Củ Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng để Không Bị Ngộ độc - Eva
Có thể bạn quan tâm
Củ bình vôi là gì? Đặc điểm, công dụng
Củ bình vôi có tên khoa học là Stephania Glabra hay còn được gọi là củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên. Đây là một dược liệu dân gian lâu đời hay có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y nổi tiếng. Cây bình vôi thuộc giống dây leo, chỉ có một phần nhỏ thân tiếp xúc dưới mặt đất. Phần củ ở dưới phình to, có hình dạng như bình đựng vôi.
Củ bình vôi có vỏ ngoài màu nâu đen, có kích thước rất to, có vị đắng pha một chút ngọt. Quả khi chín có màu đỏ, hình cầu, hạt của quả có dạng móng ngựa. Củ bình vôi được sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày, bệnh về thần kinh, chữa mất ngủ,... Củ bình vôi được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía bắc, như Hòa Bình, Lai Châu, Ninh Bình,..
Một vài hình ảnh của củ bình vôi sau đây mà bạn nên biết:
Hình ảnh của củ bình vôi
6 tác dụng của củ bình vôi đối với sức khỏe
1. Chữa chứng mất ngủ kéo dài
Theo như nhiều nghiên cứu khoa học, hoạt chất cepharanthin trong củ bình vôi có tác dụng điều hòa hệ tuần hoàn của cơ thể. Ngoài ra nó còn giúp cơ thể kích thích sản sinh các chất có lợi cho người hay bị mất ngủ. Từ đó chứng bệnh sẽ được cải thiện tốt hơn, sức khỏe cũng dần được cải thiện.
Thông thường người ta hay sử dụng rượu pha từ củ bình vôi để uống chữa chứng mất ngủ kéo dài. Hoặc là có thể tán nhỏ củ bình vôi thành bột để pha với nước uống cũng mang tác dụng tương tự.
2. Tác dụng an thần
Trong củ bình vôi có chứa một lượng lớn hoạt chất có tên là L – tetrahydropalmatin. Đây là một chất có tác dụng an thần mạnh và được ứng dụng cực kỳ rộng rãi trong y học hiện đại ngày nay. Ngoài ra chất này còn giúp duy trì giấc ngủ ổn định, điều hòa huyết áp, cải thiện hệ thần kinh trung ương….
3. Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa
Tác dụng của củ bình vôi trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa là cực kỳ hữu ích và được nhiều người tin dùng. Tuy vậy dược tính trong củ bình vôi là khá cao cho nên cần tránh lạm dụng kẻo sẽ gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Chất rotundin có trong củ bình vôi có khả năng trấn kinh rõ rệt trên nhu động của đại tràng. Từ đó tình trạng rối loạn tiêu hóa bạn đang gặp phải sẽ được cải thiện tốt hơn.
4. Điều trị bệnh gout
Hoạt chất L – tetrahydropalmatin ngoài việc có tác dụng an thần, nó còn được chứng minh là có khả năng làm thuyên giảm tình trạng bệnh gout hiện tại đang mắc phải. Hãy lấy củ bình vôi đã rửa sạch, cạo vỏ, thái thành từng lát mỏng. Sau đó mang đi phơi khô rồi tán nhuyễn thành bột. Mỗi lần muốn sử dụng thì bạn chỉ cần lấy ít bột từ củ bình vôi đem hãm với nước sôi để uống hàng ngày là được.
5. Hỗ trợ điều trị huyết áp cao
Cả 2 hoạt chất rotundin và L – tetrahydropalmatin trong củ bình vôi đều có tác dụng tốt trong việc an thần, điều hòa hệ thần kinh, giảm căng thẳng và hạ huyết áp xuống mức ổn định. Vậy nên người bị huyết áp cao có thể sử dụng củ bình vôi để giúp hệ tim mạch luôn khỏe mạnh, tránh bị cao huyết áp làm phiền.
6. Chữa trị các chứng bệnh về phế quản
Tùy từng loại củ bình vôi mà hàm lượng chất rotundin trong đó khác nhau. Rotundin là chất ít độc với cơ thể, có tác dụng an thần, giảm căng thẳng tốt. Ngoài ra nó còn hỗ trợ điều trị chứng hen suyễn, viêm phế quản, ho,.. cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể sử dụng rượu thuốc từ củ bình vôi hoặc dùng bột từ củ để pha với nước uống hàng ngày.
Cách sử dụng củ bình vôi
Củ bình vôi ngâm rượu: Đây là loại rượu thuốc được nhiều người pha chế để chữa các chứng bệnh mất ngủ, hen suyễn, huyết áp. Củ bình vôi cạo vỏ rửa sạch, thái mỏng rồi đem ngâm với rượu gạo 10% trong vòng 3 tháng. Mỗi lần uống thì chỉ lấy 5-15ml là đủ, sử dụng hàng ngày.
Bột từ củ bình vôi: Ngoài việc ngâm rượu, bạn có thể tán nhuyễn củ bình vôi thành bột để sử dụng với nước uống hàng ngày. Củ bình vôi được cạo vỏ rửa sạch, sau đó đem phơi khô rồi thái nhỏ, tán nhuyễn thành bột. Bảo quản bột trong lọ thủy tinh tránh ánh sáng trực tiếp. Mỗi lần sử dụng lấy từ 3 đến 6g pha với nước uống là được.
Lưu ý sử dụng tránh ngộ độc củ bình vôi
Củ bình vôi có chứa một ancaloit tên là Rotundin có độc tố nhẹ, nhưng nếu lạm dụng củ bình vôi để chữa bệnh có thể khiến cơ thể bị ngộ độc và gặp nhiều tác dụng phụ.
Ngoài ra, một ancaloit khác của củ bình vôi là roemerin có khả năng làm tê liệt niêm mạc và giảm nhịp tim. Vậy nên sử dụng củ bình vôi cần đúng cách và hết sức thận trọng.
Không sử dụng củ bình vôi cho phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Củ bình vôi đến nay không có nhiều tác dụng phụ nguy hại đến cơ thể, vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mỗi ngày.
10 tác dụng của củ sả với sức khỏe và làm đẹp Củ sả hay cây sả nói chung đều mang lại tác dụng to lớn đối với sức khỏe con người. Ngoài việc được sử dụng trong chế biến món ăn, củ sả còn được dùng... Bấm xem >>Từ khóa » Củ Bình Vôi Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì
-
Củ Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Công Dụng, Cách Sử Dụng Củ Bình Vôi - Vị Thuốc Quý Của Người Việt
-
Củ Bình Vôi - Vị Thuốc Cổ Phương Hỗ Trợ Khắc Phục Viêm Loét Dạ Dày ...
-
Cây Bình Vôi Chữa Mất Ngủ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Bình Vôi | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Củ Bình Vôi Chữa Gút Có Hiệu Quả Không? Chuyên Gia Giải đáp
-
Cây Bình Vôi: Chìa Khóa Vàng Chữa Mất Ngủ Quen Thuộc
-
Củ Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Bất Ngờ Với Khả Năng Trị Mất Ngủ
-
Cây Bình Vôi - Vị Thuốc Quý Của Người Việt
-
Cây Bình Vôi: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả
-
Củ Bình Vôi: Tác Dụng Và 7 Bài Thuốc Trị Bệnh Hay Từ Dược Liệu
-
Cây Bình Vôi: Tác Dụng Dược Lý & Bài Thuốc Trị Bệnh
-
Củ Bình Vôi Vị Thuốc Quý An Thần, điều Trị Bệnh Mất Ngủ
-
Củ Bình Vôi: Hình ảnh, Nhận Biết, Tác Dụng Chữa Bệnh Mất Ngủ Thần Kỳ.