Công Thức Viết Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Chuẩn Nhất Hiện Nay

Một bài tiểu luận tốt nghiệp, tiểu luận thạc sĩ chất lượng, hay, đạt điểm cao chắc hắn không thể thiếu được sự góp sức của phần cấu trúc rõ ràng, mạch lạc. Cấu trúc bài luận sẽ là khung xương, xuyên xuốt trong bài tiểu luận. Dựa vào phần khung xương này, bạn sẽ biết cách khai triển nội dung bài luận một cách có hệ thống, khoa học: Bắt đầu tiểu luận như thế nào? Nội dung các chương là gì? Tiểu mục cần làm rõ những thông tin gì?... Chắc hẳn, đối với nhiều bạn để lên được một cấu trúc có giá trị, đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình viết luận văn chẳng phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng đâu nhé! Bởi trong bài viết này, Dịch vụ viết thuê tiểu luận - Luận Văn 2S sẽ gửi đến bạn công thức xây dựng cấu trúc bài viết hoàn chỉnh, chuẩn nhất ở thời điểm hiện tại.

cau_truc_bai_tieu_luan

Cấu trúc bài tiểu luận

Cấu trúc chính của bài tiểu luận sẽ gồm có 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào “mổ xẻ” chi tiết để làm rõ từng phần nhé.

Mở đầu bài tiểu luận

Phần mở đầu hay còn được gọi là phần giới thiệu tiểu luận là một phần quan trọng, nó là phần đầu tiên người đọc tiếp cận được. Chính vì thế một lời mở đầu ấn tượng, thu hút sẽ gây thiện cảm tốt với độc giả. Ngược lại, lời mở đầu nhàm chán sẽ khiến người đọc giảm bớt sự tò mò, hứng thú với các phần tiếp theo. Vì thế, hãy thật trau chuột cho “ấn tượng đầu” này nhé.

Phần mở đầu thường được viết như một đoạn văn nhằm dẫn dắt người đọc đến chủ đề chung, nhận diện trọng tâm, mục đích của bài luận, tóm tắt những điểm cần khai thác, phạm vi của đề tài. Và cuối cùng là đi đến nhận diện quan điểm chính. Để khai triển rõ các yêu cầu này, phần mở đầu bài tiểu luận sẽ phải trả lời rõ các câu hỏi sau:

Tính cấp thiết của đề tài/ Lý do chọn đề tài:

Tại sao bạn lại chọn đề tài này thay vì các đề tài khác? Đề tài này sẽ đáp ứng (giải quyết) được vấn đề thực tiễn nào của xã hội?

Lịch sử nghiên cứu đề tài:

Để làm rõ vấn đề này, bạn hãy tập trung tìm kiếm, nghiên cứu thật kỹ để giải đáp các câu hỏi: Từ trước đến nay đã có ai, công trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề này chưa? Liệt kê những thành tựu đã đạt được từ những nghiên cứu ấy, đồng thời cũng chỉ ra những điểm hạn chế, vẫn đề còn tồn tại từ bài nghiên cứu đó. Từ đó tái khẳng định tính cấp thiết và tầm quan trọng của đề tài.

Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:

Bạn cần phân biệt rõ sự khác nhau về mặt bản chất của mục đích và mục tiêu. Mục đích nghiên cứu là hướng đến điều gì đó hay công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn hoàn thành. Còn mục tiêu là việc thực hiện hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng đặt ra để nghiên cứu viên hoàn thành theo kế hoạch nghiên cứu.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong phạm vi nhất định (thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu…)

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận là các giả thuyết đã được khẳng định, kiểm chứng. Nói một cách dễ hiểu, cơ sở lý luận chính là phương pháp để bạn lý luận có logic, căn cứ để thuyết phục người đọc, người nghe.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Nói lên những đóng góp của đề tài về cơ sở lý luận và ý nghĩa thực tiễn đạt được.

cau_truc_bai_tieu_luan_1Cách viết phần mở đầu bài tiểu luận

Phần nội dung bài tiểu luận

Phần nội dung chính là phần quan trọng nhất của đề tài. Bên trong phần nội dung sẽ được chia thành nhiều tiểu mục, gọi là các đoạn. Mỗi đoạn sẽ tập trung khai triển một chủ đề nhỏ nhằm làm sáng tỏ cho đề tài tiểu luận. Nỗi dung của đoạn sẽ bao gồm những bằng chứng mà bạn thu thập từ nghiên cứu của mình để hỗ trợ cho quan điểm mà bạn đang làm rõ trong đoạn văn. Các đoạn trong bài tiểu luận phải có sự liên kết, chuyển tiếp và cùng hướng đến những luận điểm chính.

Tùy thuộc vào độ khó, quy mô và yêu cầu của từng đề tài, số đoạn văn trong phần nội dung sẽ có sự khác nhau. Thông thường, nội dung tiểu luận có thể phân chia thành các phần, chương, mục, tiểu mục.

Cấu trúc phần nội dung tiểu luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Lý thuyết chung

Chương 2: Thực trạng

Chương 3: Giải pháp

Phần kết luận của tiểu luận

Ở phần cuối cùng của bài luận, bạn hãy tổng kết tất cả các nội dung đã được trình bày ở các chương trước đó một cách cô đọng, xúc tích. Đông thời khẳng định lại ý chính của bài tiểu luận. Một lưu ý quan trọng trong phần kết luận tiểu luận, bạn tuyệt đối không nên giới thiệu hay đề cập đến vấn đề mới. Hãy sử dụng tín hiệu chuyển đoạn “Nói tóm tại” “Kết luận lại” để gói gọn nội dung quan trọng trong bài tiểu luận.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết: 3 Bước để có mẫu kết luận tiểu luận ấn tượng để có thêm những ý tưởng đặc sắc cho phần kết luận tiểu luận.

cau_truc_bai_tieu_luan_3

Trên đây, chúng tôi đã gửi đến bạn cách để lên được một bố cục bài tiểu luận hoàn chỉnh dành cho: Tiểu luận tốt nghiệp, tiểu luận thạc sĩ, tiểu luận cao học...Mong rằng, bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn!

Từ khóa » Cách Làm Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh