Cây Bắp – Cách Trồng Và Chăm Sóc Có Khó Không?
Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh cây bắp đã gắn bó với người nông dân Việt Nam từ rất lâu đời. Hạt bắp có vị ngọt, lại giàu dinh dưỡng nên có thể luộc, nướng, nấu canh, nấu chè,… Do đó, chúng góp phần không nhỏ vào cuộc sống chúng ta, nâng cao kinh tế gia đình. Chính vì điều này mà bạn cần phải tìm hiểu về những công dụng và cách trồng chăm sóc loài cây này như thế nào để đạt năng suất cao nhất. Ngoài ra, thông qua bài viết này bạn còn biết được những ai không nên sử dụng bắp. Cùng tìm hiểu nhé!
Nguồn gốc và đặc điểm cây bắp
Ngoài tên gọi là bắp, người ta còn biết đến chúng với tên gọi khác là cây ngô. Đây là loại cây trồng từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam ta. Từ “Ngô” là dùng để chỉ nước Trung Quốc vì thời thế kỷ 15 – 17, người Việt ta gọi nước ấy là Ngô.
Thân cây bắp (cây ngô) thẳng, có nhiều mắt, nhiều khớp nối nhau như thân tre nhưng xốp mềm hơn. Mỗi mắt cách nhau 20 – 30cm. Chiều cao thân khoảng 2 – 3m. Đoạn thân dưới gốc mọc ra những chiếc rễ.
Loài cây này không có cành, lá mọc xen kẽ nhau dọc theo thân cây và có hình dạng như mũi mác to, rộng, dài 50 – 100cm.
Quả bắp mọc ra từ giữa lá và thân cây. Mỗi quả lại chứa nhiều hạt mọc dày xung quanh cùi. Hạt bắp được bao bọc bởi nhiều lớp vỏ dày và những sợi râu.
Hiện nay có khá nhiều giống bắp như: bắp nếp, bắp mỹ, bắp tím,… mỗi loại lại có những nét đặc trưng khác nhau.
Kỹ thuật trồng cây bắp
Trước khi trồng bạn nên chuẩn bị và tiến hành như sau:
Dụng cụ và đất trồng
Nếu ở nhà phố và bạn muốn trồng tại nhà ăn chơi thì bạn có thể tận dụng thùng xốp, chậu, khay hoặc bao tải, bao xi măng,… Nhưng lưu ý dưới đáy dụng cụ trồng phải có lỗ thoát nước.
Ngoài ra, nếu nhà có đất vườn, bạn nên trồng thẳng ra đất. Chọn những nơi đất có thể chủ động tưới tiêu để đạt năng suất cao.
Cây bắp thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Nhưng nếu bạn chuẩn bị đất thịt hoặc đất thịt pha cát có độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng, đất thoáng và giữ nước tốt thì cây sẽ phát triển mạnh nhất. Độ pH đất từ 5,5 – 7 là phù hợp.
Trước khi trồng cây bắp bạn nên cày xới đất cho tơi xốp. Đồng thời, bạn kết hợp với việc làm sạch cỏ dại và bón lót bằng phân chuồng ủ hoai vào đất để tăng dinh dưỡng. Nếu tái sử dụng đất đã trồng những loài cây khác, bạn có thể bón vôi và phơi ải tầm 15 – 20 ngày để diệt sạch mầm bệnh trong đất.
Chọn giống cây bắp
Hiện nay thị trường có khá nhiều giống bắp khác nhau như bắp nếp, bắp mỹ, bắp nù, bắp tím,… Tùy vào sở thích mà bạn chọn giống bắp phù hợp.
Nếu trồng với mục đích kinh tế thì bạn lựa chọn giống theo nhu cầu người dân nơi bạn tiêu thụ.
Tiến hành gieo hạt giống
Trồng bắp ngoài đất, bạn nên đánh hàng thẳng rồi mới gieo hạt giống cây bắp trên hàng. Khoảng cách giữa các hàng là 60 – 100cm.
Bạn gieo hạt theo hốc. Mỗi hốc 2 – 3 hạt và sau này hạt nảy mầm, bạn chọn lọc để lại tầm 2 cây mỗi hốc. Mỗi hốc cách nhau 20 – 40cm tùy thuộc vào giống bạn chọn.
Gieo hạt xong bạn nhớ lấp một lớp đất mỏng tầm 2 – 3cm và tưới nước để cấp ẩm cho đất.
Cách chăm sóc
Trồng dặm
Sau khi gieo hạt giống cây bắp khoảng 4 – 6 ngày, cây con sẽ được 1 lá, bạn tiến hành trồng dặm những cây không mọc hoặc yếu ớt để đảm bảo phát triển đồng đều.
Lúc này bạn thực hiện bước chọn lọc để lại 1 – 2 cây mỗi hốc như đã nói ở trên.
Tưới nước
Việc tưới nước cho bắp là việc không thể không làm. Nếu trồng bắp vào mùa nắng, bạn nên tưới nước cách nhau 4 – 7 ngày cho đến khi bắp có dấu hiệu trổ cờ.
Tuyệt đối không được để cây bắp úng nước quá 24 tiếng đồng hồ. Việc này làm giảm từ 30 – 50% năng suất quả.
Vào mùa mưa, bạn lưu ý xử lý nước tốt cho cây.
Bón phân
Suốt thời gian cây bắp sinh trưởng, phát triển, bạn bón 3 đợt phân như sau:
- Sau khi trồng cây 10 ngày, dặm xong bạn tiến hành bón phân.
- Đợt 2, khi cây bắp được 20 ngày tuổi.
- Đợt 3 sau đợt 2 khoảng 10 – 12 ngày.
Bạn có thể dùng phân hữu cơ, phân urê hoặc kali để bón cho cây. Nếu dùng phân hóa học, bạn nên pha loãng vào nước rồi tưới vào gốc cây, không tưới lên thân và lá. Hoặc bạn cũng có thể xẻ rãnh cạnh gốc, rải phân vào rồi lấp đất lại.
Khi bón phân bạn nên kết hợp làm cỏ và vun xới gốc để cây phát triển khỏe mạnh.
Phòng trừ sâu bệnh khi trồng cây bắp
Quá trình sống, cây bắp thường bị những loài sâu bệnh hại sau đây:
Rầy mềm
Đây là loại rầy xuất hiện khi bạn trồng bắp với mật độ quá dày, độ ẩm giữa các cây cao. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: Applaud, Admire… để diệt rầy.
Sâu đục thân
Nên tiêu diệt ngay khi bướm đang đẻ trứng hay xuất hiện những con sâu non trong nách lá để không ảnh hưởng năng suất thu được.
Đối với sâu đục thân trên cây bắp bạn có thể dùng Basudin hay Regent để tiêu diệt.
Sâu đục trái
Loại này cũng khá nguy hiểm cho cây. Bạn có thể chọn những giống có vỏ dày để kháng sâu. Ngoài ra có thể xịt thuốc trừ sâu như Fastac hoặc Karate,… để diệt trừ.
Bệnh đốm lá
Bạn có thể phòng trị bệnh này bằng thuốc sát khuẩn Maneb, Zineb hay Copper – zinc, Appencarb…
Bệnh đốm vằn
Xuất hiện bệnh khi điều kiện thời tiết nóng ẩm, có sương mù,… Đây là loại bệnh lây lan nhanh trên thân cây bắp. Bạn có thể phun 3-7 ngày/lần ngay khi vừa phát hiện bệnh bằng các loại thuốc: Kitazin, Bonanza, Anvil, Rovral.
Bệnh rỉ
Biểu hiện ở những u nhỏ màu vàng đỏ sau đó chuyển màu nâu sậm như vết rỉ sắt trên các phiến lá. Loại bệnh này cũng xuất hiện khi gặp điều kiện nóng ẩm. Dùng Zineb, Maneb, Copper để phòng trị bệnh.
Thu hoạch
Tùy giống bắp mà thời gian thu hoạch khác nhau. Nhưng thông thường chúng rơi vào khoảng 60 – 70 ngày kể từ ngày trồng.
Bạn có thể chọn cách bẻ bắp tươi hoặc để khô trên cây rồi mới bẻ.
Tác dụng của quả bắp
Công dụng trị bệnh của quả bắp
Bắp không chỉ là loại quả dùng làm các món ăn vì chúng ngon ngọt mà còn vì hàm lượng dinh dưỡng trong quả bắp cao. Đó là lý do nhiều vùng quê trồng cây bắp khá nhiều. Theo các nghiên cứu, bắp trị được những bệnh lý sau đây:
- Hỗ trợ chữa bệnh về thận, viêm bảng quang, viêm thận phù thủng;
- Chữa huyết áp cao;
- Chữa bệnh tiểu đường;
- Quả bắp còn chữa viêm gan, sỏi mật và viêm túi mật…
Những người không nên dùng bắp
Những đối tượng sau đây nên hạn chế hoặc tuyệt đối không dùng bắp:
- Những người có bệnh lý về đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, xơ gan,… dễ gây giãn tĩnh mạch, chảy máu dạ dày…
- Người thiếu canxi, sắt dùng bắp dễ tạo chất kết tủa gây cản trở việc khoáng chất hấp thu vào cơ thể.
- Những người có hệ tiêu hóa kém gặp hàm lượng chất xơ nhiều trong quả của cây bắp sẽ gây khó khăn cho dạ dày.
- Những người hoạt động nặng không nên dùng bắp vì năng lượng trong loại quả này không cao, không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng nếu bạn hoạt động thể lực nặng nhọc.
- Người miễn dịch kém như người bệnh, người già hay trẻ nhỏ không nên ăn nhiều bắp.
Tóm lại, cây bắp là loại cây lương thực dễ trồng, dễ chăm sóc, nhanh thu hoạch nên bạn có thể tự trồng cho gia đình sử dụng hoặc để phát triển kinh tế. Quả bắp giàu hàm lượng chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác đem lại nhiều công dụng thực tế. Tuy nhiên, nhiều đối tượng không nên dùng chúng, bạn lưu ý để giữ gìn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình mình nhé!
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
3.3/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Cách Trồng Ngô Trồng Chậu
-
Cách Trồng Bắp Trong Thùng Hoặc Chậu - Hạt Giống Rạng Đông
-
Cách Trồng Bắp Trong Chậu Trái đẹp Và điều Hạt - YouTube
-
Cách Trồng Bắp Tại Nhà - Bắp Nếp, Bắp Ngọt, Bắp Mỹ Sân Thượng
-
Cách Trồng Bắp Ngô Trong Thùng Xốp, Cho Ra Năng Suất Cao - Nông Phu
-
Cách Trồng Bắp Nếp Tại Nhà đơn Giản Cho Năng Suất Cao - Sfarm
-
Cách Trồng Bắp đơn Giản, Nhanh Và Hiệu Quả
-
Trồng Bắp Trong Chậu - Agriviet
-
Cách Trồng đậu Bắp Trong Chậu Thu Hoạch Liền Tay - Làm Thợ
-
Bí Kíp Trồng Cây Ngô đồng Hợp Phong Thủy Bạn đã Biết Chưa?
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ngô đông - Trung Tâm Khuyến Nông Hà Nội
-
Mẹo Trồng Ngô Ngọt Cho Năng Suất Cao - BÁCH NÔNG
-
Cách Trồng Đậu Bắp Trong Thùng Xốp “cực Sai Quả” - .vn
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Ngô Bao Tử đơn Giản Tại Nhà Giàu Chất Dinh ...
-
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Ngô đông Trên đất Ruộng 2 Vụ