Cây Bình Vôi: Chìa Khóa Vàng Chữa Mất Ngủ Quen Thuộc
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Giới thiệu về bình vôi
- 2. Thành phần hóa học và tác dụng
- 3. Cách dùng và liều dùng
- 4. Một số bài thuốc kinh nghiệm
Bình vôi là dược liệu quen thuộc thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thần, trị mất ngủ rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
1. Giới thiệu về bình vôi
- Tên thường gọi: Củ một, Củ mối trôn, Ngải tượng, Tử nhiên, Cà tom…
- Tên khoa học: Stephania Glabra (Roxb.) Miers.
- Họ khoa học: Họ Tiết dê (Menispermaceae).
1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Các loài Bình vôi phân bố rất rộng, chủ yếu ở châu Á gồm một số nước như Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… Ở Việt Nam, diện phân bố kéo dài từ Bắc đến Nam nhưng tập trung nhiều vào các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa với trữ lượng khá lớn. Đây là loài cây ưa sáng, thường gặp ở rừng cây bụi và dây leo nhỏ núi đá vôi ẩm.
Thu hái vào mùa thu, đông. Lúc này hàm lượng các hoạt chất có lợi đạt ngưỡng cao nhất. Mùa hoa tháng 4 – 6, mùa quả tháng 8 – 10.
1.2. Mô tả toàn cây
Đây là cây loại dây leo, dưới thân phát triển to, thường xanh, sống lâu năm, dài đến 6 m. Thân nhẵn hơi xoắn vặn. Rễ củ to có thể nặng đến 50 kg, vỏ ngoài xù xì, màu nâu đen.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.
Lá mọc so le có cuống dài đính vào trong khoảng 1/3 của phiến. Phiến lá mỏng, gần hình tròn có cạnh hoặc tam giác tròn. Gân lá xuất phát từ chỗ dính của cuống lá, hình chân vịt, nổi rõ ở mặt dưới lá. Hai mặt nhẵn, mép hơi lượn sóng.
Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá hoặc ở những cành già lá đã rụng. Hoa đực và hoa cái khác gốc. Hoa đực có 5 – 6 lá đài, 3 – 4 cánh hoa màu vàng cam, nhị 3 – 6, thường là 4. Hoa cái có 1 lá đài, 2 cánh hoa. Bầu hình trứng.
Quả hạch hình cầu, hơi dẹt, màu đỏ. Hạt cứng hình móng ngựa, có những hang vân ngang, hai mặt bên lõm, ở giữa không có lỗ thủng.
1.3. Bộ phận làm thuốc bào chế
Bộ phận dùng: Rễ củ đã phơi hay sấy khô, mặt ngoài màu đen, hình dạng không nhất định.
Chế biến: Rễ củ sau khi được thu hái vào mùa thu – đông (lúc này hàm lượng hoạt chất cao nhất), cạo sạch vỏ ngoài, thái lát, phơi trong râm cho khô. Có thể dùng dược liệu khô để chiết hoạt chất tác dụng. Có nơi, người ta dùng rễ củ tươi xát hoặc giã nhỏ, ép lấy nước, rồi từ nước này chiết lấy hoạt chất. Cách này thường được sử dụng khi phải vận chuyển dược liệu đi xa và mất nhiều thời gian).
1.4. Bảo quản
Bảo quản củ bình vôi khô trong hũ thủy tinh hoặc bì nilong để không bị ẩm mốc.
>> Dược liệu, Bình vôi hiện nay được sử dụng trong các chế phẩm rất rộng rãi. Đọc thêm: Bạn biết gì về thuốc điều trị mất ngủ từ dược liệu Rotunda (rotundin)?
2. Thành phần hóa học và tác dụng
2.1. Thành phần hóa học
Các nhà nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra trong cây Bình vôi có chứa thành phần hóa học quan trọng đó là alcaloid (1%), bao gồm:
- L-tetrahydropalmatin.
- Roemerin.
- Rotundin.
- Cepharanthin.
- Tetrandrin.
- Ngoài Alcaloid, củ Bình vôi còn chứa lượng lớn tinh bột, acid hữu cơ và đường.
Ở Việt Nam có nhiều loài Bình vôi khác nhau, do đó ở mỗi loài lại cho một số thành phần alcaloid khác nhau.
2.2. Tác dụng y học hiện đại
- L-tetrahydropalmatin trong vị thuốc có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon. Chất này còn có tác dụng chống co giật, chống co thắt cơ vành, hạ huyết áp, điều hòa đường hô hấp.
- Cepharanthin trong bình vôi giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế sự thiếu hụt bạch cầu do dùng thuốc chống ung thư.
- Roemenin: Tê niêm mạc, giãn mạch gây hạ huyết áp.
- Tetrandrin gây hạ huyết áp, gây chẹn dòng Canxi, chống viêm và ức chế miễn dịch.
- Isotetradim có tác dụng chống viêm, giảm đau , hạ nhiệt.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô về tác dụng của hoạt chất Rotundin trong củ Bình vôi:
- Rotundin rất ít độc.
- Hoạt chất này có tác dụng trấn kinh.
- Tác dụng bổ tim.
2.3. Tác dụng y học cổ truyền
Vị đắng, ngọt, tính lương.
Quy kinh Can, Tỳ.
Chủ trị: Trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, đau dạ dày, ho nhiều đờm… Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
3. Cách dùng và liều dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Thảo dược Bình vôi được dân gian sử dụng dưới dạng phơi khô hoặc đem đi ngâm rượu. Một vài trường hợp sẽ dùng dưới dạng tinh chế thành Rotundin (dạng viên uống) hoặc Rotundin sulfat (dạng tiêm).
Liều dùng:
- Ngày 4 – 12 g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
- Người lớn: Ngày 2 – 3 lần x 1 viên, viên Rotudin 0,03 g.
- Trẻ em 13 tháng trở lên: 2 mg/kg/ngày chia 2 – 3 lần.
- Thuốc tiêm mỗi lần 1 ống 2 ml (60 mg) Rotudin, 1 – 2 lần trên ngày.
- Liều gây ngộ độc là 30 g.
Kiêng kỵ:
Nếu dùng nhiều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây kích thích lên thần kinh trung ương, gây co giật. Do có hoạt chất ancaloit A (roemerin) gây tê niêm mạc và làm giảm nhịp đập của tim.
Bình vôi có độc tính (dù hàm lượng rất nhỏ). Do đó, không tự ý dùng vị thuốc trên nếu như không được chuyên gia chỉ định. Trong quá trình điều trị, cần theo dõi thường xuyên và thông báo cho chuyên gia nếu gặp phải triệu chứng bất thường.
4. Một số bài thuốc kinh nghiệm
4.1. Trị mất ngủ
Hạt Sen, Long nhãn, nhân hạt Táo chua (sao) mỗi vị 10 – 15 g. Củ Bình vôi 8g, lá Vông nem 12 g. Sắc uống ngày 1 thang, uống trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.
Hoặc Bình vôi, Lạc tiên, Vông nem, mỗi vị 12 g. Liên tâm 6 g, Cam thảo 6 g, sắc uống, ngày 1 thang.
4.2. Trị suy nhược thần kinh
Bình vôi, Câu đằng, Thiên ma, Viễn chí, đồng lượng 12 g. Sắc uống, ngày 1 thang.
4.3. Trị đau dạ dày, loét dạ dày
Bình vôi, Dạ cẩm, Khổ sâm cho lá, Xa tiền tử, mỗi vị 12 g. Sắc uống, ngày 1 thang.
4.4. Trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm khí quản mạn tính
Bình vôi, Huyền sâm, Cát cánh, mỗi vị 12 g, Trần bì 10 g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Bình vôi là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai
Từ khóa » Củ Bình Vôi Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì
-
Củ Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Công Dụng, Cách Sử Dụng Củ Bình Vôi - Vị Thuốc Quý Của Người Việt
-
Củ Bình Vôi - Vị Thuốc Cổ Phương Hỗ Trợ Khắc Phục Viêm Loét Dạ Dày ...
-
Cây Bình Vôi Chữa Mất Ngủ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Bình Vôi | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Củ Bình Vôi Chữa Gút Có Hiệu Quả Không? Chuyên Gia Giải đáp
-
Củ Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng để Không Bị Ngộ độc - Eva
-
Củ Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Bất Ngờ Với Khả Năng Trị Mất Ngủ
-
Cây Bình Vôi - Vị Thuốc Quý Của Người Việt
-
Cây Bình Vôi: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả
-
Củ Bình Vôi: Tác Dụng Và 7 Bài Thuốc Trị Bệnh Hay Từ Dược Liệu
-
Cây Bình Vôi: Tác Dụng Dược Lý & Bài Thuốc Trị Bệnh
-
Củ Bình Vôi Vị Thuốc Quý An Thần, điều Trị Bệnh Mất Ngủ
-
Củ Bình Vôi: Hình ảnh, Nhận Biết, Tác Dụng Chữa Bệnh Mất Ngủ Thần Kỳ.