Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Gồm Mấy Phần? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Tiểu luận là gì?
- Nhiệm vụ của một bài tiểu luận
- Cấu trúc bài tiểu luận
- Hình thức trình bày tiểu luận
Trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, tiểu luận là một trong các hình thức cơ bản bên cạnh các bài kiểm tra, thi học kỳ nhằm đánh giá khả năng học tập và nhận thức của học sinh, sinh viên. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, tiểu luận trở thành một hình thức kiểm tra hữu hiệu với phương thức thi online. Vậy cấu trúc bài tiểu luận gồm mấy phần là thắc mắc của nhiều người.
Tiểu luận là gì?
Tiểu luận là dạng bài viết nêu lên một vấn đề nghiên cứu, một quan điểm hoặc một phát hiện nào đó về một chủ đề mà tác giả muốn trình bày. Đề tài tiểu luận có thể tự chọn hoặc lựa chọn đề tài có sẵn.
Tiểu luận thường có độ dài khác nhau, thường có độ dài khoảng 5 – 25 trang. Số lượng trang phụ thuộc vào yêu cầu của từng bộ môn và từng trường nhất định.
Nhiệm vụ của một bài tiểu luận
Có thể hiểu, tiểu luận là một bài nghiên cứu khoa học nhỏ trong phạm vi một môn học nhất định. Một bài tiểu luận cần nêu lên và phân tích được vấn đề được nói đến. Trong quá trình phân tích, tác giả cần cho người đọc thấy được nội dung lý thuyết, thực trạng vấn đề và đề ra các giải pháp phát huy và khắc phục điểm còn hạn chế.
Bên cạnh đó, để đạt điểm số cao, bài tiểu luận không chỉ trình bày các nội dung một cách khoa học, xúc tích, đầy đủ mà còn phải trình bày hình thức sao cho đẹp mặt và đúng tiêu chuẩn yêu cầu.
Cấu trúc bài tiểu luận
Trước hết, khi giải quyết một đề tài, tác giả cần xác định rõ cấu trúc bài tiểu luận. Để làm được điều đó, tác giả cần trả lời được câu hỏi cấu trúc bài tiểu luận gồm mấy phần. Như vậy, bạn đọc có được hướng đi chính xác, khai thác số liệu và các khía cạnh liên quan một cách triệt để, mang đến giá trị nhất định cho bài tiểu luận.
Thông thường, tiểu luận thường có cấu trúc như sau:
– Bìa:
Bìa là một bộ phận không thể thiếu của một bài tiểu luận. Bìa bài tiểu luận cho người đọc thấy được các thông tin cơ bản, khái quát nhất liên quan đến tiểu luận. Bìa tiểu luận cần trình bày các thông tin sau: tên đề tài, thông tin cơ bản của tác giả
– Mục lục
Phần này cho người đọc, người đánh giá thấy được cấu trúc cơ bản của bài tiểu luận. Từ phần mục lục, người đọc có thể thấy được khái quát cách thức giải quyết vấn đề.
– Phần mở đầu
Phần mở đầu bao gồm các nội dung sau:
+ Lý do chọn đề tài
Trong phần này, cần trả lời câu hỏi tại sao lại nghiên cứu vấn đề này. Đưa ra lý chọn đề tài phải xuất phát từ các yếu tố chủ quan và khách quan. Hay nói cách khác là căn cứ vào lý luận, thực tiễn và thực trạng vấn đề để nêu lên nhu cầu, hứng thú và trách nhiệm nghiên cứu.
Từ đó, nêu rõ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
+ Mục đích nghiên cứu
Tức là, tác giả cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu để làm gì? Nghiên cứu để phục vụ cho điều gì?
+ Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Trong đó, đối tượng nghiên cứu là những hiện tượng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Còn khách thể nghiên cứu là những cá nhân, nhóm xã hội chứa đựng vấn đề cần nghiên cứu.
+ Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết là những dự đoán có căn cứ khoa học về những đặc điểm, bản chất, mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu hay dự đoán về kết quả nghiên cứu.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
Ở đây, tác giả cần xác định rõ hướng nghiên cứu, các công việc cụ thể trong hoạt động nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu
Trong phần này, tác giả trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng rất đa dạng, phong phú chẳng hạn như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phân tích tổng hợp,…. Các tác giả cần lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với nhiệm vụ và đề tài nghiên cứu.
+ Phạm vi nghiên cứu
Để hoạt động nghiên cứu có hiệu quả, tác giả cần xác định rõ đối tượng, khahcs thể, không gian và thời gian nghiên cứu.
– Phần nội dung
+ Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.3. Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu
+ Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trang vấn đề
2.2. Nguyên nhân của thực trạng
2.3. Giải pháp thực hiện
+ Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Tiến hành thực nghiệm
3.2. So sánh kết quả thực nghiệm
3.3. Đưa ra nhận định, đánh giá
– Kết luận và kiến nghị
Đưa ra các biện pháp triển khai áp dụng vào thực tiễn và các khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài.
– Danh mục tài liệu tham khảo
Liệt kê các các công trình nghiên cứu, giáo trình, sách tham khảo, tạp chí được trích dẫn tham khảo trong bài tiểu luận.
– Phụ lục
Phần phụ lục liệt kê những bảng số liệu liên quan để người đọc quan tâm có thể kiểm tra và nghiên cứu.
Hình thức trình bày tiểu luận
Cùng với nội dung bài viết, hình thức cũng là yếu tố được đánh giá cao. Khi trình bày một bài tiểu luận cần đáp ứng các yêu cầu chung sau:
– Trình bày nội dung một cách ngắn gọn, rõ ràng, xúc tích, mạch lạc, khoa học sạch sẽ. Bên cạnh đó, có chú thích, trích dẫn, đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ đồ thị rõ ràng, cụ thể mà dễ hiểu.
– Về định dạng văn bản
Có thể có những yêu cầu định dạng văn bản khác nhau phụ thuộc vào quy chuẩn của từng ngành nghề và yêu cầu của từng bộ môn. Tuy nhiên, thông thường bài tiểu luận thường yêu cầu chung về định dạng văn bản như sau: + Phông chữ: imes New Roman;
+ Cỡ chữ: 13 hoặc 14;
+ Mật độ chữ bình thường, không nén hoặc kéo giãn khoảng cách các chữ;
+ Giãn dòng: 1.5 lines;
+ Căn lề: lề trái: 3,5 cm; lề trên: 2,5 cm; lề dưới: 3cm và lề phải: 2cm;
+ Khổ giấy : A4.
– Thông thường, đề tài hoàn thiện được đóng thành quyển, bìa giấy màu. Toàn văn nội dung đề tài và trang bìa phụ được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm).
Như vậy, bạn đọc đã nắm được cấu trúc bài tiểu luận gồm mấy phần. Chúng tôi mong rằng các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích, giúp bạn đọc trình bày bài tiểu luận sao cho khoa học, hợp lý nhất. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Từ khóa » Cách Làm Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh
-
Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Như Thế Nào được Gọi Là Hoàn Chỉnh?
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Trình Bày Tiểu Luận Chuẩn Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Làm Bài Tiểu Luận Chi Tiết Nhất Từ A đến Z
-
Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh Nhất Kèm 7 Mẫu Chi Tiết
-
Tiểu Luận Là Gì? Hướng Dẫn Viết Và Trình Bày Bài Tiểu Luận Chi Tiết Nhất
-
Công Thức Viết Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Chuẩn Nhất Hiện Nay
-
Cách Trình Bày Bố Cục Và Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Trình Bày Tiểu Luận Mẫu Trong Word Hoàn Chỉnh
-
HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN | GLORY EDUCATION - YouTube
-
Mẫu Một Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh - 123doc
-
Hướng Dẫn Cách Làm Bài Tiểu Luận Chi Tiết Nhất Từ A đến Z - Nhadep247
-
Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học [ Dễ Đạt Điểm Cao]
-
Hướng Dẫn Cách Trình Bày Tiểu Luận Chuẩn Và Chuyên Nghiệp Nhất