Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Ngô đông Trên đất Ruộng 2 Vụ
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa
1. Chuẩn bị giống, thời vụ:
Nên chọn các giống ngô lai cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với sinh trưởng phát triển vụ đông như: ngô NK 4300; NK66; ngô DK6919; C919; ngô nếp (MX4, MX6, MX10); Fancy 111… Đồng thời, tranh thủ thời vụ sau thu hoạch lúa mùa gieo hạt vào bầu kết thúc trước 25/9 và đưa bầu ra ruộng trước ngày 5/10.
2. Làm bầu, ngâm ủ hạt và tra hạt vào bầu:
* Nguyên liệu làm bầu:
Dùng bùn ao 3 chậu + 2 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg supe lân trộn và rải đều trên 1 m2 mặt luống tạo thành lớp bùn dày 4 - 5 cm tùy theo thời gian cây ngô ở trong bầu (cứ khoảng 8 - 10 m2 bầu ngô trồng được 1 sào).
Để bùn se mặt dùng dao rạch thành ô vuông với kích thước cạnh vuông từ 4 - 5 cm ( rạch sâu 1/3 độ dày bầu). Đồng thời, để tiện cho vận chuyển bầu, có thể làm bầu ngô tại ruộng nhưng phải đảm bảo bùn nhuyễn, thoát nước và bón đủ phân lót; tiến hành gặt lúa trước 5 - 7 ngày, mỗi sào cần gặt từ 8 - 10 m2.
* Ngâm ủ hạt và tra hạt vào bầu:
Lượng giống cần gieo trồng cho 1 sào từ 0,5 - 1 kg; phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ từ 2 - 3 giờ trước khi đem gieo trồng từ 1 - 2 ngày. Khi bắt đầu vớt bùn làm bầu thì tiến hành ngâm hạt trong nước lã sạch thời gian 8 - 10 giờ.
Khi ngâm đủ thời gian, bà con vớt hạt rửa sạch nước chua đem ủ 12 giờ; khi hạt nứt nanh đem gieo hạt vào bầu. Dùng ngón tay chọc 1 lỗ giữa bầu sâu 1 cm, đặt hạt ngô vào lỗ, rễ quay xuống, mầm không sát bùn, dùng đất bột lấp kín hạt. Giữ cho bầu ngô luôn đủ ẩm bằng cách tưới nước từ 1 - 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và lúc chiều mát.
Trong thời gian 2 ngày đầu, cần lưu ý che phủ mặt luống đề phòng mưa hoặc nắng to ảnh hưởng tới bầu ngô. Thời gian cây ngô ở trong bầu từ 5 - 7 ngày và chậm nhất là 10 ngày phải đem ngô đi trồng. Cây ngô trong bầu có 2 lá 1 kèn là có thể đem trồng ra ruộng.
3. Làm đất trồng ngô:
Với các diện tích lúa đã chín, bà con cần thu hoạch khẩn trương để giải phóng đất trồng ngô vụ đông và thu hoạch lúa đến đâu cần làm đất ngay đến đó. Phần gốc rạ còn lại trên ruộng, nếu có điều kiện thì cắt và thu gom lên bờ để khi trồng xong ngô đem phủ rạ lên mặt luống giữ ẩm.
* Đối với đất ruộng ướt: Sau khi thu hoạch lúa mùa, sớm tiến hành tháo bớt nước gặt sát gốc rạ và cày lên luống. Mỗi luống 8 xá cày, mỗi bên 4 xá ấp vào nhau không cần bừa. Chiều rộng luống 0,9 - 1,2 m; rãnh luống 0,3 m; cuốc hốc theo 2 hàng trên luống với khoảng cách hốc cách hốc 25 - 28 cm; hàng cách hàng 60 - 70 cm (tùy từng loại giống bố trí mật độ sao cho hợp lý); bón lót phân chuồng, sau đó lấp đất kín phân rồi tiến hành đặt bầu. Xoay hướng lá các cây ngô song song với nhau và chếch với mặt luống 1 góc 45 độ để cây ngô tận dụng được đầy đủ ánh sáng, dùng đất lấp kín chỗ tiếp xúc giữa bầu và mặt luống để tránh đọng nước ở gốc ngô.
* Đối với đất ruộng có bùn nhão: Ruộng không thể cày được, bà con có thể dùng cuốc vợt lên luống rộng 0,9 - 1,2 m, có rãnh thoát nước hoặc bốc bùn tạo thành những ụ với khoảng cách ụ nọ cách ụ kia 25 - 28 cm, hàng x hàng 60 - 70 cm và khơi rãnh thoát nước rồi tiến hành trồng bầu ngô ngay lên trên các ụ đất đó và xoay hướng lá các cây ngô song song với nhau và theo một góc 45 độ để ngô tận dụng ánh sáng; dùng đất bột khô lấp kín chỗ tiếp xúc giữa bầu và mặt luống để tránh đọng nước ở gốc ngô. Trong quá trình chăm sóc, bà con có thể vét bùn dưới rãnh tạo luống.
Sau khi trồng xong, bà con dùng rơm, rạ tủ lên mặt luống để giữ ẩm cho ngô trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển góp phần tăng năng suất ngô.
4. Bón phân và chăm sóc:
* Lượng phân bón cho 1 sào: phân chuồng hoai 300 - 500kg; đạm urê 9 - 12 kg; Ka li 6 - 8kg; Supe lân 15 - 20 kg. Trong trường hợp ruộng đất chua hoặc đất bị yếm khí sau ngập, bà con có thể dùng 15 - 20 kg vôi bột/sào, ủ lẫn phân chuồng để bón cho ruộng hoặc bón vào lúc cày bừa.
* Cách bón và chăm sóc: Đối với ngô trồng trên đất ướt hoặc trên đất ruộng 2 vụ lúa thì chỉ bón lót phân chuồng. Phân Supe lân chia làm 2 lần bón kết hợp khi bón thúc lần 1 và thúc lần 2 bằng cách: Ngâm Supe lân với nước giải pha loãng với nước theo tỷ lệ 2 phần phân: 100 phần nước tưới cho ngô đề phòng bệnh huyết dụ chân chì. Phân đạm và Ka li bón thúc làm 3 lần vào các giai đoạn khi ngô được 3 - 5 lá; giai đoạn ngô 7 - 9 lá và giai đoạn trước trỗ cờ từ 10 - 15 ngày. Sau mỗi lần bón phân kết hợp vét bùn dưới rãnh phủ lên gốc và luống ngô để tăng hiệu quả phân bón đồng thời hạn chế cỏ dại. Giữ nước dưới rãnh vừa phải sao cho mặt luống luôn đủ ẩm; không để ngô bị hạn nhất là trước và sau trỗ cờ 10 - 15 ngày.
* Phòng trừ sâu bệnh: Ngoài việc chọn giống tốt, gieo trồng đúng thời vụ, vệ sinh đồng ruộng, bón phân đầy đủ cân đối thì cần phải chủ động và tích cực đề phòng 2 loại sâu hại chính là sâu đục thân rệp hại cờ và bệnh khô vằn hại ngô, kịp thời xử lý theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật.
4288 lượt xem 1Từ khóa » Cách Trồng Ngô Trồng Chậu
-
Cách Trồng Bắp Trong Thùng Hoặc Chậu - Hạt Giống Rạng Đông
-
Cách Trồng Bắp Trong Chậu Trái đẹp Và điều Hạt - YouTube
-
Cách Trồng Bắp Tại Nhà - Bắp Nếp, Bắp Ngọt, Bắp Mỹ Sân Thượng
-
Cách Trồng Bắp Ngô Trong Thùng Xốp, Cho Ra Năng Suất Cao - Nông Phu
-
Cách Trồng Bắp Nếp Tại Nhà đơn Giản Cho Năng Suất Cao - Sfarm
-
Cách Trồng Bắp đơn Giản, Nhanh Và Hiệu Quả
-
Trồng Bắp Trong Chậu - Agriviet
-
Cách Trồng đậu Bắp Trong Chậu Thu Hoạch Liền Tay - Làm Thợ
-
Cây Bắp – Cách Trồng Và Chăm Sóc Có Khó Không?
-
Bí Kíp Trồng Cây Ngô đồng Hợp Phong Thủy Bạn đã Biết Chưa?
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ngô đông - Trung Tâm Khuyến Nông Hà Nội
-
Mẹo Trồng Ngô Ngọt Cho Năng Suất Cao - BÁCH NÔNG
-
Cách Trồng Đậu Bắp Trong Thùng Xốp “cực Sai Quả” - .vn
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Ngô Bao Tử đơn Giản Tại Nhà Giàu Chất Dinh ...