Cây Chổi Xể: Công Dụng Trị Bệnh Và Những Bài Thuốc ... - Onplaza
Có thể bạn quan tâm
Chổi xể là loài cây vô cùng thân thuộc với người dân Việt Nam. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn công dụng, những bài thuốc chữa bệnh từ cây chổi sể theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam.
Contents
- I. TÊN GỌI
- II. CÂY CHỔI XỂ LÀ GÌ?
- III. ĐỊA BÀN PHÂN BỐ
- IV. BỘ PHẬN LÀM DƯỢC LIỆU
- V. THU HÁI VÀ SƠ CHẾ
- VI. CÔNG DỤNG
- Trong đời sống nhân dân
- Tác dụng dược lý theo khoa học hiện đại
- Theo kinh nghiệm dân gian và Y học cổ truyền Việt Nam
- VII. MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CHỔI XỂ
- VIII. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂY CHỔI SỂ CHỮA BỆNH
I. TÊN GỌI
- Tên tiếng Việt: Chổi xể, Thanh hao, Thanh liễu…
- Danh pháp khoa học: Baeckea frutescens L.
- Họ khoa học: Myrtaceae (tức họ Sim)
II. CÂY CHỔI XỂ LÀ GÌ?
Cây chổi xể hay còn được gọi là cây Thanh hao. Loài cây này mọc thành bụi, phân ra nhiều nhánh nhỏ. Cây chổi xể có chiều cao trung bình từ 50cm đến 1,5m. Thân cây trưởng thành rất cứng rắn, chia ra nhiều cành nhánh nhỏ tựa như xương cá.
Lá cây chổi xể có dạng dải, hoặc hình dùi, mọc đối nhau qua thân cành. Các phiến lá khá nhỏ, chiều dài trung bình từ 5mm đến 8mm, chiều rộng trung bình khoảng 0,4mm đến 0,6mm. Đầu lá nhọn, gốc lá thuôn dài, hai mặt lá trơn không có lông bao phủ, mép lá nguyên, giữa phiến lá có tuyến mờ nâu, cuống lá rất ngắn,
Hoa chổi xể mọc ra ở nách lá. Các hoa lưỡng tính có màu trắng ngần pha vàng rất đẹp. Hoa chổi xể còn có một tên gọi khác rất đẹp là hoa Thanh Liễu, được giới cắm hoa rất ưa chuộng bởi màu sắc thanh nhã, nhỏ nhắn. Các hoa này khá nhỏ, đường kính chỉ chừng 2mm đến 3mm, cuống hoa ngắn chừng, mang ở giữa 2 lá bắc rất nhỏ và nhanh chóng rụng. Đài hoa chổi xể có dạng hình ống, đài hoa có chiều dài khoảng 1mm, chia ra 5 hình tựa hình tam giác, tồn tại. Mỗi bông hoa chổi xể gồm 5 cánh hoa tròn nhỏ xinh, độ dài mỗi cánh hoa chừng 4mm; nhị 10, đôi khi 8, các nhị ngắn hơn cánh hoa. Bầu hoa hạ, cha ra 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn bên trong.
Quả chổi xể là những quả nang nhỏ. Chiều dài của mỗi quả chỉ cỡ chừng 1mm. Quả khi khô già sẽ mở theo đường rách ngang lộ ra các hạt bên bên trong. Các hạt khá nhỏ và có cạnh. Mùa hoa quả chổi xể kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm.
III. ĐỊA BÀN PHÂN BỐ
Cây chổi xể thường mọc ở những đồi khô vùng chung du, chúng thường mọc ở các bụi chung với các cây sim, mua hoặc cây tràm.
Trên thế giới, loài cây này phân bố ở phía Nam đất nước Trung Quốc, một số nước nhiệt đới ở Châu Á và châu Úc.
Tại Việt Nam, cây chổi xể có nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ rồi kéo dài vào đến tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Phú Yên. Trước đây cây thường mọc hoang, nhưng hiện nay do nhu cầu chưng cất tinh dầu, sử dụng cây làm chổi quét nhà, cây chổi xể đã được trồng thành vùng nguyên liệu rộng lớn ở một số tỉnh, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.
Chú thích ảnh: Hình ảnh cây chổi xể
IV. BỘ PHẬN LÀM DƯỢC LIỆU
Sử dụng lá, phần thân cành trên mặt đất và hoa để làm dược liệu. Không sử dụng rễ cây chổi xể làm thuốc trị bệnh.
V. THU HÁI VÀ SƠ CHẾ
- Thu hái lá quanh năm.
- Hoa và thân cành được thu hái vào khoản độ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm khi cây đã trổ hoa.
Sau khi thu hái cần làm sạch, có thể thái thân cành thành các đoạn nhỏ từ 5cm đến 7cm rồi phơi hoặc sấy khô để làm dược liệu.
VI. CÔNG DỤNG
-
Trong đời sống nhân dân
Trước hết, nhắc đến cái tên cây chổi xể, chắc bạn đọc dễ hình dung ra công dụng phổ biến của loài cây này là làm chổi quét sân vườn, trang trại. Các cây chổi xể trưởng thành được cắt về phơi khô, để cho lá rụng hết chỉ còn trơ cành nhánh, sau đó được bó lại thành các bó tròn làm chổi quét. Do có đặc tính là thân cành cứng rắn, chịu được nước nên chổi xể (hay còn gọi là chổi thanh hao) được bà con rất ưa dùng.
Cây chổi sể còn cho hoa rất đẹp để trang trí nhà cửa . Ngày nay, dân cư thành thị rất ưa thích một loài hoa có tên Thanh Liễu. Nghe tên hoa có vẻ rất mỹ miều nhưng ít người biết rằng hoa Thanh Liễu chính là hoa của cây chổi xể. Với hình dáng thân cành thanh mảnh, cứng rắn, màu hoa tinh khôi trắng ngần, hoa thanh liễu có giá trị kinh tế khá cao.
Chú thích ảnh: Hoa Thanh liễu tức là hoa chổi xể rất trang nhã
Ngoài ra, người dân nước ta còn sử dụng cây chổi xể để chưng cất tinh dầu. Thường vào thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, người dân tiến hành thu hái những cây chổi xể đang mang hoa để chưng cất lấy tinh dầu mà dùng. Tinh dầu của cây chổi xể có mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu. Các nhà khoa học hiện đại đã tìm thấy trong toàn bộ cây chổi xể chứa tinh dầu với tỷ lệ 0,76% gồm cineol, pinen, linalol, limonene…
-
Tác dụng dược lý theo khoa học hiện đại
- Chống viêm
Tại Đại học Dược Trung Quốc (Nam Kinh, Trung Quốc) các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu cây Thanh Liễu (tức cây chổi xể). Từ nghiên cứu này, các tác giả đã phát hiện tác dụng chống của cây chổi sể. Vào năm 2017, nghiên cứu này đã được công bố tại Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ và Hiệp hội Dược điển Hoa Kỳ.
- Kháng khuẩn
Tại Malaysia, các nhà khoa học đã dùng phương pháp khuếch tán và phát hiện ra hoạt tính kháng khuẩn từ chiết xuất lá cây Baeckea frutescens. Chiết xuất của lá chổi xể có thể chống lại một số loài vi sinh vật. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã khẳng định cây chổi xể có thể được sử dụng như một nguồn dược liệu nhằm mục đích chống nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
-
Theo kinh nghiệm dân gian và Y học cổ truyền Việt Nam
Từ lâu, người dân miền Bắc nước ta đã dùng lá cây chổi xể để làm thuốc trị một số bệnh. Họ chặt cây chổi xể về dựng trong sân nhà nơi râm mát để cho lá rụng hết rồi thu lấy lá, đem phơi khô để dùng làm thuốc chữa phong thấp hoặc rối loạn kinh nguyệt.
Theo y học cổ truyền Việt Nam, chổi xể là dược liệu có vị hơi cay, mùi thơm nhẹ; tính mát; công dụng lợi tiểu, giảm đau nhức xương khớp, phong tê thấp, sát trùng, điều hòa kinh nguyệt.
Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS TS Đỗ Tất Lợi có ghi cây chổi xể được nhân dân ta dùng để chữa các bệnh: Phong thấp, đau nhức mình mẩy; Giải cảm; Lên sởi ở trẻ em; Lợi tiểu; Rối loạn kinh nguyệt; Mụn nhọt; Đau bụng; Chảy máu cam; Kích thích ăn ngon cơm; Tốt cho phụ nữ sau sinh.
Ngoài những tác dụng nói trên, tại Indonesia, người dân còn sử dụng cây chổi xể để làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, chữa bệnh sốt rét, tẩy giun sán, chữa chứng tiểu giắt. Hoặc cũng có thể dùng cây chổi xể để nấu nước xông hoặc đốt khói xông chữa bệnh cảm cúm, nhức đầu. Hoa dùng làm thuốc điều kinh và chữa chứng ăn uống kém tiêu.
Tinh dầu chổi xể
VII. MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CHỔI XỂ
Chổi xể được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Có thể dùng thân cành chổi xể khô ngâm rượu, sắc thuốc nước hoặc nấu nước xông hơi, tắm để chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chổi xể theo kinh nghiệm dân gian truyền lại.
Bài 1: Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp
Tìm lấy thân lá chổi xể đã phơi khô trong bóng râm, rồi đem ngâm rượu. Ty lệ ngâm là 1kg thân lá chổi xể khô ngâm với 2 lít rượu trắng 35 độ. Ngâm trong vòng 1 tháng thì dùng được. Lấy rượu này xoa bóp vùng xương khớp đau nhức. Ngoài ra cần kết sắc nước thuốc thân lá chổi sể khô mà uống, mỗi ngày sắc 10 gram làm 1 thang
Bài 2: Kích thích tiêu hóa, chữa chảy máu cam
Tìm lấy lá và thân cành cây chổi xể đã phơi khô với lượng chừng 10 gram tới 15 gram. Đem rửa sạch rồi sắc nước uống ngày 1 thang.
Bài 3: Giúp điều kinh, ăn uống khó tiêu, bồi bổ sức khỏe cho bà mẹ sau sinh
Tìm lấy cây chổi xể mà hái khoảng 8 gram đến 10 gram hoa tươi. Dùng những hoa này sắc nước uống trong ngày.
Bài 4: Giải cảm, chữa chứng đau bụng
Tìm lấy một nắm cành lá chổi xể khô hoặc tươi, đun nước nóng mà xông trong ngày. Bên cạnh đó cần lấy lá chổi xể với lượng khoảng 8 gram sắc nước uống trong ngày.
Bài 5: Chữa bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Tìm lấy một nắm cành lá chổi xể tươi đem đi nấu nước tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần.
Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền cách giải cảm, giảm đau đầu, cảm cúm, đau nhức mình mẩy như sau: Tìm lấy thân lá chổi xể khô rồi hun dưới gầm giường chỗ người bệnh, hương thơm từ cành lá sẽ bốc lên có tác dụng giải cảm, hạn chế những triệu chứng do bệnh cảm gây ra.
VIII. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂY CHỔI SỂ CHỮA BỆNH
Theo y khoa hiện đại, cây chổi xể có tính chống viêm, kháng khuẩn. Thân lá cây chổi xể được người dân Việt Nam sử dụng để chữa một số bệnh thông thường như cảm cúm, nhức đầu, bệnh sởi ở trẻ nhỏ… Tuy nhiên các bài thuốc này chỉ mới dừng ở mức độ kinh nghiệm dân gian, chưa được đưa vào nghiên cứu khoa học. Chính vì thế, nếu muốn dùng thảo mộc chổi xể để trị bệnh, cần phải có sự tư vấn và thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền, không tự ý dùng chổi xể trị bệnh, gây hậu quả khôn lường.
Từ khóa » Chổi Xể La Gi
-
Cây Chổi Xể Là Gì? Tên Khoa Học Baeckea Frutescens
-
Chổi Sể Là Gì, Nghĩa Của Từ Chổi Sể | Từ điển Việt - Việt
-
Cây Chổi Xể Là Gì? Tên Khoa Học Baeckea Frutescens - Dolatrees
-
Nghĩa Của Từ Chổi Sể - Từ điển Việt
-
Chổi Sể Là Gì? Chi Tiết Về Chổi Sể Mới Nhất 2021 - LADIGI Academy
-
Cây Chổi Xể, Công Dụng Cây Chổi Xuể, địa Chỉ Bán Cây Chổi Sể
-
Từ điển Việt Anh "chổi Xể" - Là Gì?
-
Từ điển Tiếng Việt "chổi" - Là Gì?
-
Cây Chổi Xể - VIETMEC
-
Lông Mày Chổi Xể Là Dáng Mày Như Nào? Ý Nghĩa Nhân Tướng Học
-
Lông Mày Chổi Xể Và Những ý Nghĩa Bí ẩn Về Tính Cách, đường Tình ...
-
Chổi Sể Nghĩa Là Gì?