Cấu Trục Của Một Tế Bào Thần Kinh Gồm
Có thể bạn quan tâm
60 điểm
Nội dung chính Show- Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề
- Tham khảo giải bài tập hay nhất
- Loạt bài Lớp 8 hay nhất
NguyenChiHieu
Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh?
Tổng hợp câu trả lời (1)
- Cấu tạo của tế bào thần kinh (Hay còn gọi là nơron) + Về cơ bản nó có cấu trúc của một tế bào: Ngoài cùng là màng sinh chất, tiếp là chất tế bào, trong cùng là nhân. + Nơron gồm thân và tua: . Thân : Thường có hình sao, đôi khi có hình tròn hoặc bầu dục . Tua: - Tua ngắn: Mọc quanh thân, phân nhiều nhánh, mập - Tua dài: Mảnh hơn, dài, thường có vỏ bọc bằng chất miêlin, đầu tận cùng của tua dài phân nhiều nhánh nhỏ, nơi tiếp xúc giữa các nơron gọi là xináp + Thân và tua ngắn tạo nên chất xám nằm trong tuỷ sống hoặc bộ não, hoặc nằm trong các hạch thần kinh + Tua dài: tạo thành các đường thần kinh nối giữa các phần của trung ương thần kinh hoặc tạo thành các dây thần kinh - Chức năng của tế bào thần kinh: Có hai chức năng + Cảm ứng: Là khả năng thu nhận kích thích và phản ứng lại kích thích bằng hình thức phát sinh các xung thần kinh. + Dẫn truyền: Là khả năng lan truyền các xung thần kinh theo một chiều nhất định.
Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề
- Hệ cơ quan nào có vai trò thực hiện quá trình sinh sản ? A. Hệ sinh dục B. Hệ hô hấp. C. Hệ tuần hoàn. D. Hệ bài tiết.
- Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ?
- Bộ phận nào dưới đây của con người có sự phân hóa cơ rõ rệt hơn hẳn so với thú ? 1. Mặt 2. Bàn tay (tương ứng với bàn chân trước của thú) 3. Đùi 4. Thắt lưng A. 1, 2 B. 1, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4
- Vì sao ở các nước đang phát triển, trẻ em bị suy dinh dưỡng thường chiếm tỉ lệ cao ? A. Vì ở những nước này, do đời sống kinh tế còn khó khăn nên khẩu phần ăn của trẻ không chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của các em. B. Vì ở những nước này, trẻ em chịu ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm không khí nên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng gặp nhiều cản trở. C. Vì ở những nước này, động thực vật không tích luỹ đủ các chất dinh dưỡng do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kết quả là khi sử dụng các động thực vật này làm thức ăn, trẻ sẽ bị thiếu hụt một số chất. D. Tất cả các phương án còn lại.
- Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của A. bạch cầu trung tính. B. bạch cầu limphô T. C. bạch cầu limphô B. D. bạch cầu ưa kiềm
- Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ? A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Tất cả các phương án còn lại
- Chức năng của mô xương xốp là A. sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn. B. nuôi dưỡng xương. C. phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ. D. chịu lực, đảm bảo vững chắc.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng ở người được phân chia thành mấy phân hệ ? A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
- Các khớp xương sọ thuộc kiểu: A. Bất động B. Bán động C. Động D. Cả A, B và C
- Câu 1: Việc làm nào dưới đây giúp tăng cường lưu thông máu, khiến da ngày một hồng hào, khỏe mạnh ? A. Để đầu trần đi lại dưới trời nắng B. Tắm nước lạnh, càng lạnh càng tốt C. Tắm nắng vào buổi trưa D. Thường xuyên mát xa cơ thể
Tham khảo giải bài tập hay nhất
Loạt bài Lớp 8 hay nhất
xem thêmHệ thần kinh người là một bộ máy rất hoàn hảo được cấu tạo từ các tế bào thần kinh và tế bào thần kinh đệm. Tế bào thần kinh đóng vai trò rất quan trọng đối với đáp ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài. Vậy tế bào thần kinh có mấy loại và có đặc điểm như thế nào?
Hệ thần kinh con người là một cấu trúc hoàn hảo, là tập hợp của các tế bào để thực hiện các chức năng khác nhau trong quá trình sống của con người. Nguồn gốc phôi thai của hệ thần kinh là ngoại bì phôi. Vậy tế bào thần kinh có mấy loại? Cấu tạo của hệ thần kinh bao gồm:
- Các tế bào thần kinh chuyên biệt (gọi là các nơron thần kinh) có nhiệm vụ dẫn truyền và thực hiện các chức phận thần kinh;
- Các tế bào thần kinh đệm có chức năng nâng đỡ.
Theo cấu tạo đơn giản thì tế bào thần kinh có 2 loại, tuy nhiên trong mỗi loại lớn lại được chia làm nhiều loại tế bào nhỏ. Giữa 2 loại tế bào thần kinh ở người trên có mối liên hệ khác nhau tùy thuộc vào hệ thần kinh trung ương hay ngoại biên. Theo phân loại thì tế bào thần kinh đệm được chia thành nhiều loại tế bào khác nhau như:
- Hệ thần kinh ngoại vi có 2 loại tế bào thần kinh đệm là tế bào vỏ bao và tế bào Schwann;
- Hệ thần kinh trung ương có 4 loại tế bào thần kinh đệm là tế bào biểu mô nội tủy, tế bào sao, tế bào ít nhánh và vi bào đệm.
Hình ảnh hệ thần kinh trung ương
Tế bào thần kinh (hay còn gọi là nơron) là đơn vị cơ bản cấu tạo nên các tổ chức thần kinh trong cơ thể người. Mỗi nơron thần kinh cấu tạo bao gồm một thân chính và nhiều nhánh nhỏ.
Thân tế bào thần kinh là nơi thực hiện các chức năng chính vì nó có chứa nhân và rất nhiều bào tương. Phần còn lại các các nhánh noron, thường bao gồm một sợi trục và nhiều sợi nhánh với chức năng chính là dẫn truyền xung động thần kinh. Thân tế bào thần kinh ở người có các đặc điểm giải phẫu sau:
- Thân nơron có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, mỗi thân nơron thường có số lượng cũng như sự sắp xếp các nhánh thay đổi tùy thuộc vào chức năng tế bào. Thông thường, thân tế bào thần kinh có hình đa giác, mỗi góc sẽ phát ra 1 nhánh;
- Bên trong thân nơron có chứa nhân kích thước lớn, màu sáng và nhiều hạch nhân to;
- Bào tương gồm các thể Nissl, bản chất là các đám ái kiềm. Ở mức độ vi thể, thể Nissl là 1 chồng các túi lưới nội bào hạt xếp song song nhau;
- Ngoài nhân và bào tương thì trong thân tế bào thần kinh còn chứa một bộ xương tế bào cấu tạo từ các siêu ống và tơ thần kinh để liên kết với các nhánh nơron. Ngoài ra còn có các bào quan cơ bản khác của một tế bào như ty thể, bộ máy golgi.
Các nhánh tế bào thần kinh ở người có những đặc điểm sau:
- Các nhánh tế bào thần kinh thực chất là phần kéo dài của thân. Các nhánh này được chia ra thành các sợi nhánh và sợi trục. Mỗi nơron thường gồm duy nhất một sợi trục và rất nhiều sợi nhánh;
- Chức năng cơ bản của các nhánh nơron là tham gia vào quá trình vận chuyển xung động điện:
- Hướng dẫn truyền ở các sợi nhánh là hướng tâm, xung động thần kinh đi từ tận cùng sợi nhánh truyền về thân nơron.
- Ngược lại, chiều ly tâm là hướng di chuyển của xung động thần kinh ở các sợi trục, nghĩa là đi từ thân tế bào đến tận cùng sợi trục.
- Đặc điểm cấu tạo của sợi nhánh là không chứa nhân, bên trong bào tương cũng chứa nhiều siêu ống và tơ thần kinh tương tự thân tế bào. Ngoài ra, các sợi nhánh còn bao gồm các lưới nội bào hạt, lưới nội bào không hạt, các ribosome tự do và ty thể. Các sợi nhánh thường phân ra thành nhiều nhánh nhỏ hơn;
Các đặc điểm của nơron thần kinh
- Ngược lại, các sợi trục rất ít khi phân nhánh và vì mang chức năng dẫn truyền nên bên trong vẫn chứa các siêu ống và tơ thần kinh kèm các bào quan cơ bản khác. Điểm đặc trưng nhất của các sợi trục là tận cùng có nhiều túi nhỏ gọi là túi synap và bên ngoài thường bao bọc bởi lớp myelin;
- Tốc độ dẫn truyền xung động thần kinh tỷ lệ thuận với đường kính sợi trục và độ dày bao myelin. Bên cạnh đó, về mặt vi thể các sợi trục của các tế bào thần kinh khác nhau thường nằm chồng chéo và có tính siêu dẫn nên tốc độ dẫn truyền các xung động lại càng nhanh hơn.
- Các tế bào thần kinh chuyên biệt (nơron) được phân thành nhiều loại khác nhau như nơron đa cực, song cực hay đơn cực tùy thuộc vào số lượng ít nhiều của các sợi nhánh:
- Hầu hết các tế bào thần kinh là đa cực (một sợi trục và ít nhất hai sợi nhánh).
- Nơron song cực có thể gặp ở võng mạc mắt sẽ có một sợi trục và một sợi nhánh.
- Nơron đơn cực chưa được ghi nhận ở cơ thể người trưởng thành mà chỉ có thể tồn tại ở phôi thai vì chỉ có một sợi trục mà không có sợi nhánh. Tế bào chữ T ở hạch gai có thể xem là nơron đơn cực giả vì giữa sợi trục và sợi nhánh có một đoạn chung nên tạo cảm giác như chỉ có một cực.
Synap hay còn gọi là khớp thần kinh là nơi liên kết và dẫn truyền xung động điện giữa hai tế bào thần kinh khác nhau hoặc giữa một tế bào thần kinh và một tế bào cơ. Synap gồm 2 phần là tiền synap và hậu synap, ở giữa là khe synap hẹp với khoảng cách 20-30nm.
- Tiền synap thực chất là phần tận cùng của sợi trục cấu tạo gồm nhiều túi synap;
- Hậu synap là một vùng biến đổi đặc biệt của màng tế bào nơron thần kinh hoặc tế bào cơ.
Synap thần kinh được phân loại khác nhau bao gồm:
- Dựa vào vị trí liên kết giữa tiền synap và hậu synap chia thành 3 loại chính là synap trục - nhánh, synap trục - thân và synap trục - trục. Một số loại ít gặp hơn như synap nhánh - nhánh, synap nhánh - thân, synap thân - thân;
- Dựa vào chức năng synap phân thành synap hưng phấn hoặc synap ức chế;
- Dựa vào cơ chế dẫn truyền xung động là chất dẫn trung gian hóa học hay điện mà chia thành synap hóa học, synap điện và synap hỗn hợp.
Khớp thần kinh còn có tên gọi khác là synap
Tế bào thần kinh đệm là một phần của hệ thần kinh, không có chức năng dẫn truyền xung động thần kinh nhưng lại có quan hệ rất chặt chẽ với các noron.
Khác với tế bào thần kinh chuyên biệt, các tế bào thần kinh đệm có khả năng sinh sản trong suốt đời sống tế bào. Đồng thời, các tế bào này cũng có nguồn gốc phôi thai học là ngoại bì phôi. Có nhiều loại tế bào thần kinh đệm khác nhau, phân chia tùy thuộc vào hệ thần kinh trung ương hay ngoại biên:
Ở hệ thần kinh ngoại biên có 2 loại:
- Tế bào vỏ bao: Thường có kích thước nhỏ, nhân tế bào hình bầu dục, sẫm màu, ít bào tương và khó quan sát dưới kính hiển vi thông thường. Tế bào vỏ bao thường có ở các hạch thần kinh;
- Tế bào Schwann: Tất cả các sợi thần kinh của hệ thần kinh ngoại biên đều có tế bào Schwann bao bọc bên ngoài. Các tế bào này hợp với các nhánh của nơron tạo thành sợi thần kinh có myelin và sợi thần kinh không myelin.
Ở hệ thần kinh trung ương có 4 loại tế bào thần kinh đệm, bao gồm:
- Tế bào sao: Thân tế bào sao thường cho ra nhiều nhánh bào tương với chức năng nâng đỡ cho hệ thần kinh trung ương;
- Tế bào ít nhánh: Ở mức vi thể, các tế bào này có kích thước nhỏ, nhân sẫm màu và có ít nhánh bào tương. Chức năng của tế bào thần kinh đệm này là tạo ra bao myelin cho các nhánh noron tương tự tế bào Schwann của hệ thần kinh ngoại biên;
- Tế bào biểu mô nội tủy: Ngăn cách lòng ống nội tủy với các não thất;
- Vi bào đệm: Chức năng chính của tế bào thần kinh đệm này là thực bào, nằm rải rác trong chất trắng và nhân xám của hệ thần kinh trung ương.
Tế bào thần kinh là đơn vị cơ bản cấu tạo nên các tổ chức thần kinh trong cơ thể người. Mỗi tế bào thần kinh cấu tạo bao gồm một thân chính và nhiều nhánh nhỏ, mỗi cơ quan tế bào đều đảm nhận những vai trò quan trọng trong hoạt động sống của con người.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec
Từ khóa » Cấu Tạo Của 1 Tế Bào Thần Kinh
-
Tìm Hiểu Về Tế Bào Thần Kinh (Noron Thần Kinh) | Vinmec
-
Tế Bào Thần Kinh: Cấu Tạo, Hoạt động Và Chức Năng
-
Đặc điểm Của Tế Bào Thần Kinh - Vinmec
-
Neuron – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm Của Tế Bào Thần Kinh - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123
-
Trình Bày Cấu Tạo Và Chức Năng Của Tế Bào Thần Kinh? - Top Lời Giải
-
Trình Bày Cấu Tạo Của Tế Bào Thần Kinh?
-
Nêu Cấu Tạo Của Tế Bào Thần Kinh - Tran Chau - HOC247
-
Hãy Nêu Thành Phần Cấu Tạo Của Mô Thần Kinh. | SGK Sinh Lớp 8
-
MÔ THẦN KINH - SlideShare
-
Cấu Tạo Tế Bào Thần Kinh - .vn
-
Mô Tả Cấu Tạo Của Một Nơ Ron Thần Kinh.
-
Tế Bào Thần Kinh: Cấu Tạo, Hoạt động Và Chức Năng – YouMed