Cây Cao Su Là Gì? Công Dụng Của Mủ Cao Su

Hầu như chúng ta có thể thấy, các vật dụng được sản xuất từ cao su xuất hiện bất cứ đâu trong cuộc sống hằng ngày, nào là nệm cao su, vỏ xe, ruột xe, nào là găng tay, giày dép, … Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về cây cao su va nguồn gốc của nó, nên trong bài viết dưới đây mình sẻ chia sẽ về vấn đê này để các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây cao su nhé.

test php

banquyen pngBài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Cây cao su là gì? Đặc điểm của cây cao su

[Cây cao su] là loại cây công nghiệp dài ngày, thân gỗ, tán lá rộng, có thể cao tới 30m, sống được hơn 100 năm và đặc biệt đây là loại cây có giá trị kinh tế cao.

cay cao su jpg

Đây là một loài cây dễ thích nghi với môi trường, cây có thể sinh sống và phát triển trên những vùng đất khó khăn, khô cằn ,… và cũng có thể trồng được trên rất nhiêu loại đất khác nhau như cát pha, đất mịn, đất bazan, …

Cao su là loại cây có một đặc tính rất đặc biệt đó là mỗi năm sẽ rụng lá một lần, thời gian rụng lá khoảng tầm 3 tháng và trong thời gian rụng lá thì không nên thu hoạch mủ cao su.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Cây cao su có mủ (chất lỏng chiết ra từ nhựa cây cao su) máu trắng nằm trong các mạch vỏ cây, mủ cao su được lấy qua những chỗ cắt xoắn vòng trên vỏ cây. Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ trước 7 giờ sáng.

Cây cao su trồng được khoảng 5 đến 6 năm thì người ta sẽ bắt đầu khai thác mủ cao su để chế biến và sản xuất ra các sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người như: các mặt hàng gia dụng, công nghiệp xe hơi, các vật liệu cách điện, vật liệu chống ăn mòn, ngành công nghiệp viễn thông,…

Ngoài ra, cây cao su còn được dùng đễ sản xuất đồ gỗ, gỗ cao su được xem là loại gỗ thân thiện môi trường vì chỉ khai thác khi cây kết thúc chu trình sinh mủ.

Hiện nay, diện tích rừng đang dần được thu hẹp, vì vậy cây cao su là một lựa chọn tốt vừa mang giá trị kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Nó phủ xanh đất trống, chống xói mòn, bảo vệ lớp đất bề mặt, giữ độ ẩm và cản gió cho vùng sinh thái…

Tuy nhiên cao su là loại cây khá độc, mủ cao su có thể ảnh hướng đến người khai thác và làm ô nhiễm nguồn nước. Các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên xây dựng nhà ở gần rừng cao su vì sẽ rất độc hại.

2. Cây cao su bắt nguồn từ đâu?

Cây cao su được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1743 tại miền nam sông Amazon, khu vực Nam Mỹ, tuy nhiên vào năm 1846, cây cao su mới được nhiều người biết đến.

cay cao su bat nguon tu dau 500x327 jpg

Năm 1877, cây cao su lần đầu tiên được người Pháp đưa vào Việt Nam, trải qua hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, ngày nay, ở Việt Nam cây cao su đã khẳng định được vị thế của mình và trở thành một loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao nhất.

Ở Việt Nam, cây cao su được trồng phổ biến trên nhiều tỉnh thành ở các khu vực trên cả nước, tuy nhiên phổ biến nhất là ở khu vực Đông Nam Bộ như khu vực Tây Nguyên hoặc các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Vũng Tàu vì điều kiện khí hậu phù hợp hơn các khu vực khác.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có sản lượng cao su cao trên thế giới.

3. Công dụng của mủ cao su

Cây cao su thật sự mang đến nhiều lợi ích cho con người như lợi ích kinh tế, xã hội, tự nhiên. Vì vây, nhiều người đã lựa chọn cây cao su để phát triển và ngày càng khai thác tốt hơn những lợi ích từ cây cao su.

Ngoài ra, mủ cao su cũng được sử dụng rất nhiều vào các ngành nghề sản xuất hiện nay nhờ có đặc tính đàn hồi, cách điện, chống nước tốt và đặc biệt là độ bền rất cao. Chẳng hạn như:

  • Nhờ có đặc tính đàn hổi tốt nên mủ cao su phù hợp để làm phần giá đỡ cho các máy móc nhằm giảm xóc, giảm rung.
  • Mủ cao su còn có đặc tính chống nước tốt nên được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất những dụng cụ lặn, lớp lót cho bể chứa, ống hóa chất và dược liệu,…
  • Do có tính kháng điện nên cao su cũng được dùng để làm vật liệu cách nhiệt, các dụng cụ điện hay các bộ phận cho bộ đàm, …
  • Mủ cao su còn có tính không thấm khí tương đối nên rất hữu ích trong việc sản xuất nệm cao su, ống khí, bóng, bóng bay, …
  • Được dùng để tạo [nệm cao su]

Tóm lại, mủ cao su là nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm rất cần thiết hiện nay trên thị trường cho nhiều ngành nghề khác nhau như: Cao su ngành xây dựng (Cao su chống va, gờ giảm tốc, cao su phun bi, cao su chặn xe), cao su ngành thủy lợi - thủy điện (phớt cao su, gioăng đệm cao su), cao su ngành công nghiệp (cao su cửa kính, thảm cao su, cao su khắc dấu, cao su chịu nhiệt), cao su ngành Y tế (nút cao su), ...

Ngoài ra, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ rất lớn khi hết khả năng thu hoạch mủ. Gỗ cây cao su được đánh giá khá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chế tác ra nhiều kiểu dáng khác nhau mà một số loại gỗ khác không làm được.

Gỗ cao su cũng được đánh giá là loại gỗ thân thiện với môi trường. Là nguyên liệu quý giá để sản xuất các mặt hàng gia dụng và nội thất gia đình.

Trên đây là những thông tin khái quát về cây cao su và những công dụng của mủ cao su trong đời sống hằng ngày. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn! Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Cây Cao Su Và ứng Dụng