Cấu Thành Tội Phạm Vật Chất, Một Số điểm Quan Trọng - Pháp Trị
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Kiến thức Hình sự
- Cấu thành tội phạm vật chất, một số điểm quan trọng
Nội dung bài viết [Ẩn]
- 1- Cấu thành tội phạm vật chất là gì?
- 2- Đặc điểm của cấu thành tội phạm vật chất
- 3- Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự
- 4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
1- Cấu thành tội phạm vật chất là gì?
Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
Điểm khác nhau giữa cấu thành tội phạm vật chất và hình thức ở chỗ nhà làm luật quy định dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc hay không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Việc xác định loại tội nào có cấu thành vật chất hay hình thức phải dựa vào quy định của luật. Một tội phạm coi là hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Những tội phạm có cấu thành vật chất hoàn thành khi người phạm tội đã gây ra hậu quả của tội phạm. Những tội phạm có cấu thành hình thức hoàn thành ngay khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi phạm tội.
2- Đặc điểm của cấu thành tội phạm vật chất
Cấu thành tội phạm vật chất bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, trong đó:
Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa; được quy định ở các điều luật cụ thể thuộc phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất. Căn cứ vào mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, thì có thể chia hậu quả do hành vi phạm tội gây ra thành bốn mức sau: hậu quả ít nghiêm trọng; hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng; và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, trong đó: Hậu quả ít nghiêm trọng là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra ở mức không lớn cho xã hội; Hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác;Hậu quả rất nghiêm trọng là thiệt hại rất lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác;Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác.
Với tư cách là một yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm vật chất, thì chỉ những hành vi gây ra một trong các loại thiệt hại sau đây mới bị coi là tội phạm: hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng; và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Còn hành vi không gây ra hậu quả ít nghiêm trọng chỉ bị coi là phạm tội khi đi kèm các dấu hiệu khác.
Nghiên cứu các tội phạm có cấu thành vật chất, thấy “hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” được thể hiện bởi nhiều dạng khác nhau. Có những tội dùng trực tiếp thuật ngữ gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ...Và cũng có tội gây ra nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được thể hiện dưới dạng các mức độ thiệt hại cụ thể như: tính mạng, % sức khỏe bị thiệt hại, giá trị tài sản bị hành vi phạm tội xâm phạm. Đó là các tội: giết người, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản...
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm có cấu thành vật chất. Theo quy định của pháp luật, thì chỉ được coi là giữa hành vi khách quan và hậu quả có quan hệ nhân quả khi:Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian (Đây là căn cứ đầu tiên cần thiết cho việc kiểm tra sự tồn tại của quan hệ nhân quả và trên thực tế khi kiểm tra căn cứ này thì trong vụ án cụ thể, nếu không thoả mãn căn cứ thì không có khả năng tồn tại quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả); Hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của chính hành vi trái pháp luật. Hành vi trực tiếp gây ra hậu quả và hậu quả chính là hệ quả trực tiếp của hành vi. Lưu ý, trong quan hệ nhân quả, hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân, tuy giữ vai trò quyết định đối với sự phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng hậu quả đó xảy ra hay không và xảy ra như thế nào còn phụ thuộc vào những “điều kiện” nhất định như khắc phục, cứu chữa kịp thời...
Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất được coi là hoàn thành từ thời điểm có thiệt hại xảy ra.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
3- Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự
(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;
Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.
(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết Cấu thành tội phạm vật chất, một số điểm quan trọng nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết Cấu thành tội phạm vật chất, một số điểm quan trọng có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
- Từ khóa
- cấu thành tội phạm
Thu hồi đất sạt lở tại Quảng Ninh: 'dân' kiện 'quan', vì sao?
Bài viết tiếptội trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác chứa chất ma túy
Trần Thu Thủy
Bài viết liên quan
THÊM TỪ TÁC GIẢ
Kiến thức Hình sựTội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công...
Kiến thức Hình sựĐồng phạm giết người sẽ bị xử lý như thế nào?...
Kiến thức Hình sựKhái niệm về phạm tội nhiều lần? Những đặc điểm của...
Kiến thức Hình sựChợ Kim (Đông Anh, Hà Nội): thấy hành vi "gây rối...
Kiến thức Hình sựQuy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Kiến thức Dân sựNgười bị loạn thị có đi nghĩa vụ quân sự không?...
Hành chínhQuyết định hành chính là gì? Các loại quyết định hành...
Kiến thức Dân sựXuất khẩu lao động singapore 2022 có nên hay không?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm
Trả lời.5 năm trước Thông tin người gửi Bình luậnNHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
Quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp...
21/06/2020Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước
02/12/2019Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự...
01/01/2020Thủ tục xác nhận hai Chứng minh nhân dân cùng...
14/04/2020TIN TỨC NÓNG
Hiến phápPháp luật chủ nô
Kiến thức Doanh nghiệpCác giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố...
Sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?...
Bài viết mới
Pháp luật chủ nô
Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường
Sự cần thiết của quản trị
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền uy tín tại Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Tư vấn qua Mail Chỉ đường Liên hệ 024 66 527 527 0.20979 sec| 1033.031 kbTừ khóa » Cttp Vật Chất
-
Phân Loại Cấu Thành Tội Phạm ? Ý Nghĩa Của Cấu Thành Tội Phạm ?
-
Cấu Thành Tội Phạm Hình Thức, Cấu Thành Tội Phạm Vật Chất
-
Cấu Thành Tội Phạm Vật Chất Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Tội Giết Người Có Cấu Thành Tội Phạm Vật Chất Hay Hình Thức?
-
Các Dạng Cấu Thành Tội Phạm Trong Bộ Luật Hình Sự
-
Cấu Thành Tội Phạm Vật Chất Là Gì? Cho Ví Dụ? - Học Luật OnLine
-
Cấu Thành Tội Phạm Vật Chất Trong Bộ Luật Hình Sự
-
Cấu Thành Tội Phạm Vật Chất - Hệ Thống Tư Vấn Luật Việt Online
-
Phân Biệt Cấu Thành Tội Phạm Hình Thức Và Cấu Thành Tội Phạm Vật Chất
-
Về Yếu Tố Hậu Quả Trong Một Số Cấu Thành Tội Phạm Vật Chất
-
Cấu Thành Tội Phạm Vật Chất Và Cấu Thành Tội Phạm Hình Thức
-
Tội Giết Người Là Cấu Thành Vật Chất Hay Hình Thức? - Luật ACC
-
Điểm Khác Nhau Giữa Cấu Thành Tội Phạm Hình Thức Và ... - Luật Apollo
-
Phân Loại Cấu Thành Tội Phạm - Văn Phòng Tư Vấn Luật