CẤU TRÚC Bài THƠ Bếp Lửa - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Toán học
CẤU TRÚC bài THƠ bếp lửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.88 KB, 8 trang )

CẤU TRÚC BÀI THƠ BẾP LỬABếp lửa có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của đời thơ Bằng Việt, một trong nhữngbài thơ “đi cùng năm tháng” với nhiều thế hệ người Việt, nhất là những ai trải quaquãng đời thơ ấu ở với bà của tác giả. Điều gì làm nên một Bếp lửa đánh thứctrong tâm hồn bạn đọc những kí ức tuổi thơ bên cạnh người thân ruột thịt như thế?Là cảm xúc chân thành của tác giả, là hình tượng bếp lửa, là hình ảnh người bà cứtrở đi trở lại trong bài? Tất cả đều đúng, và theo ý kiến chủ quan của tôi, cái hay,cái độc đáo của Bếp lửa còn được làm nên từ cấu trúc bài thơ: Cấu trúc kể chuyện.Cấu trúc kể chuyện (hay truyện kể) là dạng cấu trúc khá quen thuộc trong thơ ca.Một bài thơ theo cấu trúc này có cốt truyện rành mạch, rõ ràng được thể hiện bằngnhững câu thơ. Cấu trúc này thường được dùng nhiều với thể lục bát mà TruyệnKiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Đồ Chiểu là những minh chứng điển hình.Bếp lửa dù viết bằng thể thơ tự do nhưng cũng tuân theo cấu trúc kể trên. Tuynhiên Bếp lửa có những nét độc đáo riêng so với các tác phẩm cùng chung kết cấu.Thứ nhất, Bếp lửa là bài thơ có dung lượng ngắn. Đây là điều khá lạ so với một bàithơ có cấu trúc dạng này. Truyện Kiều gồm 3254 câu, Lục Vân Tiên có tổng cộng2082 câu, một tác phẩm thuộc thơ ca hiện đại như Núi Đơi của Vũ Cao cũng có tới64 câu…cịn Bếp lửa chỉ gồn có 41 câu thơ. Chính dung lượng ngắn này đã quyđịnh những đặc trưng của tác phẩm. Bộ mơn Lí luận văn học đã chỉ rõ một tácphẩm có cốt truyện thơng thường sẽ bao gồm tình tiết, chi tiết và biến cố. Nhiềutình tiết hợp lại thành chi tiết, nhiều chi tiết hợp lại thành biến cố. Những tác phẩmnhư Truyện Kiều hay Lục Vân Tiên do có dung lượng lớn nên bao gồm đầy đủ cácthành phần trên. Bếp lửa với vẻn vẹn 41 câu nên buôc phải theo hướng tinh gọn,nghĩa là bỏ qua tình tiết, chi tiết mà chỉ gồm những biến cố chính trong cuộc đờitác giả. Bài thơ được bắt bằng hình ảnh Một bếp lửa chờn vờn sương sớm, rồi từđó điểm qua các sự kiện quan trọng ghi dấu ấn khơng thể nào qn của Bằng Việt.Đó là khi gia đình gặp hồn cảnh khó khăn: đói mịn đói mỏi / Bố đi đánh xe khơrạc ngựa gầy, đó là tám năm trời đằng đẵng cháu cùng bà nhóm lửa, là câu chuyệnvề Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, là những hạnh phúc trong nghèo khổ vàyêu thương khi được ở bên bà… Cứ thế mạch thơ kéo dài đến việc nhà thơ đanghiện thực hóa “giấc mơ có thật” của mình: Sinh sống và học tập ở NgaGiờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...Có thể nói bằng việc tập trung khắc họa những biến cố “đắt giá”, thấm thía nhất,gạt bỏ những “chi tiết bình thường” trong độ tuổi “Chăn trâu đốt lửa ngoài đồng”, Bằng Việt đã lay động đến con tim của hàng triệu bạn đọc.Thứ hai, trong cấu trúc kể chuyện ở tác phẩm thơ, đa phần thời gian sẽ tuân thủtheo trật tự tuyến tính. Thời gian trong Bếp lửa của Bằng Việt về cơ bản cũng nhưthế. Bắt đầu từ khi tác giả còn là chú bé chập chững “lên bốn tuổi cháu đã quenmùi khói”, trải qua những năm tháng đằng đẵng để đến lúc trưởng thành có thể “đixa”. Tuy nhiên, thời gian trong Bếp lửa thú vị ở chỗ đó là sự tuyến tính trong cáinhìn là hồi cố. Hồi cố là từ điểm nhìn hiện tại hướng về quá khứ, chiêm nghiệmquá khứ. Bằng Việt sáng tác Bếp lửa vào năm 1963, khi nhà thơ đang theo học ởxứ sở bạch dương, nhớ về những năm tháng “rạ rơm thì ít, gió đơng thì nhiều” củamình. Mạch thơ từ khổ đầu đến khổ thứ bảy tuẫn theo nguyên tắc sự việc xảy ratrước miêu tả trước, sự việc xảy ra sau miêu tả sau. Chỉ đến khổ cuối cùng khi tácgiả mới “tiết lộ” cụ thể thời điểm sáng tác thì kết cấu thời gian hồi cố mới hồntồn lộ diện. Từ điểm nhìn hiện tại, nhà thơ bng cảm xúc trơi theo dịng q khứ.Nhưng đó là một q khứ có “trình tự, lớp lang” chứ khơng khơng phải một qkhứ hỗn độn “nhớ gì kể nấy”.Điều này giúp bạn đọc dễ nắm bắt được mạch cảm xúc, mạch câu chuyện vàcũng… dễ thuộc hơn.Thứ ba, ở cấu trúc truyện kể thông thường mỗi lần thời gian xê dịch sẽ kéo theo sựdịch chuyển không gian và ngược lại. Dù cũng thay đổi vài lần (cánh đồng xa,Huế, nước Nga) song về cơ bản không gian chủ đạo trong Bếp lửa vẫn giữ nguyên– căn bếp với ánh lửa bập bùng “ấp iu nồng đượm”. Sự phi đối xứng giữa hai yếutố quan trọng này chỉ nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của không gian bếp lửa, nơinuôi dưỡng tuổi ấu thơ của tác giả. Hình ảnh bếp lửa trở đi trở lại đóng vai trò“người kết nối” các yếu tố trong thi phẩm lại với nhau. Không gian bếp lửa đã trởthành một “ nhân vật” đúng nghĩa trong tác phẩm.Dù có dung lượng ngắn, nhưng Bằng Việt đã lựa chọn (một cách vô thức) cấu trúctruyện kể cho đứa con tinh thần của mình. Cùng với sự thăng hoa của cảm xúc, lựachọn này đã đem đến cho tác giả thành tựu lớn nhưng không bất ngờ trong sựnghiệp.BẾP LỬA – VẺ ĐẸP LẶNG THẦM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAMĐọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng bạn sẽ hình dung thấy ngay hìnhảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Hình ảnh có tính song đơi nàyđược hiện lên thật sống động, rõ ràng, như thể nét khắc nét chạm vậy. Khi viết bàithơ này, tác giả đang là sinh viên theo học ở nước ngoài. Không gian xa cách. Bênnày nỗi nhớ thương là người bà và bên kia là cháu. Nỗi nhớ gọi về kỉ niệm. Trongvô vàn những kỉ niệm không đầu không cuối hiện về, có lẽ kỉ niệm ám ảnh nhất làhình dáng người bà và bếp lửa bà nhóm lên mỗi sớm mỗi chiều. Và cứ thế, như một thôi thúc tự nhiên, kỉ niệm và nỗi nhớ ấy bật lên thành các chữ: “Một bếplửa…Một bếp lửa…Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Mở đầu bài thơ, hìnhảnh bếp lửa xuất hiện ngay lập tức và được điệp lặp lại. Và thế từ đây, hình ảnh bếplửa với sức ấm và ánh sáng của nó quán xuyến, lan tỏa toàn bài. Tựa như bếp lửa,nỗi nhớ của cháu đối với bà cũng ấm nóng da diết, thấm thía trong từng câu chữ.Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả mọi ngơn từ, hình ảnh, giọng điệu bị cuốn theo dịng hồiniệm. Một thời q khứ được tái hiện lại trong tâm tưởng với những chi tiết rấtmực cụ thể. Tác giả nâng niu từng mảnh kí ức hiện về. Bà, bếp lửa, tuôi thơ củacháu trong những năm nạn đói và trong những năm giặc giã. Bà, bếp lửa trong kíức của chính bà. Và cuối cùng là bà, bếp lửa của thì hiện tại, của hơm nay. Trongmấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chập chờn mang màu cổ tích…Khổ thơ thứ hai nhắc đến nạn đói năm bốn nhăm, trước ngày cả nước giành chínhquyền, người chết đói thê thảm khắp nơi. Cái mùi khói, khói hun trong khổ thơ cósức gợi rất nhiều, nhắc người đọc nhớ đến cảnh hun khói xua đuổi mùi tử khí đượcmiêu tả trong thiên truyện Vợ nhặt nổi tiếng của Kim Lân. Ông viết: “Mùi đốtđống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”. Nhà thơ BằngViệt chỉ với chi tiết rất tiêu biểu này đã gợi ra được một quá khứ tang thương, đầynhững thảm cảnh gắn liền với những thân phận trong đó có người bà, người bố.Tình cảm của nhà thơ mang bao nỗi ngậm ngùi, xót xa.Cũng có thể hình dung hình ảnh bếp lửa trong tâm tưởng nhà thơ tựa như nhữngthước phim đang chạy, làm hiện lên những khung cảnh quá khứ đầy cảm động.Đây là hình ảnh người bà: “Tiếng tu hú kêu trên những cánh đồng xa…bà hay kểtruyện những ngày ở Huế”. Đến đây, hình ảnh người bà và bếp lửa gắn liền vớitiếng kêu khắc khoải của loài chim tu hú. Tiếng kêu của loài chim này trong truyềnthống văn học của ta thường gợi nhắc đến những nhớ nhung, xa cách, trơng ngóngmịn mỏi… Đó là những âm thanh mang một sắc điệu buồn. có thể bên bếp lửa, bàbỗng nhớ về những vui buồn thời con gái. Hình ảnh tiếng chim tu hú còn đượcnhắc lại ở cuối khổ tiếp theo. Phải nói rằng, sự có mặt của tiếng chim tu hú trongkhổ thơ làm cho không gian kỉ niệm có chiều sâu. Nỗi nhớ của bà về quá khứ củamình, và nỗi nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm, vời vợi. Câu thơ “Kêuchi hoài trên những cánh đồng xa” như treo lên một nỗi khắc khoải khơn ngi.Khổ thơ tiếp theo với hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong những năm giặc giã. Bốmẹ ở chiến khu. Lời người bà dặn cháu thật nôm na, nhưng chân thực và cảmđộng; “Bố ở chiến khu bố con việc bố/ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ”. Giankhổ, thiếu thốn, nhớ nhung đều phải giấu đi cho người ở xa được yên lòng. Tấmlòng của người bà thương con thương cháu, ân cần, chu đáo xiết bao.Nếu từ đây hắt trở lên là hình ảnh bếp lửa, thì những câu thơ cuối của khổ thơ này,đã chuyển đổi cách gọi thành ngọn lửa. Và như vậy, từ bếp lửa trong sự tả thực, cụthể, đến đây đã trở thành ngọn lửa trong ý nghĩa tượng trung, khái quát. Bếp lửavới những ấm áp, tâm tình bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu đã thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin và sức sống con người. Nhà thơ đã kháiquát vẻ đẹp ngọn lửa là một vẻ đẹp “kì lạ và thiêng liêng”. Tình thương và lịngnhân ái bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ tỏa sáng,trường tồn. Kết thúc bàithơ, hình ảnh người bà và ngọn lửa được kết lại trong một câu hỏi tu từ: “Sớm mainày bà nhóm bếp lên chưa?”. Đó là một nỗi nhớ đau đáu, da diết, thường trực.Trong mọi trường hợp, người đàn bà dưới mái ấm gia đình thường gắn liền vớinhững gì thường nhật, thân thiết nhất. Họ giữ cho nhịp sống của tổ ấm được duytrì. Họ là nơi cuối cùng để cho người ta có chỗ trở về sau những thăng trầm, thànhbại ở đời. Trong dáng hình bình dị, thầm lặng khiêm nhường quá đỗi ấy, ẩn dấumột trái tim lớn đầy lòng nhân ái, khoan dung. Các câu thơ như những lán áng hắtra từ ngọn lửa ấm nóng, gợi nhắc, thấm thía tâm can người đọc.Nếu ai đã đọc Đaghexxtan của tôi của nhà văn Raxun Gamdatốp, hẳn còn nhớtrong một thiên tuyệt bút với nhan đề Cha và mẹ, lửa và nước có nói về người mẹdân tộc Avar trong cuộc đời chỉ có ba việc diễn ra đều đặn, nhưng bao giờ cũngkhoan thai, chậm rãi, cẩn trọng, tựa hồ như những gì cần thiết và quý giá nhất, đólà: đi lấy nước, đưa nơi và nhóm lửa. Tồn bộ ý nghĩa cuộc sống của người đàn bànày chỉ ở trong ba việc thường nhật mà trọng đại đó. Ba cơng việc ấy vừa cổ sơ,nguyên thủy vừa bền bỉ vĩnh hằng. Người đàn bà ấy đã sinh thành, nhen nhóm vàduy trì sự sống. Thế thì người bà trong Bếp lửa đã ni con ni cháu, đã đi quađói khát và giặc giã, đã cho con đi kháng chiến vì nước vì dân, đã âm thầm trụ lạinhà giữ mảnh đất truyền đời tổ tiên để lại, đã âm thầm chờ đợi và hi vọng… đóchẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người đó sao? Bà làngười phụ nữ Việt Nam, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi!...BẾP LỬA CỦA TÌNH ĐỜINhớ về tuổi thơ của mình, nhà thơ xứ Đaghextan, Raxun Gamzatơp đãnhớ đến người mẹ thân yêu với những việc làm trở đi trở lại trong mỗi ngày vàosáng sớm, hay ban trưa và buổi tuối, suốt cả bốn mùa xuân – hạ - thu - đơng. Đólà : đi lấy nước, đưa nơi và nhóm lửa. Nhóm lửa, đi lấy nước, đưa nơi. Đưa nơi,nhóm lửa và đi lấy nước. Bà đã làm những việc ấy như nhen nhóm, gìn giữ vànâng niu những gì quý giá nhất của đời mình.Do hồn cảnh riêng, những năm tháng tuổi thơ, Bằng Việt cũng chỉ sống với bà.Trong nỗi nhớ của nhà thơ, bà bao giờ cũng hiện lên cùng bếp lửa. Bởi mỗi ngàycủa tuổi thơ lận đận đều bắt đầu từ ngọn lửa bà nhen. Bên bếp lửa ấy, bà đã bảocháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học… Sự sống của cháu đã được nhenlên và ấp iu cùng ngọn lửa ấy. Thì ra thế, ở đất nước nào ngọn lửa cũng là cộinguồn của sự sống, bếp lửa nào cũng nhọc nhằn, tần tảo, bếp lửa nào cũng nồngđượm, ấp iu.Ơi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!Đó là lời thốt lên từ niềm trân trọng, biết ơn, cũng là lời thốt lên khi chợt nhận ra trong một vật đơn sơ thế lại ẩn náu bao điều kì diệu đến thế.Bếp lửa là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người bà thânyêu ở quê nhà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niệmđược bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa dâng trào vừa sâu lắng. Cả bài thơ làmột dòng tâm trạng, một dòng hồi ức. Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo trật tựthời gian nhưng tồn bài vẫn cứ là một dịng chảy tự nhiên xáo động. Nhữngthương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ giành lấy quyền dẫn dắt ý tứ. Chonên các khổ thơ, đoạn thơ dài ngắn không đều. Giọng điệu bài thơ là sự hoà điệugiữa hai sắc điệu : kể lể (tự sự) nắm vai trò tổ chức chung đối với toàn bài, và cảmthương (trữ tình) thấm đượm vào mỗi kỉ niệm, mỗi đoạn thơ. Nhưng đọc toàn bài,thấy sắc thái cảm thương, nhớ nhung da diết cứ muốn trào dâng, lấn át tất cả. Mạchtự sự kể lể mờ đi, lẩn mình vào mạch cảm xúc.Trước hết hãy nói đến mạch chuyện, mạch kể. Kể bao giờ cũng nhằm tái hiện lạisự việc. Các sự việc được kể tiếp nối thành một chuỗi, tạo thành mạch chuyện nàođó trong bài thơ. Bằng Việt kể không nhiều, nhưng khá rành rọt. Nhớ từng thờiđiểm, rành rõ từng quãng thời gian, từng cảnh ngộ gia đình trong những biến độngchung của cuộc đời, của đất nước: Lên bốn tuổi, Tám năm ròng, Năm giặc đốtlàng, Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ, rồi thì Giờ cháu đã đi xa…. Lần theonhững mốc thời gian ấy, các sự kiện được kể dù tản mạn nhưng cứ chắp nối và tạothành một một cái cốt chung cho cuộc chuyện trò với bà trong tâm tưởng. Nhưngnhững sự việc sống trong nỗi nhớ bao giờ cũng được bao bọc bởi tâm tình. Huốngchi đây lại là những sự việc thuộc về quãng ngọn nguồn của đời người. Vì thế mỗimột kỉ niệm thức dậy là biết bao tâm tình sống dậy. Cứ thế, theo với mạch sự việc,mạch tâm tình cũng hiển hiện và dâng trào. Thiếu một tâm tình sâu nặng, thì các sựviệc thời thơ ấu gian khổ có được tái hiện kĩ đến mấy, cũng khó mà thành thơ.Ngần ấy sự việc suốt mấy chục năm đó chỉ xoay quanh hình ảnh bếp lửa của bà.Lửa là ánh sáng, lửa là hơi ấm. Bếp lửa lặng thầm ni dưỡng mọi gia đình, nidưỡng cả sự sống này. Nép mình trong góc nhà, xó bếp, cịn gì mộc mạc khiêmnhường hơn bếp lửa? Nhưng cũng có gì cao quý thiêng liêng hơn? Suốt ngày, suốttháng, suốt năm, bếp lửa cứ lụi cụi, hi sinh, tần tảo. Cho nên, nhớ về bếp lửa là nhớvề bà. Bài thơ mở đầu bằng một khổ thơ ba câu. Thì đó chính là sự gắn bó tự nhiênkì lạ giữa hai hình ảnh thân thương:Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết máy nắng mưa.Ngọn lửa chờn vờn sương sớm là ngọn lửa thực trong lòng bếp bập bùng nhen lênmỗi sớm mai. Nhưng ngọn lửa ấp iu nồng đượm đã là ngọn lửa của lịng bà chămsóc, cưu mang. Theo trình tự thơ, ngọn lửa cứ chập chờn, bập bùng, hình tượng thơcứ tỏ dần, tỏ dần: bên bếp lửa là dáng hình bà qua nắng mưa, qua năm tháng.Kể từ đó, hình ảnh bếp lửa cứ cháy trong những kỉ niệm của tình bà cháu. Qua những năm tháng đói khổ. Qua những năm tháng chiến tranh. Cháu bắt đầu biếtnhớ mùi khói là khi lên bốn. Thì đó cũng là năm đói kém (1945). “Bố đi đánh xekhô rạc ngựa gầy” cố bươn bả đưa gia đình qua khỏi thì đói kém, nhưng vẫn cứchìm đi. Trong kí ức chỉ cịn lưu lại những gì khốn khổ thương tâm: đói mịn, đóimỏi, khơ rạc ngựa gầy, khói hun nhèm mắt cháu… Bởi thế mùi khói từ những nămđầu đời qua mấy chục năm ròng, vẫn cứ cịn ngun trong kí ức, chẳng thể tiêutan:"Nghĩ lại đến giờ sống mũi cịn cay!" Mùi khói của q khứ làm cay sống mũihiện tại? Hay là nhớ thương từ hiện tại đã làm sống dậy ngọn khói từng hun nhèmmắt cháu của mấy chục năm xưa? Trong khoảnh khắc ấy, hồi ức hồi niệm của conngười đã xố đi cái khoảng cách thời gian mấy chục năm trời.Trong những năm tháng ấy, bên cạnh bà cháu, bên cạnh bếp lửa cịn có một nhânvật nữa, giờ đây nhớ lại cháu cũng chẳng hề quên: ấy là chim tu hú – “Tu hú kêutrên những cánh đồng xa”. Tiếng chim gợi lên cái không gian mênh mông mà buồnvắng. Tiếng tu hú nhắc cảnh mùa màng sao trớ trêu trong những ngày đói kém.Tiếng chim tu hú lạc lõng chơ vơ côi cút như khát khao được che chở, ấp iu. Đứacháu được sống trong sự săn sóc ấm áp của tình bà đã chạnh lịng thương con tu húbé bỏng, thiệt thòi:"Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bàKêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"Thương con chim tu hú bất hạnh bao nhiêu là biết ơn những ngày hạnh phúc đượcbà đùm bọc, chi chút bấy nhiêu. Nếu chim tu hú đáng thương là cảnh ngộ tươngphản với đứa cháu được yêu thương, thì bếp lửa ân cần, ấm cúng, nhẫn nại của bàlại tương phản với ngọn lửa thiêu huỷ dã man của bọn giặc.Một ngọn lửa thù địch với sự sống:"Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi"Một ngọn lửa nhen lên sự sống:"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng".Bà đã chịu đựng tất cả nhọc nhằn, mất mát, hi sinh. Bà đã góp gom, ấp ủ, chắtchiu, nhen nhóm. Những gì bị thiêu cháy trong ngọn lửa dã man của bọn giặc, kì lạthay, lại đang hồi sinh trong ngọn lửa của lòng bà !Cứ thế cuộc đời cháu được chở che ân cần qua bao năm tháng. Cứ thế sự sốngmn đời được gìn giữ, ni dưỡng, trường tồn. Chính ngọn lửa của lịng bà đãnhen lên ngọn lửa bền bỉ trong bếp lửa kia ! Vừa kể lại, vừa tỏ lòng thương nhớbiết ơn, vừa suy tư. Đến đây nhà thơ mới đúc kết về sự kì lạ và linh thiêng bếp lửacủa bà :"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượmNhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vuiNhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏƠi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa !"Và đứa cháu hiếu thảo ấy giờ đây đã lớn, đã đi rất xa nơi bếp lửa của bà, đã biếtđến ngọn khói trăm miền, đã vui với ngọn lửa trăm nhà. Cháu đã đi ra với đất rộngtrời cao, đến với những chân trời hạnh phúc. Nhưng trong lòng cháu vẫn chỉ nhớvề ngọn khói đã làm nhèm mắt cháu thuở lên bốn, chỉ nhớ về ngọn lửa tảo tần nắngmưa nơi góc bếp của bà. Cháu chẳng bao giờ quên bếp lửa, bởi đó là cội nguồn,bởi cuộc đời cháu đã được nhen lên từ ngọn lửa ấy:"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...Lời nhắc ấy là lời nhắc của ngọn lửa mà cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà ! Thếlà ngọn lửa của bà giờ đây đã cháy trong lòng cháu ! Một bếp lửa mới của cuộc đờiđã được nhen lên ! Cứ thế, ngọn lửa của sự sống truyền đời, bất diệt !Vậy là, nhìn vào hình tượng thơ, có thể thấy một cấu trúc tinh vi và sống động.Cặp hình tượng căn bản là Cháu – Bà, trong đó Bà là trung tâm. Nhưng để làm nổibật ấn tượng sâu nặng về bà, thi sĩ còn khai triển một tương quan đa dạng với nhiềuhình tượng khác. Trầm tư trước mỗi tương quan ấy, lòng thi sĩ lại sống dậy mộtniềm thương cảm. Thế giới trữ tình của thi phẩm lại được làm giàu lên. Cứ thế,tiếng nói tâm tình càng lúc càng được mở rộng thêm, sâu nặng hơn, lan xa mãi.Bếp lửa là bài thơ cảm động! Tình cảm dào dạt trong lịng đã tìm đến một giọngđiệu, một nhịp điệu thật phù hợp. Ấy là giọng nồng đượm của lửa. Ấy là nhịp bậpbùng của lửa! Giọng kể lể và bộc bạch cứ tràn ra, cứ dâng lên, mỗi lúc một nồngnàn, ấm nóng. Đâu phải ngẫu nhiên bài thơ bắt đầu bằng một đoạn ba câu, rồi càngnhững đoạn sau, số câu trong từng đoạn cứ nhiều lên mãi. Khi số lượng khơngnhiều, thì giọng thơ lại như cuồn cuộn lên. Lối trùng điệp được sử dụng hết sứcbiến hoá. Những kiểu câu lặp lại, những vế câu láy lại, những lời nhấn nhá thậtnhiều. Tất cả phối hợp với nhau góp phần tạo nên sự dạt dào xáo động của tâmtình, tất cả góp mình tạo nên cái nhịp chờn vờn, bập bùng dai dẳng của ngọn lửa.Này là “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm, Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”, “ Mộtngọn lửa lịng bà ln ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, “Nhóm bếplửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi, Nhóm nồi xơigạo mới thổi chung vui. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. Này là “Cháuthương bà biết mấy nắng mưa… Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa". Này là: “Bàbảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học… Có ngọn khói trăm tàu. Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”. Vì lối viết như vậy mà người đọc bị cuốn vàomột âm điệu thật đặc biệt. Đọc Bếp lửa chẳng những thấy được một dòng tâm tưsâu nặng dạt dào của một đứa cháu nghĩa tình hiếu thảo mà cịn như thấy rõ ngọnlửa cứ chờn vờn, bập bùng suốt cả âm điệu nồng hậu của bài thơ. Đọc bài thơ này,nhìn lại bếp lửa thân quen trong góc bếp nhà mình, hẳn cái nhìn của chúng ta cũngchẳng thể cịn như trước.*************************************************

Tài liệu liên quan

  • Tình người trong bài thơ bếp lửa Tình người trong bài thơ bếp lửa
    • 4
    • 888
    • 3
  • tình người trong bài thơ -bếp lửa- của bằng việt tình người trong bài thơ -bếp lửa- của bằng việt
    • 8
    • 1
    • 1
  • Phân tích bài thơ Bếp Lửa của nhà thơ Bằng Việt Phân tích bài thơ Bếp Lửa của nhà thơ Bằng Việt
    • 11
    • 884
    • 2
  • Bài thơ bếp lửa của bằng việt Bài thơ bếp lửa của bằng việt
    • 14
    • 731
    • 0
  • Phân tích bài thơ Bếp Lửa của nhà thơ Bằng Việt Tài liệu tham khảo học tập Ngữ văn 9 Phân tích bài thơ Bếp Lửa của nhà thơ Bằng Việt Tài liệu tham khảo học tập Ngữ văn 9
    • 10
    • 788
    • 2
  • Phan tích một đoạn trong bài thơ bếp lửa của bằng việt Phan tích một đoạn trong bài thơ bếp lửa của bằng việt
    • 2
    • 936
    • 3
  • Phân tích bài thơ bếp lửa của bằng việt Phân tích bài thơ bếp lửa của bằng việt
    • 4
    • 712
    • 1
  • Phân tích bài thơ ‘Bếp Lửa’ của Bằng Việt (Bài hay) Phân tích bài thơ ‘Bếp Lửa’ của Bằng Việt (Bài hay)
    • 6
    • 762
    • 2
  • Phân tích bài thơ ‘Bếp lửa’ của Bằng Việt_bài2 Phân tích bài thơ ‘Bếp lửa’ của Bằng Việt_bài2
    • 3
    • 642
    • 2
  • Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt (bài 2). Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt (bài 2).
    • 2
    • 766
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(61.5 KB - 8 trang) - CẤU TRÚC bài THƠ bếp lửa Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Câu Thơ Rồi Sớm Rồi Chiều Lại Bếp Lửa Bà Nhen Có Gì đặc Biệt Trong Cấu Trúc