôn là hàng chính hãng sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn về điện mặt trời giá rẻ nhé!

Từ khóa » Cấu Tạo Công Tơ điện 3 Pha 4 Dây Hữu Công