Cây Cỏ Lạc - Đặc Điểm, Tác Dụng, Cách Trồng Cây - Canh Điền

Đến các trang trại hoặc các vườn cây ăn quả ta có thể thấy những thảm cỏ lạc trùm kín mặt đất. Khi mùa hoa nở vàng rực hoa không chỉ làm màu nền cho vườn cây mà còn giữ ẩm cho đất, tạo lớp mùn hữu cơ để cây sinh trưởng nhanh.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Cỏ lạc II. Đặc điểm của cây Cỏ lạc III. Tác dụng của cây Cỏ lạc IV. Cách trồng và chăm sóc cây Cỏ lạc

I. Giới thiệu về cây Cỏ lạc

Tên thường gọi:Cây cỏ lạc
Tên gọi khác:Cỏ đậu phộng, cỏ đậu, cỏ hoàng lạc, lạc dại
Tên tiếng anh:Pinto peanut
Tên khoa học:Arachis pintoi
Họ thực vật:Thuộc họ Fabaceae – Đậu
Nguồn gốc xuất xứ:Cây cỏ lạc có nguồn gốc từ miền trung Brazil
Phân bố:Cây cỏ lạc được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt, các vùng núi cao trên 1400m so với mực nước biển. Ở nước ta cây mọc dại và được trồng khắp nơi trên cả nước.
Màu sắc của hoa:Hoa có màu vàng
Cây cỏ lạc
Cây cỏ lạc còn gọi là cỏ đậu phộng, cỏ đậu, cỏ hoàng lạc, lạc dại

II. Đặc điểm của cây Cỏ lạc

  • Hình dáng bên ngoài: Là cây thuộc dạng thân bò, khả năng che phủ và lan rộng rất nhanh.
  • Kích thước: Cây cỏ lạc chỉ cao khoảng 15 – 20cm nhưng dây thường bò sát đất dài khoảng 1 – 2m.
  • Lá: Cỏ lạc gồm 4 lá trên 1 nhánh, xếp mỗi bên nhánh 2 lá song song nhau, mép bằng không có răng cưa, 2 mặt lá có lông ngắn. Mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, lá thuôn dài và tù ở đỉnh lá.
  • Hoa: Hoa cỏ lạc có màu vàng rực rỡ, mọc riêng lẻ trên những ngọn cây hoặc mọc ra từ nách lá, hoa có cuống màu trắng dài khoảng 6 – 10cm.
  • Rễ: Rễ cỏ lạc thuộc loại rễ cọc ăn sâu xuống đất, đôi khi rễ cũng mọc ra từ mỗi đốt thân. Rễ sần sùi thường nổi lên những u nhỏ, rễ màu trắng hoặc cũng có rễ màu vàng.
  • Củ: Xen kẽ các nhánh rễ là các củ lạc, củ chỉ to chừng ngón tay út, bên trong chứa 1 – 2 nhân. Khi nhân già có thể ươm hạt bằng những nhân này, hạt màu nâu nhạt.

III. Tác dụng của cây Cỏ lạc

1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cây cỏ lạc được chọn làm cây trồng thảm hoặc trồng nền tại các khu công viên, các vườn hoa ven đường phố hay trong vườn cây xung quanh nhà ở. Màu vàng của hoa kết hợp với màu xanh của lá làm cho không gian thêm rực rỡ và tươi mát.

2. Tác dụng đối với đất

Cây cỏ lạc thường bò trùm kín mặt đất nên tạo được độ ẩm mát cho đất, nhờ đó mà các loại vi sinh vật trong đất như: Giun, dế… thường trú ngụ ở đây và làm nhiệm vụ ủi xới cho tơi đất. Khi lá cỏ lạc già rụng xuống đất cộng với lớp đất tơi xốp tạo thành thảm thực vật rất giàu dinh dưỡng.

Lá cây Cỏ Lạc rụng xuống cũng là thức ăn cho các loài sinh vật này, khi chúng thải phân ra môi trường, phân của chúng lại tạo ra lớp mùn dinh dưỡng cho đất. Do vậy các loài sinh vật này thường sinh sôi nảy nở ở dưới thảm cỏ lạc nhiều hơn các khu vực khác.

Thảm cỏ lạc che phủ càng dày thì độ ẩm đất càng cao, do đó việc trồng loại cỏ này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều nước tưới.

Cây cỏ lạc còn được trồng xen dưới gốc cây ăn quả để chống xói mòn đất, giữ ẩm tạo ra thảm dinh dưỡng cho cây ăn quả phát triển.

Ngoài ra, cỏ lạc còn là nguồn thức ăn có nguồn dinh dưỡng dồi dào rất tốt cho cơ thể gia súc như: Cá, trâu, bò, dê…

Tìm hiểu về cây cỏ lạc
Cây cỏ lạc được chọn làm cây trồng thảm hoặc trồng nền tại các khu công viên…

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Cỏ lạc

1. Cách trồng cây

  • Mùa vụ gieo trồng

Cỏ lạc trồng được quanh năm tuy nhiên trồng vào tháng giêng, tháng 2 âm lịch hoặc trồng vào đầu mùa mưa để cây sinh trưởng tốt và ít công chăm sóc.

  • Chuẩn bị đất trồng

Cây cỏ lạc không kén chọn đất có thể trồng được trên nhiều địa hình khác nhau. Trước khi trồng cỏ lạc, phải cào xới hết các giống cỏ dại ở vườn chờ cỏ dại chết khô mới trồng cỏ lạc.

  • Hom giống và cách trồng

Chuẩn bị hom giống: Cắt dây sát gốc cắt thành từng đoạn dài khoảng 30cm, chọn dây bánh tẻ, lá xanh đậm, khỏe mạnh không bị dập nát.

Cách trồng: Cuốc rạch sâu khoảng 15cm, lót phân vi sinh xuống rạch, đặt hom giống lên trên mặt phân sau đó lấp đất kín tránh gió lùa làm héo đoạn gốc dây. Trồng cây cách cây khoảng 30cm và hàng cách hàng khoảng 50cm. Với nơi có địa hình dốc nên trồng dày hơn để tránh xói mòn đất.

Nên trồng cách gốc cây ăn quả khoảng 60 – 100cm, để tránh hút hết dinh dưỡng của cây ăn quả.

2. Cách chăm sóc cây

Sau khi trồng khoảng 7 – 10 ngày là cây bắt đầu bén rễ, lúc này nên pha thuốc siêu ra rễ tưới toàn bộ diện tích trồng, tưới đẫm kết hợp nhổ cỏ dại xung quanh gốc cây để khỏi ăn màu của đất.

Cỏ lạc thường mọc tự nhiên nên có khả năng chống chịu khô hạn rất tốt; tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt nên giữ ẩm cho đất. Cần tưới nước cho cây 2 ngày 1 lần để giữ ẩm cho đất.

Thường xuyên cào xới cỏ cho cây giúp đất thoáng, tơi xốp, vun đất cho cây khỏi đổ ngã.

Bổ sung lân NPK định kỳ 3 tháng 1 lần sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh hơn. Bên cạnh đó, cây cỏ lạc ít khi bị sâu bệnh tấn công nên không cần phải phun thuốc nhiều, khi cây bị vàng lá nên nhổ bỏ cây bệnh tránh lây lan sang cây xung quanh.

Ngày nay, do biến đổi khí hậu toàn cầu, trái đất nóng dần lên, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên miên. Vì vậy nên ưu tiên trồng cây cỏ lạc để tránh xói mòn sạt lở đất, tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp hơn.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Trồng Cỏ Lạc Tiên