Cây Cỏ Lạc Cây Trồng Thảm Cảnh Quan Công Trình Tốt Nhất - Hoa đẹp
Có thể bạn quan tâm
Cây cỏ lạc trồng thảm cảnh quan công trình
Nếu bạn muốn một loại cây thảm nền phủ đất có sắc xanh mướt quanh năm, có hoa vàng rực rỡ, không phải chăm sóc nhiều, lại có tác dụng cải tạo đất rất tốt thì cỏ lạc là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Cỏ lạc có thể chịu khắc nghiệt, sống tốt trên mọi loại đất, nơi cằn cỗi, cớm nắng… cây vẫn khoe vẻ đẹp đầy sức sống.
Cây cỏ lạc trồng cảnh quan mang đến không gian đầy sắc màu Cây cỏ lạc trồng cảnh quan
Ý nghĩa cây cỏ lạc
Thuộc loại cây họ đậu, có khả năng cộng sinh với vi khuẩn có thể tạo đạm từ nitơ có trong không khí và khả năng phát triển nhanh vừa giữ ẩm vừa tạo mùn cho đất. Cỏ lạc được coi là loại cây chống xói mòn, cải tạo đất hiệu quả.
Đặc điểm nổi bật cây cỏ lạc
Cây cỏ lạc hay còn gọi là cỏ đậu phộng, lạc dại, lạc tiên, đậu phộng cảnh… tên khoa học là Arachis pintoi thuộc cây họ Đậu – Fabaceae, có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Cỏ lạc thuộc loại cây thân thảo, dạng thân bò, sống lâu năm, chiều dài khoảng 20-80cm. Lá màu xanh đến xanh đậm, hình bầu dục, đầu tròn, mép nguyên, cuống lá hơi có hình trái tim, mặt lá phủ lông tơ mịn, lá mọc đối. Cây cỏ lạc có bộ rễ cái phát triển mạnh mẽ trên thân, thân cây bò sát mặt đất nên tạo thành một thảm dày đặc với độ ăn sâu của rễ lên đến 20 cm.
Cỏ lạc có hoa ở nách lá nên rất sai hoa, hoa mọc trên cuống nhô lên khỏi mặt đất nên khi nở tạo thành một thảm hoa rất lãng mạn. Hoa cỏ lạc có màu vàng tươi, e ấp hình thìa trông rất xinh xắn đáng yêu. Cỏ lạc cũng có quả với những hạt màu nâu nhạt. Sức sống mạnh mẽ cùng màu xanh tươi hút mắt của cỏ lạc khiến ta khó lòng rời mắt khỏi chúng.
Cây cỏ lạc trồng công trinh tạo nên một màu xanh tuyệt đẹp
Ứng dụng và trang trí cây cỏ lạc
Cây cỏ lạc với khả năng tạo mùn cho đất, dễ làm đẹp cảnh quan nên rất được ưa chuộng trong việc trồng trang trí:
Cỏ lạc được trồng rộng rãi trong sân vườn, đường phố, khu đô thị, công viên, nhà máy, công ty… nơi nào chật hẹp, cớm nắng, đất bạc màu kén cây trồng thì cỏ lạc vẫn kiên nhẫn khoe màu xanh ngút ngàn.
Sự xuất hiện của cỏ lạc tạo nên thảm xanh sinh động, giàu sức sống. Người ta thường trồng cỏ lạc dưới bồn hoa, tán cây to che phủ đất, tạo vẻ đẹp mềm mại, lãng mạn, có hình khối.
Đặc biệt trong vườn cây ăn quả hoặc vườn cà phê, hạt tiêu, dứa, ngô… trồng cỏ lạc là một giải pháp hữu hiệu trong canh tác bền vững, vừa chống xói mòn đất, vừa cải tạo dinh dưỡng tự nhiên trong đất, vừa chống được cỏ dại phát triển, tăng năng suất cây trồng, không cạnh tranh ánh sáng với cây trồng chính.
Cỏ lạc còn được trồng ở những vùng đất mặn, đất phèn, đất bạc màu, đất dốc, phủ xanh đồi núi trọc… để chống xói mòn và tăng dinh dưỡng cho đất: 200-300kg N/ha/năm, hoặc chất xanh 595kg N/ha, 200kg K2O/ha, 140kg P2O5/ha. Trồng cỏ lạc đã giúp giảm 72,4% lượng đất bị xói mòn, tăng 10-50% độ ẩm cho đất, tăng vi sinh vật làm tơi xốp đất: vi sinh vật cố định đạm tăng 200%, vi sinh vật phân giải celulo tăng 138.1%, vi sinh vật phân giải tăng 611,1%.
Thân lá cỏ lạc còn dùng để làm thức ăn với hương vị thơm ngon cho nhiều loại gia súc: trâu, bò, cá, dê.., làm phân xanh.
Cỏ lạc còn chịu được trong môi trường chăn thả gia súc với khả năng lây lan nhanh.
Cách trồng chăm sóc cây cỏ lạc
Cây cỏ lạc hầu như không phải chăm sóc, chịu được những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất:
- Ánh sáng: cây ưa sáng hoàn toàn nhưng cũng sống được ở những nơi bóng râm, cớm nắng.
- Nhiệt độ: cỏ lạc chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu nóng, chịu lạnh tốt, xanh tốt quanh năm.
- Độ ẩm: cây ưa ẩm trung bình
- Đất trồng: cỏ lạc có thể sống trên mọi loại đất từ đất nghèo bạc màu, đất dốc, đất chua, đất mặn, đất cát… với khả năng sinh trưởng vô hạn.
- Tưới nước: nếu trồng dưới đất thì hầu như không phải tưới, chỉ cần tưới lúc mới trồng. Trồng chậu thi thoảng tưới nước cho cây. Cây chịu hạn, chịu úng tốt, thích nghi nhanh.
- Bón phân: không phải bón phân cho cây.
Khi được cắt định kì thì cỏ lạc cho màu xanh tươi quanh năm.
Nhân giống có lạc dễ dàng bằng giâm cành, cây được trồng quanh năm. Cỏ lạc ít bị sâu bệnh và khả năng tự phục hồi không cần phun thuốc trừ sâu bệnh.
Quá trình sinh trưởng khi giâm hom cỏ lạc:
Tuần đầu tiên cây có thể bị rụng hết lá nhưng vẫn ra rễ và sống khỏe mạnh.
Tháng đầu cây phát triển rễ và mọc chồi non trông khá tẻ nhạt
Tháng thứ 2 cây phát triển toàn bộ, đẻ nhánh và đã cho thảm xanh mát mắt.
Từ khóa » Trồng Cỏ Lạc Tiên
-
Cỏ Lạc - Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Thảm Cỏ Hoa Vàng Rực Rỡ.
-
Kỹ Thuật Trồng Cỏ Lạc - Cây Công Trình
-
Kỹ Thuật Trồng Cỏ Lạc - Cây Trồng Thảm Cảnh Quan
-
Cỏ Lạc Tiên Và Những Lợi ích Của Cỏ Lạc Tiên đối Với đời Sống
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cỏ Lạc đơn Giản, Phát Triển Nhanh
-
Cây Cỏ Lạc - Đặc Điểm, Tác Dụng, Cách Trồng Cây - Canh Điền
-
Trồng Cỏ Lạc Cảnh đẹp Và Lợi ích
-
Bí Kíp để Giúp Cây Cỏ Lạc Luôn Xanh Tốt
-
Cây Cỏ Lạc (lạc Tiên) Trồng Bịch đen Nhỏ Cao 7-10cm Nhiều Nhánh ...
-
Cây Cỏ Lạc - Báo Giá Chi Tiết, Quy Cách Kích Thước Cây - Vingarden
-
Kỷ Thuật Trồng Cỏ Lạc - Hội Nông Dân Cà Phê Việt Nam
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lạc Tiên | Tài Nguyên Thực Vật
-
Kỹ Thật Trồng Và Chăm Sóc Cỏ đậu Phộng - Cây XANH Thành Phố
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ NHÂN... - Hàng Cỏ Lạc Dại - Cỏ Đậu Phộng