Cây Cỏ Ngọt

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Stevia rebaudiana Bertoni

cây cỏ ngọt

1. Nguồn gốc

- Cây Cỏ ngọt còn được gọi là cỏ mật, cỏ đường. Có nguồn gốc từ thung lũng Rio Monday thuộc miền núi của Paragoay (Nam Mỹ).

- Đến năm 1887, Cỏ ngọt lần đầu tiên được đem đến châu Âu và được được người châu Âu quan tâm.

- Ngày nay Cỏ ngọt được trồng và sử dụng rộng rãi khắp các châu lục. Ở các quốc gia khác nhau, Cỏ ngọt có tên khác nhau. Cỏ ngọt được chuyển thành cây trồng từ năm 1993.

2. Phân loại và đặc điểm thực vật học

2.1. Phân loại

Trong hơn 100 loài thuộc chi Stevia chỉ có cây Cỏ ngọt là có chứa chất ngọt và được chuyển thành cây trồng từ năm 1931.

2.2. Đặc điểm thực vật học

cỏ ngọt

- Rễ: là rễ lâu năm có thân rễ khỏe, mọc nông từ 0 - 30cm (tùy thuộc vào độ phì nhiêu, tơi xốp và mực nước ngầm của đất) ít phân nhánh. Rễ của cây gieo từ hạt ít phát triển hơn rễ từ cành giâm. Hệ rễ chùm lan rộng ở đường kính 40cm và ở độ sâu từ 20 - 30cm, hệ rễ phát triển tốt trong điều kiện đất tơi xốp đủ ẩm.

- Thân cành: Dạng thân bụi, chiều cao thu hoạch là 50 - 60cm, thâm canh tốt có thể đạt 80 - 120cm, phân cành cấp I nhiều, khi ra hoa mới phân cành cấp II, III. Thân cành tròn có nhiều lông, đường kính thân to nhất 5 - 8mm, thân non màu xanh, thân già có màu tím nâu có khả năng ra rễ nhất định.

- Lá: Mọc đối từng cặp hình chữ thập, mép lá có từ 12 - 16 răng cưa, lá hình trứng ngược. Cây con gieo từ hạt có 2 lá mầm tròn, tới cặp lá thứ 4 mới có răng cưa ở mép lá.

- Hoa, quả: Hoa phức, trong đó có 4 - 7 hoa đơn, lưỡng tính.

- Quả: Thuộc loại quả bế, màu nâu thẫm, 5 cạnh khi chín dài 2 - 2,5 mm. Hạt có 2 vỏ hạt, có phôi, nội nhũ trần.

3. Các giai đoạn sinh trưởng

3.1. Thời kỳ nảy mầm

- Sau khi gieo 8 - 10 ngày hạt bắt đầu nảy mầm (trong điều kiện đảm bảo độ ẩm).

- Nhiệt độ thích hợp cho việc nảy mầm từ 20 - 25 độ, ẩm độ 70 - 85%. Nhiệt độ dưới 15 độ hạt không nảy mầm, trên 35 độ hạt sẽ chết.

3.2. Giai đoạn cây trưởng thành

- Qua giai đoạn cây con, Cỏ ngọt bắt đầu phát triển nhanh có thể cắt lứa đầu sau khi trồng 30 - 45 ngày.

- Nhiệt độ thích hợp thời kỳ này là 25 - 30 độ, độ ẩm từ 70 - 75%. Nếu nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá cây sẽ sinh trưởng chậm. Nhiệt độ dưới 5 độ cây sẽ chết.

3.3. Thời kỳ cây ra hoa

- Cây cao từ 50 - 60cm sẽ ra hoa (điều kiện thâm canh tốt cây có thể cao tới 80cm mới ra hoa).

- Là cây phản ứng với ánh sáng nên gặp điều kiện ngày ngắn cây nhanh ra hoa.

4. Yêu cầu sinh thái

4.1. Yêu cầu về nhiệt độ:

- Cỏ ngọt có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 10 - 35 độ, nếu nhiệt độ dưới 10 độ cây ngừng sinh trưởng, dưới 5 độ cây có thể chết.

- Nhiệt độ tốt nhất: 15 - 30 độ cây sinh trưởng tốt và năng suất cao.

4.2. Yêu cầu về nước và độ ẩm

- Là cây kỵ nước nhưng lại ưu ẩm.

- Cung cấp đủ nước, đảm bảo độ ẩm cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, nhiều cành cho sản lượng thu hoạch cao. Thiếu nước cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá nhỏ,...

- Lượng mưa trung bình hàng năm cần từ 1400 - 1600mm.

4.3. Yêu cầu về ánh sáng

- Là cây ưa sáng, yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh, do vậy nên cây sinh trưởng phát triển mạnh ở thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 dương lịch.

4.4. Yêu cầu về dinh dưỡng khoáng

Đạm, lân, Kaki là 3 nguyên tố cơ bản, tạo thành chất hữu cơ và năng suất cây Cỏ ngọt đặc biệt là đạm.

Nguồn: Giáo trình cây thuốc Xem thêm chủ đề: Stevia rebaudiana Bertoni, Cây cỏ ngọt, cỏ ngọt Villa FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Cây Cỏ Ngọt Tiếng Anh Là Gì