Cây Bòn Bon - Nhà Vườn Ngọc Lâm
Có thể bạn quan tâm
Cây Bòn Bon là loại cây ăn quả được nhiều người yêu thích vì vị chua ngọt ngọt, lại rất tốt cho sức khỏe và có giá trị kinh tế lâu bền. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cây giống Bòn Bon, đặc biệt là giống Bòn Bon Thái Lan và Bòn Bon đỏ đang được rất nhiều người lựa chọn do sản lượng cao mà vị lại ngọt mát. Cùng nhà vườn Ngọc Lâm tìm hiểu về cây bòn bon này trong bài viết dưới đây nhé!
- Thông tin và đặc điểm cây Bòn Bon
- Đặc điểm quả bòn bon
- Công dụng quả Bòn Bon mang lại
- Kỹ thuật trồng cây Bòn Bon
- Tiêu chuẩn lựa chọn giống cây
- Đất trồng và mật độ
- Thời vụ trồng thích hợp
- Cách trồng cây Bòn Bon
- Kỹ thuật chăm sóc cây Bòn Bon hiệu quả
- Tưới nước
- Bón phân
- Làm cỏ và cắt tỉa cành
- Các bệnh và cách phòng bệnh
- Thu hoạch
- Một số thông tin bổ sung
- Mua cây Bòn Bon ở đâu?
- Cây Bòn Bon trồng bao lâu có trái?
- Cây Bòn Bon trồng ở đâu?
Thông tin và đặc điểm cây Bòn Bon
Cây Bòn Bon là giống cây ăn quả nhiệt đới lâu năm và có giá trị kinh tế cao và lâu dài. Cây bòn bon nguồn gốc từ bán đảo Malaysia và dần trở nên phổ biến ở Đông Nam Á và Nam Á (Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,…) Hiện nay đã có giống cây Bòn Bon Thái Lan và cây Bòn Bon đỏ cho sản lượng trái cao mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng. Ở Việt Nam, Bòn Bon được trồng nhiều ở miền Nam, đặc biệt Bòn Bon Cái Mơn nổi tiếng vì quả thơm và có vị ngọt rất riêng.
Cây Bòn Bon (tên gọi theo tiếng miền Nam) còn gọi là cây dâu da đất (tiếng miền Bắc), cây Bòn Bon (theo phương ngữ Quảng Nam), đây là loại cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ thầu dầu (cùng họ cây dâu da xanh), có tên khoa học là Lansium Domesticum.
Cây thường ra hoa vào tháng giêng, kết trái vào tháng 3 và chín từ tháng 7 – tháng 9 hàng năm, nếu trời nóng thì thời gian kết trái sẽ dài hơn có thể đến tháng 10. Bòn Bon thường được ăn dưới dạng hoa quả tươi, nhưng cũng được sấy khô hoặc đóng hộp khi vào vụ thu hoạch rộ.
Đặc điểm quả bòn bon
Cây Bòn Bon khi ra quả kết thành chùm ở thân và ở cành to. Cần lưu ý rằng thời gian ban đầu trồng cây cần có bóng râm che cho cây để cây có điều kiện sống và sinh trưởng tốt nhất cho cây.
Cây thân gỗ cứng và mọc thẳng, độ cao trung bình từ 10 – 15m, lá mọc kép đối xứng, hình như chiếc long chim với phiến lá to và dày, lá khá cứng, không có lông, dài khoảng 8 – 15 cm. Thân cây có vỏ màu nâu đỏ hay vàng nâu.
Hoa mọc ra từ thân và cành lớn, thành chuỗi dài, hoa có màu trắng hoặc vàng nhạt. Hoa Bòn Bon là hoa lưỡng tính, có thể tự thụ phấn mà không cần cây khác nên độ thuần chủng của cây rất cao khi được trồng bằng hạt.
Quả gần như có hình tròn, mọc thành chùm dài, mỗi chùm có từ 4 – 30 quả, mỗi quả có đường kính khoảng 5cm, vỏ mềm khi chín có màu vàng, nếu quả chín tự nhiên thì phía dưới mỗi quả sẽ có chấm đen như lỗ kim, còn chín ép thì vỏ màu vàng rất mượt, không có lỗ kim.
Ruột Bòn Bon màu trắng đục hoặc gần như trong suốt. Mỗi quả chia thành 5 – 6 múi, múi mọng nước, mỗi múi có 1 hạt. Vị Bòn Bon hơi chua mang theo vị ngọt, càng chín thì càng ngọt hơn, có mùi thơm đặc trưng nên giá bán khá cao. Các múi được ngăn cách với nhau bằng 1 vách màng mỏng, hạt Bòn Bon rất đắng, khó tách khỏi ruột.
Nếu trồng cây Bòn Bon từ hạt, thì thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch sẽ rất lâu (khoảng 10 – 15 năm) nên hiện nay người ta thường nhân giống hoặc trồng mới bằng những cách khác nhanh hơn, và cho thời gian kết quả sớm hơn như giâm, chiết hoặc ghép. Cây ghép có thể cho thu hoạch sau 2 – 3 năm tính từ lúc trồng.
Công dụng quả Bòn Bon mang lại
Quả Bòn Bon chứa nhiều đường, chất xơ, vitamin A, B1, B2, B3, C, và các khoáng chất khác. Nên quả Bòn Bon có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe đặc biệt là giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch… nhưng nó cũng chứa lượng đường khá cao nên người bị tiểu đường không nên dùng nhiều.
Ngoài phần ruột ăn được thì các bộ phận của cây Bòn Bon đều được dùng làm thuốc. Như vỏ và hạt làm thuốc hạ sốt, tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột, ký sinh trùng sốt rét, tiêu chảy, kiết lỵ,…..
Vỏ Bòn Bon phơi khô và đốt lên có tác dụng đuổi muỗi, côn trùng có hại. Bôi lên da có thể làm dịu các vết do bò cạp hoặc côn trùng cắn do có tác dụng kháng khuẩn. Trong lá cây thì có chứa hợp chất có tác dụng ức chế các khối u ở da.
Ngoài những tác dụng rất tuyệt vời với sức khỏe trên thì trong những năm gần đây Bòn Bon còn được trồng như cây cảnh trong nhà hay cây tạo bóng mát trong khu đô thị, trong công viên.
Kỹ thuật trồng cây Bòn Bon
Cây Bòn Bon không có yêu cầu quá cao về chất đất, và có thể trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau từ giâm, chiết cành hay trồng bằng cây non mua sẵn do các nhà vườn, cửa hàng cây giống cung cấp. Trong những phương pháp trồng này, mua cây giống tại vườn ươm sẽ là giải pháp tối ưu nhất.
Nhưng Bòn Bon là loại cây ưa râm mát nên trong 2 – 3 năm đầu cần phải có bóng râm cho bòn bon. Cây cho bóng mát phù hợp nhất là cây chuối hoặc cây vông hoặc có thể trồng xen với các loại cây ăn quả khác ưa sáng, thân cao như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,…
Mặt khác, khi trồng cây Bòn Bon nên chú ý dọn cỏ sạch dưới gốc cây (bán kính 1m quanh gốc cây) để tránh cây bị cỏ dại chiếm dưỡng chất, có thể phủ thân, lá chuối lên gốc cây để giữ ẩm trong mùa nắng.
Nếu bạn muốn trồng cây Bòn Bon từ hạt thì nên chọn những quả to tròn và đẹp mắt, để quả chín hoàn toàn rồi mới hái từ trên cây xuống. Bỏ vỏ lấy hạt, đem ủ ở nơi có độ ẩm cao, không có ánh sáng, nhiệt độ phù hợp trong khoảng 2 đêm, rồi dùng nước loại bỏ sạch cơm bòn bon, ủ vào chậu cát ẩm trong khoảng 20 – 30 ngày thì hạt sẽ nảy mầm. Đến lúc này bạn có thể trồng ở luống cây, trong chậu hoặc cho vào túi bầu ươm cây. Chăm sóc, tưới, bón phân đầy đủ và đúng kỹ thuật trong khoảng 1-2 năm thì có thể đem ra trồng.
Tiêu chuẩn lựa chọn giống cây
Cây giống chính là khâu đầu tiên, cũng là khâu quan trọng nhất quyết định sự phát triển sau này của cây và chất lượng của quả sau thu hoạch, nên cần chọn nhà vườn uy tín cung cấp giống để cây non có thể sinh trưởng và phát triển tốt, cho trái đạt chất lượng và năng suất cao.
Cây giống cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chí sau:
- Cây giống cần chọn cây thân thẳng, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cành lá sum suê, không sâu bệnh và không cụt ngọn.
- Cây ra hoa và đậu quả hàng năm, quả to, mọng nước, không bị nứt vỏ, có vị ngọt nhiều, cho ra quả chính vụ, không được ra quả cách năm.
Đất trồng và mật độ
Cây Bòn Bon không có yêu cầu quá khắt khe về chất đất. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nhất là đất sâu, có thể thoát nước dễ dàng, đất nhiều mùn. Quan trọng là phải thoát nước tốt, cây không ưa sáng nhưng cũng không chịu được ngập úng.
Cây Bòn Bon là cây lâu năm, tán cây phát triển rất rộng do vậy khi trồng mỗi cây và mỗi hàng thường cách nhau 6 – 7m là phù hợp nhất để cây có không gian phát triển. Nếu trồng xen canh với cây ăn quả khác như sầu riêng, chôm chôm thì nên để cách nhau khoảng 10m theo khoảng cách trồng sầu riêng, chôm chôm.
Thời vụ trồng thích hợp
Thời vụ trồng thích hợp là mùa xuân khi thời tiết không quá nắng nóng, cũng không quá nhiều mưa, là điều kiện khí hậu phù hợp để bắt đầu trồng cây giống.
Hiện nay, để rút ngắn thời gian chờ thu hoạch, các nhà vườn thường nhân giống bằng cách chiết, ghép cành. Sau khi ghép cành khoảng 2 tháng sẽ ra rễ, sau khi ra rễ nên để cành chiết trên cây khoảng 5 – 6 tháng mới cắt ra mang trồng, như vậy mới đảm bảo cành sống và phát triển tốt nhất.
Như vậy, thời gian chuẩn bị cho một cây giống vào khoảng 7 – 8 tháng, nếu bạn muốn tự thực hiện chiết cành thì nên tính toán thời gian cho phù hợp để không bị chậm thời gian trồng cây non.
Cách trồng cây Bòn Bon
Khi trồng cây, mỗi hố trồng cây nên đào thành hình vuông, kích thước khoảng 60x60x75 cm, mỗi hố cách nhau 6 – 7m. Sau khi đào hố nên bón phân lót cho mỗi hố khoảng 5kg phân chuồng đã ủ hoặc phân hữu cơ. Bạn cũng có thể trộn phân chuồng đã ủ hoai với phân lân NPK (khoảng 0.5kg – 1kg) sau đó tưới nước cho hỗn hợp đất và phân phân hủy nhanh, ủ trong hố từ 20 – 30 ngày thì có thể trồng cây giống xuống.
Cây Bòn Bon là cây ưa râm mát nên rất cần bóng râm, khi mới trồng bạn cần trồng 1 số loại cây để che mát cho cây con, có thể trồng cây chuối để lấy bóng râm cho cây Bòn Bon, lưu ý không nên để cây đẻ quá nhiều nhánh con, mỗi góc tầm 2 – 3 cây là vừa.
Khi trồng bạn cần tháo bỏ nilong ra khỏi bầu cây, đặt cây đứng thẳng ở giữa hố, căn vị trí sao cho mặt bầu cây cao hơn mặt bờ 4 – 5cm, lấp đất xung quanh gốc. Sau đó phủ lên mặt bầu cây 1 lớp đất mỏng, cắm cọc chống để cây không bị đổ sau khi trồng và dùng cỏ hoặc lá chuối, thân chuối khô lên trên và tưới nước để giữ ẩm cho cây. Sau khi trồng 1 tháng có thể tháo bỏ dây băng ở mối ghép. Nên trồng ở nơi dễ tưới nước khi hạn và tháo nước khi bị ngập úng.
Kỹ thuật chăm sóc cây Bòn Bon hiệu quả
Cây Bòn Bon rất dễ chăm sóc, chỉ cần thường xuyên làm cỏ sạch quanh gốc cây, trong 2 – 3 năm đầu sau khi trồng cần thiết phải có bóng râm cho cây con.
Đối với cây mới trồng hãy ủ gốc cây bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc lá chuối, đặc biệt không bơm thuốc diệt cỏ cho cây. Trong năm đầu tiên hãy cắt cành ngọn cho cây để thân cây được chắc khỏe hơn.
Khi cây chưa ra quả, mỗi năm 3 lần bón phân NPK, mỗi lần 400 – 500gr. Khi cây bắt đầu ra quả thì tăng lên thêm 500gr. Sau đó mỗi năm bón khoảng 4kg/ 1 năm chia làm 2 lần, một lần trước khi ra hoa và 1 lần sau khi kết quả.
Tưới nước
Cây Bòn Bon là loại cây ăn trái ưa ẩm ướt, nếu trời hạn hán kéo dài bạn nên thường xuyên tưới nước đảm bảo độ ẩm cho cây và tạo bóng râm làm mát cho cây. Nhưng không thể tưới quá nhiều vì cây cũng dễ chết khi bị úng nước ở gốc, vì vậy cần phải theo dõi và điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp với từng mùa hoặc từng vùng khí hậu.
Bón phân
Cây Bòn Bon là cây lâu năm, chậm lớn, cho thu hoạch trái muộn, việc chăm sóc tốt và bón phân đều đặn, đầy đủ sẽ giúp cây ra trái sớm từ 1 – 2 năm. Hãy điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp với tình hình của cây và độ phì của đất, nên bón phân hữu cơ là tốt nhất, bón vòng theo tán cây. Ban đầu bón ít, sau đó tăng dần theo độ lớn của cây hoặc cây ra nhiều quả thì cần bỏ thêm phân bón.
Làm cỏ và cắt tỉa cành
Cây Bòn Bon không cần tỉa cành, tạo tán nhiều, khi có cành bị chết hoặc sâu bệnh thì cần cắt đi để tránh bị lây lan hoặc che mất gốc cây, luôn giữ gốc cây thông thoáng là không bị cành nhỏ che là được. Trong năm đầu, nên cắt tỉa ngọn cây vài ba lần cho cành khung chắc khỏe lên.
Cần thường xuyên làm sạch cỏ dại để tránh cỏ dại tranh chất dinh dưỡng với cây. Làm cỏ quanh gốc cách 1m 2 lần/ 1 năm khi cây còn nhỏ, ủ gốc bằng rơm khô, cỏ khô để giữ độ ẩm, không dùng thuốc trừ cỏ phun cho cây.
Các bệnh và cách phòng bệnh
Cây Bòn Bon ít sâu bệnh nhưng cần lưu ý những bệnh như: bệnh thối quả, đốm rong, địa y, bệnh thán thư hoặc một số loại côn trùng gây hại như nhện đỏ, rệp sáp, sâu ăn lá, sâu đục vỏ,… thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.
Bệnh thối quả: thường gây hại trong quá trình quả non đến khi Bòn Bon chín, do nấm Phytophthora Palmivora gây ra, bệnh làm thối quả hàng loạt, lây lan nhanh, làm giảm chất lượng sản phẩm. Để trị bệnh cần vệ sinh vườn tược thông thoáng, thu gom và tiêu hủy các quả đã bị bệnh, sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất Metalaxyl, Fosetyl Aluminium,… phun khi bệnh mới bắt đầu. Nếu cần phun khi quả đã to thì cần đảm bảo thời gian ngừng thuốc trước khi thu hoạch trái.
Bệnh đốm rong và địa y: thường phát triển trên thân và cành cây Bòn Bon, gây hại ở thân, cành, lá, do một loại tảo có tên là Cephaleuros Virescenns gây ra. Bệnh làm cây khó quang hợp do bị 1 lớp rêu che ngoài bề mặt, khiến cây còi cọc, khó lớn, làm nứt vỏ, khô vỏ. Để điều trị có thể quét hoặc phun thuốc gốc Đồng (Coc 85, Kocide, Champion, Norshield,…) lên vị trí bị bệnh, để phòng bệnh thì đầu và cuối mùa mưa có thể quét vôi lên thân cây.
Bệnh thán thư: bệnh này do nấm Colletotrichum SP và thường xuất hiện trong mùa mưa, nhất là khi trời nóng ẩm và mưa nhiều bệnh sẽ phát triển mạnh hơn. Thán thư gây hại chủ yếu là trên lá (tạo thành những đốm cháy tròn, màu nâu ở mép hoặc giữa lá), hoa (bệnh sẽ xâm nhập vào cuống hoa sau đó tấn công lên cánh hoa làm hoa chuyển màu nâu, khô và rụng) và quả (ban đầu nấm sẽ tạo thành những đốm màu nâu đen nhỏ, sau đó lan ra cả quả làm quả bị thối, khô và rụng).
Để trị bệnh thán thư bạn cần thường xuyên vệ sinh vườn, không trồng cây quá dày. Đồng thời khi cây ra hoa, ra quả non cần thường xuyên để ý để phát hiện bệnh sớm nhất. Khi phát hiện bệnh cần sử dụng thuốc Antracol, Mancozeb, Daconil,….. Tuy nhiên, trước khi phun thuốc cần để ý thời gian thu hoạch để dư lượng thuốc trong quả không ảnh hưởng đến người dùng.
Sâu ăn lá: thường xuất hiện trong mùa mưa, hay ăn lá non và ngọn khiến cây khó phát triển, ra hoa, kết quả, thường ở sâu trong các cành lá nên khó phát hiện, khi phát hiện có sâu ăn có thể áp dụng các biện pháp thủ công hoặc sinh học để tiêu diệt sâu, nhộng, ấu trùng như sử dụng dầu khoáng SK EnPray 99 hoặc chế phẩm sinh học nấm xanh, thuốc vi sinh BT,… khi phun thuốc cần phun thật kỹ trên các cành lá vì chúng thường ẩn nấp rất sâu.
Sâu đục vỏ: đây là loài gây hại trầm trọng nhất trên cây Bòn Bon, đây là loài bướm nhỏ, màu xanh lục đậm, đẻ trứng vào ban đêm lên chỗ vỏ cứng nứt ra trên thân cây. Sâu non khi nở ra không đục thân cây mà chúng ăn luồn dưới lớp vỏ cứng làm cho vỏ bị bong ra, để lộ lớp vỏ non bên trong, tạo điều kiện cho nấm bệnh xuất hiện gây hại cho cây.
Khi cây đến tuổi cho trái, cũng là khi sâu đục vỏ phát triển, do có lớp vỏ dày bên ngoài thân đủ che chở nên khó phát hiện. Sâu này làm cây còi cọc phát triển kém, chậm ra ngọn mới, nếu bị sâu tấn công vào mùa ra hoa kết trái thì cây sẽ ra ít hoa, ít quả, quả phát triển không đủ nên bị nhỏ, không được mọng nước và ngọt. Khi phát hiện sâu đục vỏ, cần lập tức xử lý ngay, để tránh lây lan trên diện rộng, cần lột bỏ phần vỏ có sâu làm tổ, phun thuốc trừ sâu, tập trung phun vào phần thân cây bị sâu bệnh.
Rệp: khi cây bị rệp bạn có thể dùng máy bơm nước có áp suất cao, phun các tia nước mạnh xoáy vào những chỗ bị rệp bám. Với tình trạng cây bị rệp nhiều bạn có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Trebon, Basa, Mipcin….. và bón Vibasu định kỳ. Thường xuyên phát quang, dọn dẹp cỏ dại nhất là những dây leo xung quanh vườn để tránh tạo điều kiện cho côn trùng gây hại xuất hiện, không trồng cây với mật độ quá dày. Thường xuyên kiểm tra cây, nhất là giai đoạn ra hoa, trái non để kịp thời phát hiện và xử lý khi bị sâu bệnh hay rệp.
Thu hoạch
Mùa quả Bòn Bon chín vào tháng 7 – 9 sau khi ra hoa khoảng 3 tháng. Bạn cần lưu ý là không nên thu hoạch Bòn Bon sau khi mưa, không thu hoạch quả còn xanh, chỉ cắt những chùm đã chín, và cắt từng chùm chứ không bứt từng quả.
Quả Bòn Bon rất dễ bị xây xát làm quả thâm đen trong quá trình cắt và vận chuyển. Vậy nên khi thu hoạch cần hết sức cẩn thận để giữ được quả tươi, ngon và đẹp.
Một số thông tin bổ sung
Mua cây Bòn Bon ở đâu?
Bạn muốn lựa chọn những cây giống Bòn Bon tốt thì hãy đến với Nhà vườn Ngọc Lâm hoặc liên hệ qua số Hotline 0968.750.386. Đến với chúng tôi bạn không chỉ chọn được cây giống tốt nhất mà còn được chia sẻ những kinh nghiệm mới nhất khi trồng và chăm sóc cây Bòn Bon với giá cả và chất lượng tốt nhất.
Cây Bòn Bon trồng bao lâu có trái?
Cây Bòn Bon được coi là một trong những loại cây ăn quả phát triển chậm nhất khi ươm trồng từ hạt, phải 10 – 15 năm mới ra hoa và kết quả.
Cây Bòn Bon thường được nhân giống bằng cách chiết hoặc ghép (phổ biến nhất). Cây giống Bòn Bon nhân giống vô tính có thể cho trái sau 2 – 3 năm tính từ lúc trồng.
Cây Bòn Bon trồng ở đâu?
Nhiệt phù hợp để cây Bòn Bon phát triển tốt nhất là 27 độ C và ít có sự dao động, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng, lượng mưa phải trên 100mm. Nhưng hiện tại, cây đã có thể trồng ở miền Bắc vô cùng dễ dàng và thích hợp nhờ công nghệ phát triển giống cũng như những máy móc giúp đỡ trong khi trồng và chăm sóc.
Đây là loại cây ưa mát, không chịu được lạnh, không chịu được úng ngập, thích hợp trồng ở nơi không có ánh sáng chói chang, không có gió mạnh, nhất là khi ra hoa, kết quả vậy nên trước khi quyết định trồng loại cây này, bạn nên quan sát và chọn được nơi trồng lý tưởng, phù hợp với yêu cầu địa lý cũng như khí hậu với cây Bòn Bon.
Trên đây là những thông tin về cây ăn quả Bòn Bon. Hy vọng rằng bài viết này sẽ đem tới cho bạn sẽ có được những thông tin cụ thể nhất về loài cây này. Nếu bạn muốn trồng loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đừng bỏ qua cây Bòn Bon Thái Lan nhé.
Từ khóa » Giới Thiệu Về Cây Bòn Bon
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Cây Bòn Bon - Canh Điền
-
Cây Bòn Bon - Cây Hoa Cảnh
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Cây Bòn Bon - Dolatrees
-
Cây Giống Bòn Bon Thái Ghép Năng Suất Cao Nhanh Thu Trái
-
Cây Bòn Bon
-
Bòn Bon – Wikipedia Tiếng Việt
-
BÒN BON THÁI - CÂY ĂN TRÁI
-
Giống Cây Bòn Bon Thái | Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp 1
-
Cây Bòn Bon Thái Lan - Máy Nông Nghiệp Xanh
-
Cây Bòn Bon Thái - Cây Cảnh Hải Đăng
-
Cây Bòn Bon - 097.868.7171 - Kỹ Thuật Trồng Cây đạt Năng Xuất Cao
-
Vì Sao Cây Bòn Bon được Chọn Khắc Trên Nhân đỉnh?
-
Những điều Lưu ý Khi Trồng Cây Bòn Bon