Những Thông Tin Cần Biết Về Cây Bòn Bon - Canh Điền

Bòn bon là loại cây ăn quả, được coi như một giống quả đặc sản của vùng núi với những trái tròn mọng nước và rất ngọt. Cây không chỉ đẹp, cho quả ngon mà còn có giá trị sử dụng trong cuộc sống khá đa dạng. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Bòn bon II. Đặc điểm của cây Bòn bon II. Tác dụng của cây Bòn bon IV. Cách trồng và chăm sóc cây Bòn bon

I. Giới thiệu về cây Bòn bon

Tên thường gọi:Cây bòn bon
Tên gọi khác:Cây dâu da đất, dâu da xoan, du da
Tên khoa học:Baccaurea sapida
Họ thực vật:Thuộc họ Thầu dầu hay họ Ba mãnh vỏ (Euphobiaceae)
Nguồn gốc xuất xứ:Cây có nguồn gốc từ miền núi của các quốc gia Châu Á
Thời gian nở hoa:Cây ra hoa vào tháng giêng
Màu sắc của hoa:Màu trắng hoặc vàng nhạt
Cây bòn bon
Cây bòn bon có nguồn gốc từ miền núi của các quốc gia Châu Á

II. Đặc điểm của cây Bòn bon

  • Hình dáng bên ngoài: Bòn bon là giống cây có thân gỗ, vỏ thân có màu vàng nâu hoặc nâu đỏ. Thân mọc thẳng đứng.
  • Kích thước: Chiều cao trung bình của cây bòn bon có thể lên đến 15 – 20m.
  • Lá: Cây bòn bon cho lá kép từ 5 – 7 lá thon dài khoảng 8 – 13cm. Lá khá cứng mang hình lông chim và không có lông.
  • Hoa: Cây bòn bon có hoa nhỏ, mọc ở đầu nhánh thành từng chùm. Hoa của cây có 5 lá đài mang màu vàng nhạt hoặc trắng. Hoa đực và hoa cái của cây bòn bon riêng biệt.
  • Quả: Quả bòn bon có dáng hơi tròn, lớp vỏ bên ngoài mịn, có nhựa dính và thường có màu vàng nhạt. Quả bòn bon thường mọc theo chùm khoảng 4 – 30 quả với nhau. Bên trong mỗi quả có các múi chứa nhiều nước, ăn có vị chua ngọt rất ngon và giữa các múi thúi được ngăn cách bởi một vách ngăn mỏng. Khác với những quả khác, khi ăn quả bòn bon cần phải bóc vỏ từ dưới lên mới dễ hơn là bóc từ phần cuống xuống.
  • Hạt: Bên trong các múi thịt thường sẽ chứa các hạt có màu xanh lục ở trong. Nếu không may cắn phải thì sẽ thấy vị rất đắng. Hạt của quả bòn bon rất khó tách ra, nên nếu là hạt nhỏ, người ta thường nuốt luôn, và chúng không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe bởi đó chính là một vị thuốc.

II. Tác dụng của cây Bòn bon

1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh:

Với dáng cây cao, chắc khỏe, người ta thường chọn trồng cây bòn bon ở các khu đô thị, công viên, hay trồng ở sân vườn biệt thự,… để làm cây bóng mát, tạo vẻ đẹp cảnh quan, cũng vừa giúp cho môi trường, không khí thêm trong lành, mát mẻ.

2. Tác dụng chữa bệnh:

Ngoài tác dụng làm cảnh, cây bòn bon còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh

Người ta có thể phơi khô vỏ quả bòn bon, sau đó dùng để đốt lấy khói đuổi muỗi, hay làm thành nhang, khi đốt có mùi thơm dùng để xông cho người bệnh.

Ngoài ra, cũng có thể phơi khô hạt, sau đó tán mịn thành bột để chữa nóng sốt, sán lãi. Hay chữa sưng mắt, tiêu chảy, kiết lị khi dùng lá cây và vỏ thân nấu nước.

Không những vậy, quả và vỏ thân của cây bòn bon còn có chất chống lại ký sinh trùng gây ra bệnh sốt rét.

Tìm hiểu về cây bòn bon
Ngoài tác dụng làm cảnh, cây bòn bon còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh

3. Tác dụng khác:

Hiện nay, quả bòn bon đã không còn lạ đối với chúng ta, chúng được bán rất nhiều ngoài chợ như một loại đặc sản và được dùng để ăn tươi trực tiếp.

Quả bòn bon còn có loại mang vỏ ngoài có màu đỏ đẹp mắt nên nhiều gia đình thường chọn mua về để bày ban thờ để cúng.

Người ta cũng có thể dùng thân cây bòn bon để làm đồ gia dụng hay cột nhà do có độ cứng tốt, thớ thịt dai, bền, mình và có màu nâu nhạt khá đẹp mắt.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Bòn bon

1. Cách trồng cây

  • Nhân giống và khoảng cách trồng cây bòn bon:

Với cây bòn bon, có thể nhân giống từ hạt hay bằng phương pháp vô tính như: ghép mắt, ghép cành lên gốc ghép được ươm từ hạt.

Khi trồng cây bòn bon thì khoảng cách thích hợp giữa các cây là 6m x 6m, nếu nơi trồng có đất dồi dào và rộng thì có thể kéo dài khoảng cách ra hơn một chút để cây có không gian phát triển tốt hơn. Có thể trồng cây bòn bon xen với các loại cây ăn quả khác như chôm chôm, sầu riêng để tăng thêm năng suất và thu nhập.

  • Chuẩn bị hố trồng:

Khi chuẩn bị hố trồng cây bòn bon, cần chú ý kích cỡ thích hợp của hố là 60cm x 60cm với độ sâu khoảng 75cm. Nên để riêng lớp đất từ trên bề mặt đến độ sâu 35cm ra một chỗ và lớp đất đào ở phía dưới sang một chỗ khác.

Sau khi đào xong sẽ cần bón hỗn hợp phân với tỉ lệ: 10kg phân hữu cơ/phân chuồng hoai mục + 200 – 300g Super lân cùng với đất cho đầy từng hố cây một. Có thể dùng thêm đất ở gần đó nếu lượng đất đào trước đó không đủ để lấp kín hố.

Tiếp đó cần tưới đẫm nước lên hố. Nếu trồng cây ở nơi có khả năng thoát nước tốt thì chỉ cần lấp đất đầy hố là đủ, bởi sau khi tưới nước thì chúng sẽ lún dần xuống và để cách mặt đất tầm 10 – 15cm. Còn ở những nơi mà việc thoát nước diễn ra kém hơn thì phải chú ý lấp đất cao hơn miệng hố khoảng 10 – 15cm, để đất lún xuống sau khi tưới nước xong ở mức thích hợp.

  • Trồng cây:

Trước khi trồng cây, cần đào giữa hố trồng một lỗ nhỏ, sao cho chiều cao của túi đựng cây giống thấp hơn so với lỗ trồng đó từ 2 -3 cm. Tiếp đó cần xịt một số loại thuốc diệt nấm thật cẩn thận theo chỉ dẫn vào hố trồng.

Cần tiến hành rạch bao nilong bọc bên ngoài cây trồng, kiểm tra kỹ càng bộ rễ, nếu phát hiện có rễ bị cong queo, không thẳng thì nên cắt bỏ hết đi, sau đó mới đem cây đặt xuống hố trồng đã chuẩn bị trước đó.

Công việc tiếp theo là lấp đất, rồi dùng tay nén nhẹ đất xung quanh gốc thật chặt. Cần lưu ý, nếu bạn trồng cây bòn bon vào mùa khô thì cần phải làm bồn xung quanh hố trồng để nước có thể ngấm nhiều nhất có thể xuống lòng đất khi tưới cây. Còn khi trồng cây vào thời kỳ có mưa nhiều, phải đảm bảo làm sao rễ không bị ngập úng.

2. Cách chăm sóc cây

  • Tưới nước:

Cây bòn bon là giống cây ưa thích ẩm, yêu cầu nhiều nước, do đó cây sẽ dễ bị chết nếu bị thiếu nước do hạn hán kéo dài. Bởi vậy, cần phải thường xuyên tưới nước, đặc biệt là vào mùa khô và kiểm tra tình trạng cây và đất trồng liên định kỳ.

Ngược lại cũng không nên để cây bị ngâm nước, ngập úng kéo dài, do đó phải có biện pháp thoát nước cho cây thật tốt khi mưa dài ngày diễn ra.

Cây bòn bon ăn quả
Cây bòn bon là giống cây ưa thích ẩm, yêu cầu nhiều nước
  • Bón phân:

Người ta thường bón phân cho cây bòn bon trong 5 năm đầu, giai đoạn cây chưa có quả, là từ 100 – 200g phân NPK16-12-8-11+TE một năm ba lần. Và cứ mỗi năm sau đó sẽ tăng lượng bón lên 50g.

Khoảng sau 10 năm cây bòn bon sẽ bắt đầu cho quả, khi đó người ta sẽ bón thêm phân NPK 12-12-17-9+TE cho cây với định lượng khoảng 150 – 200g. Cũng tăng dần mỗi năm 50g, đến khi lượng phân bón ở mức ổn định 0,5kg NPK 16-12-8-11+TE và 0,5kg 12-12-17-9+TE.

Một năm cần tiến hành bón phân 2 lần lúc cây bắt đầu ra hoa và sau khi cây cho quả, đó là 2 giai đoạn quan trọng cần bổ sung chất dinh dưỡng để cây phát triển cũng hư hồi phục.

  • Làm cỏ, tỉa cành:

Cần trồng cây ở nơi râm mát hoặc phải tạo giàn che cho cây bòn bon trong 2 – 3 năm đầu.

Cũng cần thường xuyên làm cỏ để loại bỏ những cây dại, tránh chúng cạnh tranh dinh dưỡng với cây non. Một năm nên tiến hành làm cỏ hai lần lúc cây còn bé. Kết hợp ủ gốc để giữ ẩm bằng cỏ khô và rơm rạ.

Bên cạnh đó cần tránh phun thuốc trừ cỏ ở dưới tán cây.

Trong năm đầu trồng bòn bon cần đốn tỉa bớt cành nhành, hớt ngọn đôi lần để cây có cành khung chắc khỏe. Những năm sau chỉ cần loại bỏ những cành lá bị sâu bệnh và bỏ cành chiết.

3. Cách phòng trừ sâu bệnh

Đối với những cây lớn như bòn bon thì biện pháp phòng bệnh là chủ yếu. Lúc cây còn bé, bạn có thể phun thuốc trừ sâu, diệt bệnh. Tuy nhiên sau đó vài năm, cây lớn dần và trở nên cao lớn, khi đó việc phun sẽ rất khó khăn.

Bởi vậy cần thường xuyên dọn dẹp, làm sạch cây, vườn trồng, quét dọn rác, cỏ xung quanh gốc cây,… để không tạo môi trường, điều kiện sống của sâu. Vào mùa mưa nên hạn chế tưới tiêu, để tránh độ ẩm tăng cao và ngập úng.

Cây bòn bon thường xuất hiện các sâu bệnh như sâu rầy, sâu đục thân,… nấm bệnh, do đó, cần thường xuyên kiểm tra, quan sát tình trạng cây để kịp thời phát hiện và xử lý bằng cách dùng các thuốc đặc trị như: Decis, Mipcin, Trebon, Aliettre, Ridomil,… và bón Vibasu theo chỉ dẫn của từng loại.

Mùa mưa luôn là giai đoạn mà cây dễ mắc nấm nhất, vì vậy, cũng có thể dùng vôi quét lên các chỗ cây bòn bon bị nấm để diệt trừ.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Giới Thiệu Về Cây Bòn Bon