Câu Thơ'' Hình Như Thu đã Về'' Diễn Tả Cảm Xúc Gì Của Nhà Thơ?

LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com Đăng ký Đăng nhập +Gửi bài tập +Viết
  • Trang chủ
  • Giải bài tập Online
  • Flashcard - Học & Chơi
  • Dịch thuật
  • Cộng đồng
  • Trắc nghiệm tri thức
  • Khảo sát ý kiến
  • Hỏi đáp tổng hợp
  • Đố vui
  • Đuổi hình bắt chữ
  • Quà tặng và trang trí
  • Truyện
  • Thơ văn danh ngôn
  • Xem lịch
  • Ca dao tục ngữ
  • Xem ảnh
  • Bản tin hướng nghiệp
  • Chia sẻ hàng ngày
  • Bảng xếp hạng
  • Bảng Huy hiệu
  • LIVE trực tuyến
  • Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập

Bài tập / Bài đang cần trả lời

Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Vân Tước Ngữ văn - Lớp 923/05/2021 21:21:30Câu thơ'' hình như thu đã về'' diễn tả cảm xúc gì của nhà thơ?

Câu 1. Câu thơ'' hình như thu đã về'' diễn tả cảm xúc gì của nhà thơ? Giúp mình với

2 trả lời + Trả lời +3đ Hỏi chi tiết Trợ lý ảoHỏi gia sư Học gia sư 4.870lazi logo×

Đăng nhập

Đăng nhập fb Đăng nhập với facebook gg Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?

Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).

2 trả lời

Thưởng th.10.2024

Xếp hạng

40 Macchiato23/05/2021 21:22:27+4đ tặng

Cuối hạ, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng người những bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Ngày hạ đi để nhường chỗ cho nàng thu dịu dàng bước tới, sự chuyển mình giữa hai mùa thật nhẹ nhàng và ngập ngừng như lưu luyến, vấn vương một cái gì đó của thời đã qua. Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu” – linh hồn của cả bài thơ chỉ vẻn vẹn trong hai từ thế thôi, song ý nghĩa sâu sắc chất chứa trong hai từ ngắn ngủi ấy lại không hề ít. Và có lẽ những ý nghĩa đó, lại tập trung nhiều hơn vào khổ thơ đầu bài thơ :

"Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió seSương chùng chình qua ngõHình như thu đã về".

Dẫu biết rằng thời gian bốn mùa luôn luân chuyển hết xuân đến hạ, thu sang rồi đông tới, thế nhưng ta vẫn cảm thấy ngỡ ngàng khi quên đi nhịp sống sôi động hàng ngày mà lắng nghe tiếng mùa thu đi để cảm nhận thời khắc đặc biệt bước chuyển mùa của thiên nhiên. Sang thu của Hữu Thỉnh giúp ta chiêm ngưỡng lại những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị mà bấy lâu nay ta hững hờ. Đó là lúc hồn ta run lên những cảm nhận dung dị.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn mở đầu, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên. Những tín hiệu của mùa thu với những nét phác họa tài hoa: hương ổi, gió se, sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm.Không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ :

"Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió se"

Từ “bỗng” được gieo lên trong niềm ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Từ bao giờ nhỉ, thu về? Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng, mà đột ngột quá, thu về với đất trời quê hương, với lòng người mà không hề báo trước. Để rồi trong giây phút ngỡ ngàng ấy, nhà thơ mới chợt nhận ra hương ổi. Vì sao lại là hương ổi mà không phải là các hương vị khác? Người ta có thể đưa vào bài thơ về mùa thu các hương vị ngọt ngào của ngô đồng, cốm xanh, hoa ngâu,… nhưng Hữu Thỉnh thì không. Giữa tiết trời cuối hạ đầu thu, ông nhận ra hương vị chua chua, ngòn ngọt của những quả ổi chín vàng ươm. Hương ổi, thứ hương thơm quê mùa, dân dã. Hương ổi không nồng nàn. Đó là thứ hương dìu dịu, nhè nhẹ.Hương vị ấy đơn sơ, mộc mạc, đồng nội, rất quen thuộc của quê hương. Thế mà ít ai nhận ra sự hấp dẫn của nó. Bằng cảm nhận tinh tế, bằng khứu giác, thị giác, nhà thơ đã chợt nhận ra dấu hiệu của thiên nhiên khi mùa thu lại về. Chúng ta thật sự rung động trước cái “bỗng nhận ra” ấy của tác giả. Chắc hẳn nhà thơ phải gắn bó với thiên nhiên, với quê hương lắm nên mới có được sự cảm nhận tinh tế và nhạy cảm như thế!

Dấu hiệu của sự chuyển mùa còn được thể hiện qua ngọn gió se mang theo hương ổi chín.Gió se là một làn gió nhẹ, mang chút hơi lạnh, còn được gọi là gió heo mây. Ngọn gió se se lạnh, se se thổi, thổi vào cảnh vật. thổi vào lòng người một cảm giác mơn man, xao xuyến. Từ “phả” được dùng trong câu thơ mới độc đáo làm sao! “Phả” là một động tác mạnh gợi một cái gì đó đột ngột.Nó diễn tả được tốc độ của gió, vừa góp phần thể hiện sự bất chợt trong cảm nhận: hương ổi có sẵn mà chẳng ai nhận ra, thế mà Hữu Thỉnh đã bất chợt nhận ra và xao xuyến trước cái hương đồng gió nội ấy. Câu thơ ngắn mà có cả gió cả hương. Hương là hương ổi, gió là gió se. Đây là những nét riêng của mùa thu vùng đồi trung du miền Bắc. Gợi được như vậy hẳn cái tình quê của Hữu Thỉnh phải đậm đà lắm. Câu thơ: “ Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se” còn có cái cảm giác ngỡ ngàng bối rối: bỗng nhận ra. Nhận ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. chính vì sự phát hiệ ra cái gần gũi xung quanh mình cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy.

Không chỉ có “hương ổi’ trong “gió se” mà tiết trời sang thu còn có hình ảnh:

“Sương chùng chình qua ngõ”

Một hình ảnh đầy ấn tượng. Sương được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận động chậm rãi. Từ chùng chình gợi lên nhiều liên tưởng. Tác giả nhân hóa làn sương nhằm diễn ta sự cố ý đi chậm chạp của nó khi chuyển động. Nó bay qua ngõ, giăng giắc và giậu rào, vào hàng cây khô trước ngõ đầu thôn,làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả yên bình. Nó có cái vẻ duyên dáng, yểu điệu của một làn sương, một hình bóng của thiếu nữ hay của một người con gái nào đấy. Đâu chỉ có thế, cái hay của từ láy “chùng chình” còn là gợi tâm trạng. Sương dềnh dàng hay lòng người đang tư lự, hay tâm trạng của tác giả cũng “chùng chình”?.

Khổ thơ thứ nhất khép lại bằng câu thơ “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” không có nghĩa là không chắc chắn, mà là thể hiện cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên và có chút bâng khuâng. Từ ngọn gió se mang theo hương ổi thơm chín, vàng ươm đến cái duyên dáng, yểu điệu của một làn sương cứ chùng chình không vội vàng trước ngõ, tác giả đã nhận dần nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng khá rõ rệt của tiết trời và thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa bằng đôi mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê.

Khổ thơ ngắn mà đã để lại cho ta biết bao rung động. Ta như cảm thấy một hồn quê, một tình quê đi về trong câu chữ làm lòng ta ấm áp. Hình ảnh quê hương như càng thêm gần gũi, yêu mến.

Mùa thu lặng lẽ và nhẹ nhàng. Những hình ảnh thơ cứ vương vấn mãi trong hồn. có một cái gì thật êm, dịu dàng toát lên từ đoạn thơ ấy. Quả thực ta thấy lòng thanh thản vô cùng mà lại vô cùng nôn nao nhớ đến những miền quê xa vắng trong nắng thu khi đọc mấy câu thơ của Hữu Thỉnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 72 Tú Uyên23/05/2021 21:22:35+3đ tặngTừ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”. Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi

Trả lời nhanh trong 10 phútnhận thưởng

Xem chính sách

Câu thơ'' hình như thu đã về'' diễn tả cảm xúc gì của nhà thơNgữ văn - Lớp 9Ngữ vănLớp 9

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội
Fanpage: https://www.fb.com/lazi.vn
Group: https://www.fb.com/groups/lazi.vn
Kênh FB: https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB
LaziGo: https://go.lazi.vn/join/lazigo
Discord: https://discord.gg/4vkBe6wJuU
Youtube: https://www.youtube.com/@lazi-vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lazi.vn
Bài tập liên quan

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch. Em hãy làm rõ hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong hai khổ thơ (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

'' Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng. Mùa xuân người ra đồng. Lộc trải dài nương mạ. Tất cả như hối hả. Tất cả như xôn xao''. Từ ' lộc' trong bài được hiểu như thế nào. Nêu hiệu quả của việc sử dụng từ '' lộc'' (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Viết đoạn văn 200 chữ về sự đam mê (Ngữ văn - Lớp 9)

4 trả lời

''Anh mong được nghe một tiếng ba của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.'' Là câu đơn hay câu ghép? Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu (Ngữ văn - Lớp 9)

3 trả lời

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (Ngữ văn - Lớp 9)

3 trả lời

Về chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. vũ khoan viết "sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất, " hãy viết một đoạn văn trình bày ý kiến ấy (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Cho đoạn văn sau (Ngữ văn - Lớp 9)

0 trả lời

Có ý kiến cho rằng (Ngữ văn - Lớp 9)

0 trả lời

Nhận định gợi cho em suy nghĩ gì? (Ngữ văn - Lớp 9)

4 trả lờiBài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Đọc văn bản, trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về thực trạng con người đang khai thác tài nguyên biển quá mức (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Thông điệp mà văn bản sau muốn gửi đến (Ngữ văn - Lớp 9)

3 trả lời

Hãy xác định luận đề của đoạn trích trên? Đoạn trích đã thểhiện ý kiến chủ quan nào của người viết? (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Thu thập tài liệu và viết một đoạn văn ngắn về một dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Ngữ văn - Lớp 9)

4 trả lời

Viết đoạn văn suy nghĩ của em về sức mạnh cửa sự lạc quan (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Phân tích truyện ngắn trái tim của hổ (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Viết 1 bài văn thuyết minh về 1 di tích lịch sử ở Việt Nam (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Dựa vào văn cảnh, có thể thấy bài thơ được sắng tác trong hoàn cảnh nào? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (Ngữ văn - Lớp 9)

0 trả lời

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ liên quan đến cảm nhận của em về bài thơ trên (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời Xem thêm Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Nhân dân coi sự khôi phục ấy là gì?

Trong truyện cổ tích thần kì, điều gì là động lực tự thân đã giúp nhân vật có sự khôi phục ấy?

Những nhân vật nào không bao giờ có sự khôi phục sự tương ứng về bản chất và ngoại hình?

Theo tác giả, những nhân vật đội lốt xấu xí có bản chất như thế nào?

Ya. Prốp gọi sự thay đổi của các nhân vật đội lốt xấu xí là?

Đối với những nhân vật mang lốt xấu xí, ở phần kết thúc truyện sẽ như thế nào?

Theo tác giả, truyện cổ tích đưa các nhân vật lí tưởng vào lâu đài, triều đình, nhưng trong cách ứng xử, trong lời ăn tiếng nói và thói quen sinh hoạt, nó vẫn thuộc về ai?

Theo tác giả, dù là ông vua, là hoàng hậu, nó vẫn thuộc về ai?

Theo tác giả, hầu hết các tác phẩm đều kết thúc bằng mô-típ gì?

Đâu là nội dung chính của Phần 3 (phần còn lại)?

Xem thêm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

Bảng xếp hạng thành viên11-2024 10-2024 Yêu thích1Ngọc9.785 điểm 2Đặng Mỹ Duyên7.285 điểm 3ღ_Hoàng _ღ7.164 điểm 4Little Wolf6.798 điểm 5Vũ Hưng5.529 điểm1Little Wolf11.289 điểm 2Chou9.506 điểm 3Đặng Mỹ Duyên7.094 điểm 4Quyên6.310 điểm 5Thanh Lâm6.021 điểm1ღ__Thu Phương __ღ3.121 sao 2Hoàng Huy3.027 sao 3Nhện2.793 sao 4Pơ2.591 sao 5BF_ xixin1.574 sao
Thưởng th.10.2024
Bảng xếp hạng
Trang chủ Giải đáp bài tập Đố vui Ca dao tục ngữ Liên hệ Tải ứng dụng Lazi
Giới thiệu Hỏi đáp tổng hợp Đuổi hình bắt chữ Thi trắc nghiệm Ý tưởng phát triển Lazi
Chính sách bảo mật Trắc nghiệm tri thức Điều ước và lời chúc Kết bạn 4 phương Xem lịch
Điều khoản sử dụng Khảo sát ý kiến Xem ảnh Hội nhóm Bảng xếp hạng
Tuyển dụng Flashcard DOL IELTS Đình Lực Mua ô tô Bảng Huy hiệu
Thơ văn danh ngôn Từ điển Việt - Anh Đề thi, kiểm tra Xem thêm
Đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần công nghệ LaziMã số doanh nghiệp: 0108765276Địa chỉ: Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà NộiEmail: lazijsc@gmail.com - ĐT: 0387 360 610Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Văn Cao© Copyright 2015 - 2024 Lazi. All rights reserved.×Trợ lý ảo Trợ lý ảo×Gia sư Lazi Gia sư

Từ khóa » Hình Như Thu đã Về