Chi Tiết Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Công Tơ điện 3 Pha Dễ Hiểu
Có thể bạn quan tâm
Contents
- 1 Công tơ điện là gì?
- 2 Cấu tạo công tơ điện 3 pha chi tiết:
- 2.1 Cấu tạo chi tiết các bộ phận công tơ điện 3 pha:
- 3 Nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha dễ hiểu nhất:
- 4 Hướng dẫn cách đấu dây công tơ điện 3 pha đúng cách:
- 4.1 1. Cách đấu dây công tơ điện 3 pha trực tiếp:
- 4.2 2. Cách lắp công tơ điện 3 pha gián tiếp:
- 5 Cách đọc chỉ số công tơ điện 3 pha trực tiếp đúng cách:
- 5.1 1. Cách đọc chỉ số trên công tơ điện 3 pha 10(20)A:
- 5.2 2. Đọc chỉ số trên công tơ điện 3 pha loại 20(40)A, 30(60)A, 50(100)A:
- 6 Cách đọc chỉ số công tơ điện 3 pha gián tiếp:
Ngày này, để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và hạn chế lãng phí điện năng, điện 3 pha ngày càng xuất hiện phổ biến hơn trong cuộc sống. Và để đo lương điện 3 phá thì chúng ta cần phải sử dụng đến một thiết bị khá quen thuộc với mọi người đó là công tơ điện 3 pha.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cấu tạo và nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha. Vậy nên Để hiểu rõ vai trò quan trọng của công tơ điện, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
- Cách sửa bóng đèn compact
- Nên chọn Điều Hòa nội địa Nhật hay không
- Cách lắp bảng điện gia đình
- Rơ le điện từ là gì?
Công tơ điện là gì?
Công tơ điện là một thiết bị điện, có chức năng chính là đo điếm điện năng tiêu thụ của các thiết bi tiêu thụ điện lắp đặt sau công tơ điện và trên cùng đường đây tải điện. Thiết bị này được ngành điện lực Việt Nam sử dụng làm cơ sở để thanh toán tiền điện sử dụng cho các hộ gia đình, tòa nhà, văn phòng, nhà máy xí nghiệp,…..
Công tơ điện còn có tên gọi là đồng hồ điện hay điện năng kế.
Hiện nay, Có các loại công tơ điện 1 pha, công tơ điện 3 pha. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về Cấu tạo và nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha.
Cấu tạo công tơ điện 3 pha chi tiết:
Để nắm rõ được nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha, trước tiên bạn cần biết cấu tạo của công tơ điện 3 pha.
Cấu tạo công tơ điện 3 pha, bao gồm 4 bộ phận chính:
1. Cuộng dây điện áp:
- Cuộn dây điện áp này được đặt ở tại vị trí song song với lại phụ tải của dây. Cuộn dây này ở trong công tơ điện có số lượng vòng dây tương đối lớn. Tuy nhiên nếu như chúng ta đem ra để so sánh. Thì chúng ta sẽ rất dễ dàng thấy được rằng thiết diện của dây của công tơ điện 3 pha này nhỏ hơn nhiều rất nhiều so với các loại công tơ khác.
2. Bộ phận đĩa nhôm:
- Đây là bộ phận mà được lắp đặt ở tại vị trí phía trên trục. Đồng thời nó còn tuỳ thuộc vào trụ để đĩa nhôm có thể quay một cách tự do trong từ trường của nó.
3. Hộp số cơ khí:
- Bộ phận này đóng vai trò giúp hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm. Và đây cũng là một trong chính những lý do nó được gắn với trục của đĩa nhôm.
4. Nam châm vĩnh cửu:
- Nam châm vĩnh cửu là bộ phận được thực hiện nhiệm vụ tạo ra momen. Khi thiết bị hoạt động thì momen này giúp cản trở trong trường hợp của bộ phận đĩa nhôm thao tác quay trong từ trường của nó.
Cấu tạo công tơ điện 3 pha chi tiết | ||
1. ổ đấu dây | 7. Rôto | 13. Nắp |
2. Đế | 8. Phần tử dòng điện | 14. Nắp che ổ đấu dây |
3. Nam châm hãm | 9. Cơ cấu chống quay ngược | A1. Hiệu chỉnh tải đầy (100%) |
4. Khung | 10. Gối đỡ dưới | A2. Hiệu chỉnh tải thấp (5% and 10%) |
5. Gối đỡ trên | 11. Phần tử điện áp | A3. Hiệu chỉnh tải cảm ứng (cos) |
6. Bộ số | 12. Mặt số | A4. Hiệu chỉnh cân bằng mômen |
Cấu tạo chi tiết các bộ phận công tơ điện 3 pha:
Cấu tạo chi tiết các bộ phận công tơ điện 3 pha | |
Bộ phận | Cấu tạo |
Vỏ của công tơ | Công tơ điện 3 pha có phần đế và ổ đấu dây bằng nhựa Bakelit. Với phần nắp được làm bằng nhựa PC hoặc nhựa Bakelit với ô kính nhựa để quan sát thông số. Nắp che ổ đấu dây cũng sử dụng nhựa PC, loại nhựa PC này được dùng để chống cháy , nâng cao tuổi thọ thiết bị. |
Khung của công tơ | Phần khung của công tơ điện 3 pha được làm bằng hợp kim nhôm. Trên khung bao gồm những phần tử phát động như nam châm hãm, gối đỡ, bộ số thường,… |
Phần tử phát động | Dòng công tơ điện 3 pha có thể bắt gặp loại 2 hoặc 3 phần tử phát động tùy loại. Ở mỗi phần tử sẽ gồm có phần tử dòng điện và điện áp. Đặc biệt ở mỗi phần tử đều có cơ cấu hiệu chỉnh bằng mô men. |
Rô to | Phần tử rô to được thiết kế bằng chất liệu không gỉ. Bằng công nghệ ép phun nhựa độc đáo đã gắn liền 2 đĩa rô to với trục rô to. Đĩa rô to được thiết kế để đảm bảo mô men quay đủ cho dải tải rộng. Rô to có thể tránh hư hại từ những tác động vật lý bằng các cữ dừng cơ khí. |
Nam châm hãm | Chất liệu của nam châm là Alnico có lực chống từ cao với vỏ bảo vệ bằng nhôm đúc.Một hợp kim vô cùng đặc biệt gắn vào nam châm để tránh ảnh hưởng nhiệt độ. |
Cơ cấu chống quay ngược | Bộ phận này bao gồm 1 đĩa cam lắp trên trục rô to, 1 cá hãm quay trên 1 trục thép không gỉ và trụ đỡ lắp trên công tơ. Bộ phận này có nhiệm vụ dừng sự quay ngược của rô to và bộ số khi công tơ bị quay ngược. |
Bộ số | Ở các công tơ điện 3 pha thường có 2 loại bộ số : bộ số thường và bộ số 1 hướng. |
Nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha dễ hiểu nhất:
Nguyên lý làm việ của công tơ điện, hoạt động như sau:
Khi có dòng điện năng được tiêu thụ thì các bộ phận của công tơ điện bắt đầu làm việc của nó. Tại ngay cuộn vòng mà dòng đi điện qua sẽ tạo ra một luồng từ thông ở bên dưới đĩa nhôm có gắn trục rơ le liên kết với dãy số hiển thị cơ khí.
Cùng lúc đó dòng điện cũng tạo ra hai luồng từ thông trên cuộn áp trong đó có một luồn từ thông tác động trực tiếp trên đĩa nhôm. Dưới tác động của 2 luồng từ thông trên sẽ tạo ra momen cản làm cân bằng vòng quay từ đó cho ra chỉ số điện năng tiêu thụ dựa vào các vòng quay của đĩa nhôm. Khi đĩa nhôm quay sẽ làm trục số nhảy từ đó hiển thị lên mặt chỉ số điện năng tiêu thụ cả phụ tải.
Có thể thấy, nguyên lý làm việc của công tư điện cũng rất đơn giản. Chỉ khi có điện năng được tiêu thụ thì mới sinh ra các luồn từ thông và làm quay đĩa nhôm vận hành trục số thông qua các chỉ số để hiện thị số điện năng tiêu thụ của phụ tải.
Hướng dẫn cách đấu dây công tơ điện 3 pha đúng cách:
Về đấu dây cho công tơ điện, vì có 2 loại công tơ điện 3 pha nên sẽ có 2 cách đấu dây khác nhau.
1. Cách đấu dây công tơ điện 3 pha trực tiếp:
Đối với công tơ điện 3 pha, dòng công tơ này được sử dụng cho mạch 3 pha có Aptomat dưới 100A. Trước khi đấu dây, bạn cần ngắt Aptomat nguồn để tránh gặp rủi ro, sự cố nguy hiểm không đáng có. Sau đó, bạn xác định được vị trí lắp đặt, bạn có thể dựa vào sơ đồ dưới đây để đấu dây:
Để đấu dây được nhanh chóng, bạn cần phân 8 điểm thành 4 nhóm là:
- Nhóm A: 1 vào – 2 ra
- Nhóm B: 3 vào – 4 ra
- Nhóm C: 5 vào – 6 ra
- Nhóm D: 7 vào – 8 ra
2. Cách lắp công tơ điện 3 pha gián tiếp:
Khác với công tơ điện 3 pha trực tiếp, dòng công tơ này được sử dụng cho mạch điện 3 pha có Aptomat trên 100A trở lên. Để đấu dây công tơ 3 pha gián tiếp cũng tương tự với đấu dây công tơ 3 pha trực tiếp, điểm khác biệt là công tơ điện 3 pha gián tiếp có 11 điểm đấu dây.
Bây giờ chúng ta sẽ phân loại 11 điểm đấu này ra 4 nhóm:
- Nhóm A: Tín hiệu điện áp pha A (đầu số 2) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 1 và đầu số 3)
- Nhóm B: Tín hiệu điện áp pha B (đầu số 5) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 4 và đầu số 6)
- Nhóm C: Tín hiệu điện áp pha C (đầu số 8) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 7 và đầu số 9)
- Nhóm trung tính N: Các tín hiệu điện áp trung tính gồm đầu số 10 và đầu số 11 đã được nối với nhau.
- Ngõ ra thứ cấp biến dòng đo lường pha A thì nối vào tín hiệu dòng pha A, có ký hiệu đầu (k) và cuối (l), không được lẫn lộn.
- Khi luồn dây qua lỗ biến dòng phải đúng chiều K qua L.
- Tín hiệu áp của pha nào phải nối đúng pha.
- Tín hiệu nối phải chắc chắn.
Cách đọc chỉ số công tơ điện 3 pha trực tiếp đúng cách:
Công tơ 3 pha trực tiếp thường gồm các loại 10(20)A, 20(40)A, 30(60)A, 50(100)A. Nói chung loại trực tiếp có cách đọc khá giống nhau : Không cần nhân thêm hệ số
1. Cách đọc chỉ số trên công tơ điện 3 pha 10(20)A:
Đối với công tơ điện 3 pha trực tiếp, bạn đọc chỉ số như sau:
Chỉ số công tơ 3 pha 10(20)A gồm 5 chữ số màu đen và 1 chữ số màu đỏ như trong hình. Số màu đỏ có giá trị 0.1kWh. Còn các số màu đen ghép lại có giá trị kWh. Ví dụ số đọc được là 88668 thì giá trị cần đọc là 8866.8 kWh. Thường ta bỏ phần thập phân, còn lại là 8866 kWh ( hay còn gọi là 8866 số điện).
2. Đọc chỉ số trên công tơ điện 3 pha loại 20(40)A, 30(60)A, 50(100)A:
Chỉ số công tơ 3 pha loại này gồm 6 chữ số màu đen như trong hình. Các số này ghép lại có giá trị kWh. Ví dụ số đọc được là 123456 thì giá trị cần đọc là 123456kWh.
Cách đọc chỉ số công tơ điện 3 pha gián tiếp:
Đối với công tơ 3 pha gián tiếp. Thường dòng điện định mức của các công tơ này là 5A (vòng màu đỏ) và có thẻ thêm ký hiệu gián tiếp (vòng màu xanh)
Chỉ số công tơ gián tiếp gồm 5 chử số màu đen và 1 số màu đỏ. Chữ số màu đỏ có giá trị 0.1kWh. Các chỉ số màu đen ghép lại có giá trị 1kWh. Ví dụ số đọc được là 345678 thì giá trị cần đọc là 34567.8kWh. Tuy nhiên đây chỉ là chỉ số đọc được.
Thực tế, để có chỉ số điện mà bạn sử dụng, các bạn cần nhân thêm hệ số biến dòng điện và biến áp đo lường
Từ khóa » Cấu Tạo Công Tơ điện 3 Pha 4 Dây Hữu Công
-
Cấu Tạo Công Tơ 3 Pha 4 Dây Trực Tiếp Gián Tiếp Nguyên Lý ...
-
Nguyên Lý Làm Việc Của Công Tơ điện 3 Pha - 1FIX
-
Sơ đồ đấu Dây Công Tơ điện 3 Pha - Thái Khương Pumps
-
Công Tơ điện Emic 3 Pha 4 Dây Hữu Công MV3E4 Trực Tiếp, 220/380V
-
Cách đấu Công Tơ điện 3 Pha 4 Dây Hữu Công - Học Tốt
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Công Tơ điện 3 Pha - Htsolarxanh
-
Sơ đồ Nguyên Lý Công Tơ điện 3 Pha Và Cách đọc Chỉ Số Công Tơ
-
Nguyên Lý Làm Việc Của Công Tơ điện 3 Pha - An Khang Group
-
Nguyên Lý Làm Việc Của Công Tơ điện 3 Pha - .vn
-
Cách đấu Công Tơ điện 3 Pha An Toàn, đúng Kỹ Thuật Ngay Tại Nhà
-
[PDF] Catalogue EMIC MV3E4 - Thiết Bị điện Công Nghiệp
-
[PDF] CÔNG TƠ ĐIỆN TỬ 3 PHA ĐA CHỨC NĂNG KIỂU: ME-41mG